Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ trẻ thiếu kỹ năng sống ngày càng cao. Trẻ phụ thuộc nhiều vào người lớn, không thể tự phục vụ bản thân. Rất may là nhiều ba mẹ đã nhận ra vấn đề và bắt đầu quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Để trang bị cho con một nền tảng kỹ năng sống tốt, cần có sự phối hợp của cả nhà trường và gia đình. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở trường trong bài viết này nhé!
Mục Lục Bài Viết
- 1 Tại Sao Nên Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non
- 2 Kỹ Năng Tự Ăn Uống
- 3 Kỹ Năng Giao Tiếp – Ứng Xử
- 4 Kỹ Năng Tự Chăm Sóc Bản Thân
- 5 Dạy Trẻ Trung Thực
- 6 Dạy Bé Yêu Thương Và Sẻ Chia
- 7 Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
- 8 Kỹ Năng Bơi Lội
- 9 Kỹ Năng Phòng Ngừa Nguy Hiểm
- 10 Kỹ Năng Sắp Xếp Đồ Đạc
- 11 Kỹ Năng Dọn Dẹp
- 12 Kỹ Năng Lên Kế Hoạch
- 13 Kỹ Năng Vượt Khó
- 14 Kỹ Năng Học Tập Từ Cuộc Sống
- 15 Kỹ Năng Trồng Cây Và Chăm Sóc Động Vật
- 16 Kết Luận
Tại Sao Nên Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Mầm Non
Kỹ năng sống là những kỹ năng giúp trẻ thích nghi và hòa nhập với môi trường. Trước tiên, trẻ có kỹ năng sống tốt tự mình chăm sóc bản thân mà không phụ thuộc vào ai. Trẻ dễ dàng hòa mình vào tập thể. Trẻ có thêm những người bạn mới cùng chơi, học tập được nhiều điều thú vị.
Mầm non chính là độ tuổi trẻ thẩm thấu hiệu quả nhất và hình thành thói quen tốt nhất. Do đó, các trường đã lên kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Trang bị cho bé những kỹ năng sống phù hợp với kỹ năng và độ tuổi sẽ giúp bé tự lập và tự tin. Con có thể tự mình giải quyết các vấn đề cá nhân đơn giản. Và quá trình thực hiện các điều này kích thích con tư duy não bộ và phát triển toàn diện.
Các kỹ năng sống bé học được ở trường sẽ khó có thể hình thành thói quen nếu không được thực hành tại nhà. Ba mẹ hãy tham gia vào group Mẹ Việt – Dạy con tại nhà – nơi chia sẻ, hướng dẫn, các kinh nghiệm hay để ba mẹ đồng hành dạy kỹ năng sống cho con.
Bài cùng chủ đề:
Tầm Quan Trọng Của Việc Dạy Trẻ Kỹ Năng Tự Phục Vụ Bản Thân
Ba Mẹ Hãy Dạy 15 Kỹ Năng Sống Thiết Thực Này Cho Trẻ Mầm Non Tại Nhà
Kỹ Năng Tự Ăn Uống
Ở trường học, trẻ được khuyến khích tự ăn uống tốt hơn. Khi bé ở nhà, ba mẹ hay ông bà thường hay chiều bé, đút bé ăn. Để bé ăn được tốt thì hay mở tivi, điện thoại để dụ bé. Tuy bé ăn hết bữa nhưng về lâu dài cách này làm con mất đi sự chủ động ăn uống.
Khi đến lớp, bé được ăn uống đúng giờ, đúng bữa. Có các bạn cùng ăn chung trẻ sẽ thích hơn và có tinh thần thi đua xem ai ăn tốt. Các giờ ăn ở trường không có tivi, điện thoại, giúp bé tập trung cảm nhận hương vị món ăn. Những bé tự xúc ăn sẽ làm gương tốt cho các bé khác. Con thấy bạn làm được cũng sẽ nỗ lực tự xúc ăn. Đôi khi, các bạn xúc cho nhau cũng giúp các con cảm thấy vui vẻ và học cách giúp đỡ bạn bè.
Hiện nay, một số lớp học còn khuyến khích các bé tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn. Như bưng bê các món ăn đơn giản, xếp bàn ghế trước và sau khi ăn. Những hoạt động này không những giúp trẻ có thái độ ăn uống tốt. Trẻ tự mình chuẩn bị bữa ăn sẽ hào hứng tự ăn. Mà còn giúp trẻ có thói quen tham gia vào chuẩn bị bữa ăn tại nhà.
