Trầm cảm sau sinh diễn ra khá âm thầm và ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến mẹ sau sinh. Tuy nhiên, các dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường không được chú ý. Điều này tiềm ẩn những nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì thế, Mẹ Việt đã tổng hợp lại series về trầm cảm sau sinh là gì, cách chữa lành,… Để giúp mẹ hiểu rõ về tình trạng sức khỏe tinh thần của chính mình. Tránh những hậu quả đáng tiếc do không phát hiện trầm cảm sau sinh kịp thời. Mẹ hãy đưa bài viết cho cả chồng và ông bà (nội, ngoại) cùng đọc để thấu hiểu. Và giúp mẹ tìm cách nhanh chóng vượt qua trầm cảm sau sinh. Tận hưởng thiên chức làm mẹ thật hạnh phúc nhé!
Mục Lục Bài Viết
Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì
Trầm cảm sau sinh (Postpartum Depression) là một rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh. Nhất là trong 3 tuần đầu. Tâm lý mẹ sau sinh vốn dĩ đã hay thất thường do sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể. Kết hợp với những tác động không thuận lợi khác từ bên ngoài thường dẫn đến trầm cảm.
Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Mẹ có thể bị trầm cảm sau sinh bé đầu tiên do chưa thích nghi kịp với vai trò làm mẹ. Nhưng mẹ cũng có thể trầm cảm sau sinh ở lần sinh thứ 2, thứ 3. Ước tính hàng năm có khoảng 10-20% phụ nữ sau sinh có biểu hiện của trầm cảm. Và điều đáng lo ngại là tỷ lệ này ngày càng gia tăng.
Mẹ trầm cảm thường có dấu hiệu rối loạn khí sắc, rối loạn cảm xúc. Hay có suy nghĩ tiêu cực, mệt mỏi, buồn chán và lo lắng về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bệnh có các mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng. Mẹ sau sinh có thể tự chữa lành nếu chỉ trầm cảm nhẹ. Nhưng các trường hợp nặng sẽ cần can thiệp của bác sĩ trong một khoảng thời gian ít nhất 6 tháng.
Chi tiết mẹ tham khảo:
Nguyên Nhân Và Các Dạng Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh
Tự Chữa Trầm Cảm Sau Sinh – Cách Mẹ Cân Bằng Chính Mình
Hiểu Lầm Về Trầm Cảm Sau Sinh
Sự thật là mặc dù cụm từ trầm cảm sau sinh đã không còn quá xa lạ và mới mẻ. Nhưng trong thực tế, vẫn có rất nhiều người hiểu lầm về trầm cảm sau sinh. Nhiều người vẫn còn có quan điểm như:
- Ai cũng sinh chứ riêng gì mình đâu mà trầm cảm.
- Đã có mọi người hỗ trợ, chăm sóc hết cho rồi. Có phải lo lắng, làm việc gì căng thẳng đâu mà trầm với chẳng cảm.
- Trầm cảm gì, thấy bình thường, chắc muốn tìm cớ lười biếng. Sinh xong không muốn làm việc nhà nên bày vẽ ra chuyện trầm cảm.
- …
Đây chỉ là số ít trong những gì nhiều người nghĩ về mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh. Thực tế cuộc sống nhiều mẹ đang phải trải qua. Những lời nói này không hề giúp ích gì cho mẹ, ngược lại còn làm tình trạng trầm trọng hơn.
Chính vì thế, trong bài viết này trước tiên Mẹ Việt dành một sự đồng cảm sâu sắc với những điều tồi tệ mẹ đang phải trải qua. Mẹ Việt gửi đến các mẹ tất cả những yêu thương, những tình cảm vỗ về. Hy vọng mẹ sớm chữa lành cho chính mình.
Nếu mẹ cần giúp đỡ, muốn được san sẻ và động viên về tinh thần. Hãy join vào group Mẹ Việt – Sống khỏe AZ – Cân Bằng Thân Tâm Trí. Mẹ Việt luôn ở bên, sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và hỗ trợ cho mẹ.
