Việt Nam là một trong số những nước có tỷ lệ mắc bệnh lao cao nhất thế giới. Theo thống kê, có đến 40% người Việt Nam có vi khuẩn lao trong người nhưng ở thể bất hoạt, không gây bệnh. Chính vì vậy, tiêm lao cho trẻ sơ sinh là cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Mục Lục Bài Viết
Bệnh Lao Là Gì?
Bệnh lao do vi khuẩn lao có tên là Mycobacterium Tuberculosis (MTB) gây ra. Đây là loại vi khuẩn có thể lây truyền qua không khí, tức là nếu hít chung bầu không khí với người bị mắc bệnh lao thì nguy cơ mắc lao cao.
Khi nhiễm vi khuẩn lao, bệnh nhân dễ bị các biến chứng về phổi, và cũng có thể lây lan sang xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim và các cơ quan khác. Ở giai đoạn chưa có vắc xin ngừa lao, với tỷ lệ tử vong cao, thế giới từng xem bệnh lao là “tứ chứng nan y”.
Tiêm phòng lao là cách hữu hiệu nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ!
Thời Điểm Tiêm Phòng Lao Hiệu Quả Tốt Nhất Cho Trẻ
– Vắc xin phòng lao ở nước ta đang sử dụng là vắc xin BCG, nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng nên hoàn toàn miễn phí.
– Lịch tiêm chủng khuyến nghị: tiêm lao cho trẻ sơ sinh trong vòng 28 ngày sau khi sinh, lý tưởng nhất là vào tuần thứ 2 – tuần thứ 3 sau sinh để đạt hiệu quả tốt nhất.
– Thực tế, với những trẻ sinh ra có đủ sức khỏe, phát triển ổn định, không nằm trong chế độ chăm sóc đặc biệt thì thường được tiêm phòng lao ngay ngày đầu tiên sau sinh.
– Với trẻ sinh non, những trẻ có vấn đề về sức khỏe cần theo dõi, chăm sóc đặc biệt thì đợi đến khi trẻ có thể trạng tốt, không cần phải chăm sóc đặc biệt thì cần tiến hành tiêm phòng lao càng sớm càng tốt.
– Vì lý do nào đó mẹ không kịp cho con tiêm phòng mũi lao ở bệnh viện hay theo lịch. Các mẹ thắc mắc bé 2 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không? Bé 2 tháng tuổi vẫn tiêm lao được các mẹ nhé. Mẹ có thể cho con tiêm phòng mũi lao tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ với chi phí dao động 125.000đ/mũi tiêm lao BCG.
Vắc xin phòng lao BCG có khả năng bảo vệ sức khỏe của trẻ trọn đời chỉ với 1 mũi tiêm, không cần tiêm nhắc.
Lưu ý: Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh giúp bé tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não nhưng các mẹ nên lưu ý dù đã tiêm phòng nhưng cũng không nên cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh.
Trẻ Sơ Sinh Tiêm Phòng Lao Có Bị Sốt Không?
Vắc xin phòng lao BCG là vắc xin sống, giảm độc lực. Khi tiêm vào cơ thể có thể gây ra phản ứng phụ như sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, mệt, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm. Trẻ có thể nổi ban và nổi nốt sần. Các nốt sần nhỏ ở chỗ tiêm, thường mất đi trong vòng 30 phút. Một số trẻ có triệu chứng sốt nhẹ nổi hạch, áp xe tại chỗ: thường xuất hiện 24 giờ sau khi tiêm. Chúng chỉ tồn tại từ 1–3 ngày rồi tự hết mà không cần can thiệp.
Các mẹ đừng quá lo lắng vì sốt hay các triệu chứng này là tín hiệu tốt cho thấy cơ thể có đáp ứng với vắc xin. Sau 1-2 ngày trẻ sẽ tự khỏi mà không ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Những phản ứng nhẹ, thường gặp: Viêm hạch, sưng hạch cũng thường xuất hiện sau khi tiêm vacxin phòng lao từ 3 đến 5 tuần và sẽ tự biến mất khoảng 1 tháng sau.
Hiếm gặp (1/1.000.000): Viêm tủy, nhiễm trùng BCG toàn thân, viêm hạch bạch huyết có mủ (xuất hiện từ 2 – 6 tháng sau tiêm BCG).