Những thắc mắc về dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non hoặc các câu hỏi chủ đề nuôi dạy con, ba mẹ đặt câu hỏi tại fanpage Mẹ Việt – Tư Vấn Giáo Dục để được TƯ VẤN NHANH.
Bài đọc thêm: Những Kỹ Năng Sống Cần Thiết Cho Trẻ Mầm Non Ba Mẹ Cần Chú Ý
Kỹ Năng Giao Tiếp – Ứng Xử
Trẻ nhỏ thường hành xử theo bản năng vì chưa ý thức hết được hành động của mình. Nhiều người lớn lại nghĩ trẻ còn nhỏ chưa biết nên không chú ý dạy trẻ giao tiếp, ứng xử. Trẻ không được uốn nắn lâu dần sẽ học hỏi những thói hư tật xấu từ việc quan sát xung quanh.
Do đó, trong kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non luôn có nội dung dạy trẻ giao tiếp – ứng xử khéo léo. Để trẻ biết cách hành xử đúng khi đi ra ngoài, đến những nơi công cộng. Giúp bé tạo thiện cảm với mọi người xung quanh đồng thời không ảnh hưởng đến người khác.
Những bài học về kỹ năng giao tiếp – ứng xử bé được học ở trường rất thực tế. Đến lớp chào cô giáo, đi học về chào ba mẹ. Trẻ học cách ngồi ghế ngay ngắn hay xếp hàng trong lúc đợi. Trẻ chia sẻ đồ chơi chung với bạn bè, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần và cảm ơn khi được giúp đỡ,… Những kỹ năng đơn giản này vừa giúp trẻ hành xử đúng đắn lại vừa xây dựng nhân cách tốt.
Ba mẹ có bé từ 5 tuổi trở lên hãy đọc bài này:
Dạy Kỹ Năng Sống Cho Trẻ 5 Tuổi Thế Nào Cho Hiệu Quả
Kỹ Năng Tự Chăm Sóc Bản Thân
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non không thể thiếu kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Trẻ được tạo điều kiện tự thực hiện những chăm sóc bản thân cơ bản như: tự thay quần áo, tự mặc áo khoác, mang giày, tự đi vệ sinh đúng chỗ,…
Việc trẻ tự chăm sóc bản thân tốt không chỉ giúp trẻ tự tin và chủ động trong cuộc sống. Mà còn giúp trẻ rèn luyện đôi tay khéo léo, khả năng quan sát, linh hoạt xử lý tình huống. Trẻ nhận thức tốt hơn và có ý thức yêu thương, quan tâm chăm sóc bản thân mình.
Đặc thù các lớp mầm non ở Việt Nam trẻ thường khá đông mà chỉ có 2-3 cô giáo phụ trách. Trẻ càng làm được những việc cơ bản càng giúp giảm tải áp lực căng thẳng cho các cô. Cô giáo thoải mái hơn có thể tập trung tốt vào việc giảng dạy. Giúp bé học hỏi được nhiều điều hay.
Dạy Trẻ Trung Thực
Trẻ nhỏ thường sợ bị người lớn trách phạt, la mắng khi làm sai nên nảy sinh tâm lý nói dối. Nếu không được uốn nắn dần bé sẽ hình thành thói quen và thường xuyên nói dối.
Do đó, trẻ mầm non được dạy trung thực, nói thật và sẵn sàng nhận lỗi. Quan trọng hơn hết là thái độ bao dung và yêu thương của cô giáo khi trẻ làm sai. Trẻ luôn học được nhiều kinh nghiệm hơn từ những lỗi sai của mình. Chắc chắn khi không bị trách phạt, và được hướng dẫn cách làm đúng. Trẻ sẽ cảm kích và nỗ lực làm tốt hơn trong những lần sau.
Dạy Bé Yêu Thương Và Sẻ Chia
Các tình huống xảy ra ở lớp học thật sự rất phù hợp để lên kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Nhất là dạy trẻ yêu thương và sẻ chia. Tình trạng trẻ sống cô đơn, vị kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình ngày càng nhiều. Nguyên do là bởi trẻ thường là con một, hoặc nhà ít con nên được cưng chiều. Trẻ đòi gì được nấy. Môi trường đô thị lại khiến cho trẻ hay ở nhà hơn là xuống sân chơi với các bạn khác. Do đó, trẻ thường không biết cách yêu thương và chia sẻ.
