Mang thai là điều hạnh phúc nhất của người mẹ. Để quá trình chào đời của em bé được hoàn hảo, ngoài chế độ dinh dưỡng giúp em bé khỏe mạnh ra thì mẹ cần chuẩn bị những vật dụng cần thiết gì. Trong bài viết này Mẹ Việt sẽ hướng dẫn bạn chuẩn bị những đồ vật đầy đủ từ khi mang thai đến khi đón bé chào đời.
Mẹ nên chuẩn bị đồ cho bé từ khoảng tuần thứ 28 đến tuần 35. Đây là khoảng thời gian đã biết bé là trai hay gái. Khi chuẩn bị xong là có thể sẵn sàng tinh thần chuyển dạ là có thể đến bệnh viện luôn. Cũng là thời gian sớm một chút nếu như trong trường hợp mẹ bị sinh non.
Tản Mạn Sinh Con Trai Hay Con Gái Trong Xã Hội Việt Nam
Mục Lục Bài Viết
Những Vật Dụng Cần Thiết Đi Nhập Viện
- Sổ khám thai: mẹ cần lưu ý lại các phiếu khám thai, hình ảnh siêu âm và nên để theo thứ tự để dễ theo dõi. Khi có kế hoạch sinh con ở bệnh viện nào thì nên khám tại đó để theo dõi thai kỳ và làm hồ sơ nhanh chóng.
- Hồ sơ các mẹ nên làm ở tuần 32 – 36 của thai kì, nên nhớ số hồ sơ trong trường hợp cấp cứu sinh đọc cho nhân viên y tế sẽ dễ dàng tra được hơn
- Các giấy tờ tùy thân: chứng minh thư, thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu sinh ở bệnh viện khác với bệnh viện ghi trong bảo hiểm y tế). Nên photo trước 2 bản mỗi loại để làm thủ tục nhập viện và thanh toán viện phí.
Đồ Dùng Cần Thiết
Khi bạn sinh thường thì sẽ ở bệnh viện khoảng 1–3 ngày, sinh mổ thì ở khoảng 5–7 ngày. Nếu bệnh viện có quần áo riêng cho mẹ thì chỉ cần chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh nhưng cũng không nên mang quá nhiều. Nếu bệnh viện không có quần áo riêng, mẹ nên chuẩn bị tầm 3-4 bộ quần áo rộng, thoải mái, tay dài và một bộ đẹp khi xuất viện thôi nhé (chúng mình phải luôn đẹp trong mọi hoàn cảnh các mẹ nhỉ, hi hi). Nên chuẩn bị bộ cotton dài dành cho phụ nữ sau sinh để cử động dễ dàng.
Vật Dụng Cho Mẹ
Vật dụng | Số lượng |
Bỉm quần | Dùng ngay sau sinh vì lúc này sản dịch ra nhiều |
Băng vệ sinh loại cỡ dày và lớn | ít nhất 6 chiếc – sản dịch ít đi thì mẹ có dùng thay cho bỉm quần |
Quần lót giấy | 5-10 chiếc, dùng 1 lần vứt luôn |
Tất chân | 3-5 đôi |
Bông gòn | Có thể có hoặc không, tùy các mẹ |
Nước lọc | 2 chai để uống trong thời gian chuyển dạ |
Tiền mặt | Dùng trong trường hợp cấp thiết |
Phích nước nóng | Dùng để pha sữa công thức khi mẹ không có sữa luôn |
Bát đũa thìa | dùng để ăn cơm hoặc ăn cháo |
Khăn giấy, giấy vệ sinh | vệ sinh cho mẹ và cả bé |
Giỏ để đồ | Để đồ đạc gọn gàng tại khu vực riêng trong phòng bệnh viện |
Cốc nhựa | 1 chiếc có nắp để đựng nước uống, 1 chiếc để đánh răng |
Bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt | Vệ sinh hàng ngày |
Túi đựng đồ bẩn | Đựng đồ của mẹ và bé thay ra ở bệnh viện không giặt được để mang về nhà giặt |
Túi đựng rác | 5-10 chiếc |
Tùy vào thời tiết mà các mẹ có thể chuẩn bị đồ mỏng hoặc đồ dày. Những đồ bên trên có thể không cần chuẩn bị hết vì một số bệnh viện sẽ cung cấp. Nên cần tìm hiểu dịch vụ của bệnh viện để tránh những đồ lỉnh kỉnh. Vật dụng cần được sắp xếp ngăn nắp nên có dán nhãn bên ngoài để người nhà biết.
Đồ Cho Bé Sơ Sinh
Vật dụng | Số lượng |
Quần áo trẻ sơ sinh | Nên chuẩn bị áo cài cúc cho bé |
Mũ đội đầu, che thóp | Mỗi loại một chiếc |
Bao tay bao chân | 2 bộ |
Khăn quấn bé | 2 chiếc |
Chăn ủ | 1 chiếc |
Băng rốn | 4-5 chiếc, có thể sử dụng hay không |
Rơ lưỡi | 5-7 chiếc |
Bông y tế | 1 gói nhỏ |
Nước muối sinh lý | Để nhỏ mắt, mũi cho bé mỗi buổi sáng |
Khăn sữa | 1 lốc (10 khăn) lau mặt và tay chân cho bé |
Cốc, thìa, bình sữa, sữa bột | Để phòng trường hợp mẹ chưa có sữa cho em bé bú luôn |
Quần đóng bỉm | 4 -6 chiếc |
Tã giấy hoặc bỉm sơ sinh | Chuẩn bị 1 bịch nhỏ vì 1-2 ngày đầu bé sẽ đi nhiều |
Khăn ướt | 1 gói |
Tất cả đồ dùng mua về cần được giặt để tránh bị dị ứng da hay viêm nhiễm cho bé. Khi quần áo, khăn,… mới mua về tuyệt đối không cho bé mặc ngay. Những quần áo, bao tay bao chân cần cắt hết những chỉ thừa tua rua bên trong. Bao tay bao chân có thể cho bé mặc trái để tránh bị dây chỉ quấn vào chân tay, gây nguy hiểm cho bé.
Mẹ cần chăm sóc cơ thể, ăn uống đầy đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé. Và cuối cùng là chuẩn bị tinh thần chào đón em bé chào đời.
Sau khi dồn hết sức lực cho hành trình vượt cạn, sức khỏe của mẹ sau sinh sẽ yếu đi và cần nghỉ ngơi nhiều để nhanh phục hồi và tạo sữa cho con. Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé là tất tần tật những điều mẹ cần biết. Mẹ hãy ghi nhớ và làm theo để nhanh chóng lấy lại sức khỏe và tinh thần để sẵn sàng đón nhận những khoảnh khắc ngọt ngào khi chăm con nhé! Chúc các mẹ “Mẹ Tròn Con Vuông” nhé!
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023