Nếu sau khi tiêm trong vòng 48h bé bị các triệu chứng nặng và bất thường như:
- Sốt cao, khóc nhiều không dứt (hơn 3 tiếng đồng hồ), da tím tái, khó thở, ngạt, huyết áp giảm, lơ mơ, co giật, liệt, hôn mê…
- Sốt cao, bỏ bú… kéo dài 1-2 ngày.
- Vết tiêm sưng to, hạch sưng to, hạch kéo dài hơn 6 tuần.
Mẹ ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị phù hợp nhé.
Để có đủ kiến thức chăm sóc tốt nhất cho con sau tiêm chủng, mời các mẹ đọc thêm bài viết Trẻ Tiêm Phòng Bị Sốt Phải Làm Sao
Những Lưu Ý Mẹ Cần Biết
Sức Khỏe Của Bé Khi Tiêm Phòng Lao
- Để đảm bảo an toàn, trước khi tiêm phòng bố mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của bé. Cần nói rõ với bác sĩ nếu trẻ đang sốt hay mắc phải các bệnh khác như nhiễm khuẩn cấp tính, viêm phổi, thương hàn, sởi,… để quyết định xem bé có cần hoãn tiêm không.
- Đối với những trẻ có bệnh mãn tính: cần tham khảo ý kiến bác sĩ đang điều trị về việc cho bé tiêm vacxin lao vào thời điểm nào cho phù hợp. Bởi vì khả năng bị phản ứng phụ của vắc xin của những trẻ này sẽ nặng hơn so với trẻ khỏe mạnh.
- Bé thiếu cân, đang trong thời kỳ hồi sức, viêm da mủ, bệnh chàm ngoài da, thì cũng không nên tiêm vắc xin phòng lao để tránh những biến chứng xấu. Mẹ nên đợi bé hết bệnh hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để quyết định thời điểm chích ngừa tốt nhất cho trẻ.
- Đối với trẻ có vấn đề khác như dị ứng thuốc, thức ăn, dị tật bẩm sinh, đang điều trị thuốc bệnh khác, truyền máu, globulin miễn dịch,… các mẹ cần thông báo ngay cho bác sĩ khi khám sàng lọc trước khi tiêm.
- Trước khi tiêm, không nên cho trẻ ăn, bú quá no cũng như không để trẻ đói vì có thẻ gây ra tình trạng hạ đường huyết. Khi tiêm phòng nên chọn quần áo thoáng mát, đơn giản, tránh mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấm quá nhiều.
Tiêm Phòng Lao Sau Bao Lâu Thì Mưng Mủ, Có Sẹo?
Khoảng 2 tuần đến 1 tháng sau, tại chỗ tiêm xuất hiện một vết loét. Vết loét này tồn tại một vài tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Ðây là dấu hiệu cho thấy trẻ đã có miễn dịch, việc tiêm vắc-xin đã có hiệu quả đối với trẻ.
Các mẹ lưu ý nhé, các vắc xin khác có phản ứng phụ trong vòng vài ngày là hết. Riêng mũi lao sẽ “làm việc chăm chỉ” lên đến 6 tháng và có nhiều biểu hiện từ vết loét, sang mưng mủ đến làm sẹo. Sau 6 tháng nếu mẹ vẫn chưa thấy xuất hiện sẹo tại vết tiêm, khả năng cao là trẻ cần được tiêm lại mũi khác. Mẹ hãy đưa trẻ đến trung tâm y tế để được tư vấn chính xác nhất.
Kết Luận
Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể mình thường sẽ ở thể bất hoạt, đợi đến khi nào hệ miễn dịch của mình suy yếu thì mới tấn công và gây bệnh. Đáng lo ngại ở chỗ, không có bất cứ một dấu hiệu nào cho chúng ta biết bị nhiễm lao hay chưa nên chúng ta thường chủ quan. Tuy nhiên, với hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ, lao rất dễ lây và tấn công, phát thành bệnh và gây nguy hiểm. Hãy bảo vệ con yêu trọn vẹn nhất trước mọi hiểm họa từ bệnh lao bằng cách tiêm phòng cho con các mẹ nhé!
Mũi tiêm phòng tiếp theo sau mũi lao: Vắc xin 5 trong 1 là gì? Phân biệt các loại vắc xin hiện nay
Các mẹ cũng có thể tham khảo lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ tại đây.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023