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua các hoạt động vui chơi tập thể. Tất cả các trẻ cùng tham gia vào trò chơi. Trẻ học cách nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với nhau. Giúp đỡ bạn khi khó khăn, có mâu thuẫn thì lắng nghe và cùng nhau tìm cách giải quyết. Dần dần trẻ sẽ học được cách hòa đồng, hòa nhập với môi trường. Và nhận được sự yêu mến từ bạn bè, cô giáo và mọi người xung quanh.
Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian
Quản lý thời gian là một kỹ năng rất cần thiết cho trẻ trong tương lai. Nhưng lại ít được người lớn chú ý đến khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non.
Khi ở trường trẻ sinh hoạt theo nề nếp và thời gian quy định sẵn. Giờ nào việc đó là bài học quản lý thời gian cơ bản nhất. Giúp trẻ có ý thức thực hiện mọi hoạt động, mục tiêu tốt hơn.
Thông qua lịch sinh hoạt, trẻ biết cách phân bố thời gian hợp lý vào từng công việc. Các trò chơi quy định thời gian cũng góp phần xây dựng cho trẻ tác phong nhanh nhẹn. Trẻ làm quen với việc hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, tránh trì trệ, kéo dài quá lâu.
Kỹ Năng Bơi Lội
Bơi lội là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Hàng năm, ở nước ta thường xảy ra rất nhiều tai nạn trẻ nhỏ bị đuối nước. Do đó, kỹ năng bơi lội là kỹ năng thực sự rất cần thiết với trẻ.
Bơi lội không những giúp trẻ tăng cường sức khỏe, cơ thể phối hợp nhịp nhàng, dẻo dai. Mà còn giúp trẻ phòng tránh các tai nạn đuối nước khi trẻ có thể bơi tự cứu lấy mình. Hay trẻ hiểu biết về dòng nước, tự tránh xa các vùng nước sâu.
Kỹ Năng Phòng Ngừa Nguy Hiểm
Trẻ càng lớn, nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của trẻ càng cao. Dạy trẻ kỹ năng phòng ngừa nguy hiểm sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có.
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có các bài học về: Các khu vực không an toàn, những con vật có thể làm con bị thương, những tình huống nguy hiểm, các yếu tố nguy hiểm gồm điện, nước, nước sôi,…
Hoặc là các trường hợp trẻ bị lạc, gặp người lạ, kẻ xấu,… Cô giáo sẽ giải thích cho trẻ, dạy trẻ nhận biết và cách xử lý khi rơi vào các tình huống như trên.
Kỹ Năng Sắp Xếp Đồ Đạc
Kỹ năng sắp xếp đồ đạc gọn gàng giúp trẻ hình thành thói quen chỉn chu, ngăn nắp. Giúp trẻ nhớ rõ vị trí của các đồ vật, nhanh chóng tìm được khi cần sử dụng. Đồng nghĩa trẻ không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm một món đồ. Trẻ cũng không phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ của người khác.
Bàn ghế, đồ chơi, sách vở, dụng cụ học tập luôn được sắp xếp trật tự trong lớp học. Đến giờ học, trẻ có thể tự đến và lấy đồ dùng cần thiết. Khi không dùng nữa thì mang đồ dùng cất về vị trí cũ. Mở rộng ra, trẻ quen với sắp xếp đồ đạc sẽ dần có kỹ năng làm việc theo kế hoạch.
Kỹ Năng Dọn Dẹp
Sau mỗi bữa ăn, mỗi giờ học, trẻ tự thu dọn vật dụng của mình là những hình ảnh thật đẹp. Trẻ học cách sắp xếp và lau dọn các đồ vật, dần dần hình thành thói quen ngăn nắp, sạch sẽ. Trẻ hiểu rõ tầm quan trọng của việc dọn dẹp sẽ chủ động tham gia giữ gìn môi trường ngăn nắp, sạch đẹp ở lớp và cả ở nhà.
Kỹ Năng Lên Kế Hoạch
Khi được hướng dẫn, trẻ mầm non có thể tự chuẩn bị, sắp xếp các hoạt động học tập, sinh hoạt. Thay vì suốt ngày bận rộn làm thay trẻ, các cô giáo hoàn toàn có thể gợi ý để trẻ tự làm. Bản tính tự lập của trẻ rất cao, trẻ thích tự làm mọi việc. Đôi khi trẻ còn nghĩ ra nhiều cách sáng tạo để thực hiện nhiệm vụ. Khi được tự sắp xếp kế hoạch của chính mình, kỹ năng này của trẻ ngày càng nâng cao.
