Tiếp tục các bài về vấn đề dinh dưỡng cho mẹ sau sinh. Nếu như ở video trước mình đã đề cập đến chủ đề mẹ mới sinh nên ăn gì, thì video này chính là phần còn lại giải đáp cho ba mẹ câu hỏi phụ nữ sau sinh không nên ăn gì? Sau sinh mẹ không nên ăn kiêng tuyệt đối mà cần ăn uống đủ chất. Chú ý thay đổi thực đơn phong phú để tạo cảm giác ngon miệng.
Dưới đây là danh sách các nhóm thực phẩm mẹ nên tránh. Đó là các nhóm thực phẩm làm mẹ mất sữa. Nhóm thực phẩm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, sức khỏe của bé. Và nhóm thực phẩm khiến mẹ khó hồi phục sức khỏe.
Mục Lục Bài Viết
Nhóm Thực Phẩm Làm Mẹ Mất Sữa
Măng
Trong măng khô, măng chua, măng tươi có chứa chất cyanide (xyanua). Chất này có thể gây ngộ độc, dị ứng và là nguyên nhân khiến mẹ mất sữa đột ngột.
Bắp Cải, Mướp Đắng, Lá Dâu Tằm
Đây là các loại rau có tính hàn, nếu ăn mẹ có thể bị tổn thương tỳ vị. Ảnh hưởng đến sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể, làm lực tiết sữa giảm xuống.
Rau Mùi Tây, Lá Lốt
Tuy đây là rau gia vị dùng để trang trí hoặc làm món ăn có hương vị hấp dẫn hơn. Nhưng nó lại có thể gây mất sữa, giảm khả năng tiết sữa.
Bạc Hà
Một lượng nhỏ lá bạc hà có thể không ảnh hưởng gì. Nhưng thường xuyên ăn các thực phẩm có thành phần chiết xuất từ lá bạc hà như bánh, kẹo, tinh dầu…có thể làm giảm lượng sữa một cách rõ rệt, thậm chí là gây mất sữa. Ngoài ra còn có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa bị tiêu chảy hoặc dị ứng da.
Mì Tôm
Món ăn khoái khẩu này của nhiều bà mẹ có thể khiến mẹ mất sữa. Nguyên nhân là do thành phần bột mì có trong một số loại mì tôm. Ngoài ra, trong mì tôm chứa rất nhiều hương liệu, chất phụ gia, carbohydrate và chất béo. Ăn nhiều mì tôm khiến mẹ béo phì, khó tiêu hóa. Nhưng mì tôm lại thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để sản xuất sữa cho con.
Đọc thêm: Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 1
Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 2
Nhóm Thực Phẩm Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Sữa Mẹ Và Sức Khỏe Của Bé
Các Đồ Ăn Cay
Một số bà mẹ có thói quen ăn nhiều gia vị như tiêu, ớt trong bữa ăn. Tuy nhiên, những gia vị này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn cho con bú. Bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt. Hương vị của thực phẩm cay sẽ ảnh hưởng tới hương vị, chất lượng của sữa mẹ. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt, khó tiêu hóa được các loại thực phẩm này.
Tỏi
Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu. Một số trẻ nhạy cảm có thể thấy khó chịu, bỏ bú nếu phát hiện mùi vị tỏi trong sữa.
Lý thuyết thì là vậy nhưng các mẹ cũng không cần kiêng khem tuyệt đối. Ví dụ như có thể ăn rau xào chút tỏi, để mẹ ngon miệng hơn. Nhưng không nên ăn quá nhiều và mẹ nhớ theo dõi phản ứng của bé khi ti mẹ nhé.
Đậu Phộng
Một số gia đình có tiền sử dị ứng đậu phộng sẽ khiến bé sinh ra cũng có khả năng bị dị ứng. Nếu trẻ bị dị ứng đậu từ sữa mẹ, con sẽ bị chàm, phát ban. Hoặc gây hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
Các Loại Cá Có Thủy Ngân Cao
Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng. Nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào sữa của mẹ, gây nguy hiểm. Mẹ nên tránh ăn khi đang cho con bú các loại cá mập, cá kiếm, cá thu và cá kình.
Mẹ chỉ nên ăn các loại cá và hải sản ít thủy ngân như tôm, cá hồi, cá da trơn.
Nước Có Gas Và Caffeine
Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? Không thể không kể đến nước có gas và Cafeine. Trong thời điểm cho con bú, mẹ uống cà phê, soda thì caffeine sẽ kết tụ lại trong sữa. Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffeine nhanh chóng như người lớn. Nên bé rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ.
Nước có ga thường chứa đường hóa học hay chất bảo quản không có lợi cho mẹ và bé.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nước có ga. Nếu được thì nên hạn chế hoàn toàn trong thời gian cho con bú mẹ nhé.
Rượu, Bia
Rượu, bia là một trong các thức uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra. Nếu mẹ có thói quen uống rượu sẽ khiến con buồn ngủ, suy nhược hoặc tăng cân bất thường.