Kỹ Năng Vượt Khó
Mỗi một lần vượt khó, trẻ sẽ thêm kiên trì, nhẫn nại và có bản lĩnh vượt qua thử thách. Khi trẻ vượt qua được những thử thách nhỏ sẽ tự tin chinh phục những thử thách khó hơn. Nhờ đó, trẻ ngày càng phát huy các thế mạnh, rèn luyện các kỹ năng cần thiết. Đồng thời có được sự kiên định với mục tiêu. Đây là những kỹ năng cần thiết, giúp trẻ thành công trong tương lai.
Dạy trẻ kỹ năng sống ở trường mầm non để giúp trẻ vượt khó thực ra rất đơn giản. Các cô giáo đóng vai trò là người hướng dẫn con tự giải quyết các vấn đề của chính mình. Đó có thể là khó khăn khi cài cúc áo, mang giày hay tiếp thu một bài học nào đấy. Đừng vội vàng giúp trẻ, hãy khuyến khích trẻ tự tìm cách giải quyết. Dần dà trẻ sẽ có kỹ năng suy nghĩ và hành động độc lập, sẵn sàng chinh phục mọi khó khăn.
Kỹ Năng Học Tập Từ Cuộc Sống
Trẻ học được nhiều nhất trong 6 năm đầu đời, học ở lớp, ở nhà và môi trường xung quanh. Quá trình tự học của trẻ diễn ra liên tục không ngừng nghỉ. Trường học và cả ba mẹ cần trang bị cho trẻ kỹ năng tự học.
Thông qua các bài học ở trường, cô sẽ dạy trẻ cách phân biệt điều tốt và điều xấu. Những điều gì nên học theo và những điều gì không nên học theo. Trẻ nhỏ hấp thu mọi thứ một cách tự nhiên. Thế nên nếu không biết phân loại, trẻ có thể sẽ học phải những thói hư tật xấu. Ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành nhân cách của trẻ. Do đó, dạy trẻ kỹ năng tự học tập là vô cùng quan trọng.
Học không chỉ diễn ra trong trường lớp, học còn diễn ra ngay trong cuộc sống hàng ngày ở trẻ. Trong quá trình hoạt động, tiếp xúc xung quanh sẽ có rất nhiều điều trẻ có thể học được. Đặc biệt, những kỹ năng này trẻ học rất nhanh và nhớ rất lâu. Hãy dạy trẻ nên làm gì, chia sẻ, hướng dẫn và đưa ra lời khuyên cho trẻ khi cần thiết.
Kỹ Năng Trồng Cây Và Chăm Sóc Động Vật
Thiên nhiên là một phần quan trọng và cần thiết trong đời sống của mỗi chúng ta. Trẻ bẩm sinh đã có tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên. Trẻ thích ra ngoài, nhìn ngắm cây cỏ và các loài động vật, ngửi các mùi hoa,…
Kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non có các hoạt động chăm sóc cây, nuôi các con vật dễ thương,… Điều này giúp trẻ học cách sống hoà hợp, biết yêu thương và chăm sóc môi trường xung quanh. Trẻ cũng học được những kiến thức bổ ích như quá trình lớn lên của thực vật, động vật. Có tinh thần trách nhiệm chăm sóc cây, nuôi nấng con vật. Qua đó, xây dựng cho trẻ một tâm hồn đẹp, giàu lòng yêu thương, biết quan tâm chăm sóc người khác.
Kết Luận
Như vậy là ba mẹ đã hiểu hơn về kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Các kỹ năng này của trẻ được rèn luyện tự nhiên thông qua các giờ học, trò chơi ở trường. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ nề nếp ở trường thôi là chưa đủ. Để thật sự nâng cao các kỹ năng, ba mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ thực hành những kỹ năng sống đã được học ở nhà. Có như thế trẻ mới nhanh chóng tạo thành các thói quen tốt và sử dụng thành thạo các kỹ năng sống. Giúp trẻ tự tin, phát triển toàn diện và biết tự bảo vệ sự an toàn cho chính mình.
Các bài viết cùng chủ đề dạy con:
Giáo Dục Sớm Là Gì? Giáo Dục Sớm Có Phải Là Nhồi Nhét Con?
7 Lợi Ích Vàng Của Giáo Dục Sớm Ba Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ
Review Ứng Dụng Giáo Dục Sớm Kids Up Cho Bé 2 – 7 Tuổi
Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori Tại Nhà – Hạnh Phúc Cho Cả Bé Và Ba Mẹ
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023