Quả Bơ
Dù bơ là loại trái cây giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất béo lành mạnh. Nhưng mẹ chỉ nên ăn từng ít một và theo dõi phản ứng của bé. Vì rất nhiều trường hợp, mẹ ăn bơ có thể khiến cho dạ dày của con khó chịu, khó tiêu. Dẫn đến quấy khóc, khó ngủ.
Sô cô la
Sô cô la có thể khiến em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy khóc hơn bình thường.
Hoa Quả Hoặc Thực Phẩm Chua
Cam, chanh, dâu, dưa muối chua … mẹ chỉ nên ăn ít một. Vì nếu ăn nhiều, có thể dẫn đến có mùi vị chua, hăng trong sữa. Điều này dễ khiến bé dị ứng, ngúng nguẩy không bú. Một số trường hợp, trẻ có thể bị đi ngoài, ra phân lỏng hay có vấn đề với đường ruột.
Bông Cải Xanh (Súp Lơ)
Đây là một loại thực phẩm rất tốt cho bà bầu. Nhưng sau sinh mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng. Vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài.
Đồ Ăn Nhanh
Đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, snack, pizza, gà rán, xúc xích… thường nghèo dinh dưỡng, nhiều dầu mỡ. Và dễ gây kích ứng hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, thức ăn chế biến sẵn có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn do để lâu. Hoặc mẹ không kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm có đảm bảo không nên dễ bị ngộ độc.
Đồ Ăn Nhiều Dầu Mỡ, Thức Ăn Quá Mặn
Ăn nhiều dầu mỡ, ăn quá mặn có thể khiến dạ dày của mẹ khó tiêu và gây khó chịu. Từ đó ảnh hưởng đến nguồn sữa, dễ khiến bé bị tiêu chảy.
Đồ ăn nhanh hay đồ ăn nhiều dầu mỡ thỉnh thoảng mẹ có thể ăn nhưng không nên ăn thường xuyên mẹ nhé.
Lưu Ý
– Phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì? Câu trả lời còn tùy vào cơ địa các mẹ. Do cơ địa khác nhau, mà không phải mẹ nào ăn các thực phẩm kể trên cũng gây mất sữa. Hay ảnh hưởng đến chất lượng sữa và sức khỏe của bé. Có người ăn nhiều mới bị mất sữa. Nhưng cũng có người ăn một chút đã mất sữa rồi. Vì vậy nếu thực sự muốn ăn hay thèm ăn thì mẹ có thể ăn thử một lượng ít. Và theo dõi lượng sữa có bị ít đi không. Cũng như theo dõi phản ứng của bé sau đó. Từ đó đánh giá được loại thực phẩm đó có ảnh hưởng tới mẹ và bé hay không. Rồi mẹ mới quyết định ăn nhiều hơn loại thực phẩm đó về sau.
– Với các thực phẩm ba mẹ có tiền sử dị ứng thì mẹ cũng nên hết sức chú ý. Bởi rất có thể bé cũng bị dị ứng với các loại thực phẩm này.
Những Món Khiến Mẹ Khó Phục Hồi Sức Khỏe
Các Bữa Ăn Quá Khô, Ít Rau, Canh
Đây là nguyên nhân dẫn đến táo bón sau sinh mà rất nhiều mẹ mắc phải. Táo bón khiến vết mổ hoặc vết may tầng sinh môn khó hồi phục hoặc có thể rách, nhiễm trùng.
Các Thực Phẩm Có Tính Hàn
Cua đồng, hay những thức ăn tanh như cá, ốc mẹ cũng không nên ăn quá sớm bởi chúng sẽ ức chế sự ngưng tụ của máu, không có lợi cho việc đông máu sau khi sinh mổ, khiến vết thương lâu lành.
Các Thực phẩm Gây Ra Sắc Tố Đen
để tránh vết sẹo sâu hơn như lòng trắng trứng, rau muống, thịt bò… được cho là gây sẹo lồi nên mẹ cũng nên kiêng những món này sau sinh. Với các mẹ sinh mổ thì ngoài các thực phẩm này, thời gian đầu sau sinh mẹ cũng không nên ăn đồ nếp, thịt gà, hải sản vì có thể gây ngứa, mưng mủ vết mổ.
Lời Kết
Trên đây là những nhóm thực phẩm mẹ mới sinh nên tránh. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp mẹ xây dựng được một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Và trả lời được câu hỏi phụ nữ sau sinh nên kiêng ăn gì. Để cơ thể nhanh chóng phục hồi cũng như đảm bảo nguồn sữa mẹ cho con bú, ngoài chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất mẹ cũng cần nghỉ ngơi đầy đủ và luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ nhé.
Mẹ cũng nên xem thêm các bài viết khác tại chuyên mục: Chăm Sóc Mẹ Sau Sinh
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023