Hiểu Đúng Về Trầm Cảm Sau Sinh
Với người thân trong gia đình của mẹ, mọi người cần hiểu rõ: Trầm cảm là một vấn đề thực sự nghiêm trọng và cần được hỗ trợ nghiêm túc. Trầm cảm không phải là mẹ “vẽ chuyện”. Mà chính bản thân của mẹ muốn cũng không ngăn trầm cảm không xảy ra được.
Trách móc, phê phán không giúp giải quyết được vấn đề. Ba và người thân cần yêu thương, quan tâm tìm hiểu khúc mắc vấn đề của mẹ nằm ở đâu. Để giúp mẹ giải tỏa những căng thẳng tâm lý, sớm bình phục trở lại. Đó mới là cách giải quyết tốt nhất cho cả mẹ, bé và gia đình. Tránh trường hợp xem thường biểu hiện trầm cảm sau sinh dẫn đến những hậu quả đau lòng đáng tiếc.
Nhận Diện Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh
Trầm cảm diễn ra trong tâm trí nên chỉ có người bị mới hiểu rõ họ khó khăn thế nào. Và trầm cảm có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Do đó, mẹ cần quan tâm bản thân, quan sát mình có các dấu hiệu trầm cảm sau sinh không. Đôi khi mẹ không tự nhận biết được, thì những người thân bên cạnh cần quan sát mẹ kỹ lưỡng. Lưu ý các dấu hiệu sau:
Dấu Hiệu Về Cảm Xúc, Suy Nghĩ
Đây là những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở mẹ trầm cảm sau sinh. Mẹ thường rơi vào trạng thái buồn chán kéo dài, vô vọng, trống rỗng. Hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh. Mẹ có thể khóc lóc cả ngày mà không có bất kỳ một lý do nào. Mẹ cũng cực kỳ nhạy cảm khi cảm nhận mình không được quan tâm, chăm sóc và thấu hiểu.
Những cảm xúc tiêu cực khác cũng là triệu chứng trầm cảm sau sinh.
- Luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
- Hoảng hốt với những điều có thể xảy ra hàng ngày và khó để lấy lại bình tĩnh.
- Xuất hiện ý nghĩ bản thân vô dụng, bất tài, không xứng đáng, cảm thấy tội lỗi, hối hận. Không tin tưởng mình có khả năng che chở, bảo vệ và chăm sóc tốt cho con.
- Bị ám ảnh về một việc, một người hay một hành động cụ thể nào đó. Ví dụ: ám ảnh tiếng trẻ con khóc, không muốn chồng hay người khác chăm sóc con mình. Những nỗi ám ảnh có thể đi kèm với cảm giác tội lỗi mà không có nguyên do.
- Cảm thấy lo lắng, sợ hãi, chán nản hay hạn chế nhu cầu chăn gối với bạn đời.
- Mẹ xuất hiện ảo giác, suy nghĩ muốn tự tử, làm hại bản thân, làm hại con. Đây là các biểu hiện trầm cảm sau sinh khá nghiêm trọng. Mẹ cần được gặp bác sĩ tâm lý để trị liệu.
Tham gia và cộng đồng Mẹ Việt 4.0 để học hỏi các kinh nghiệm, mẹo hay các mẹ thông thái chăm con. Kết nối cùng nhiều mẹ bỉm khác sẽ giúp mẹ cảm thấy vui vẻ, được chia sẻ hơn. Tốt cho quá trình chữa lành của mẹ đấy!
Dấu Hiệu Về Hành Động
Mẹ sau sinh bị trầm cảm có thể có các hành động sau:
- Không quan tâm hay thờ ơ với hầu hết mọi việc, kể cả các thói quen, sở thích trước đây.
- Không muốn làm việc, làm việc rất nhanh mệt mỏi, kiệt sức.
- Khó khăn khi tập trung, mất tập trung, khó đưa ra các quyết định.
- Hay giận dữ và cảm thấy mất kiểm soát.
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều, bỏ bê chăm sóc bản thân.
- Ngại tiếp xúc, gặp gỡ mọi người kể cả người thân, bạn bè, người quen. Thậm chí không muốn gần gũi với con.
Kết nối để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia Mẹ Việt tại fanpage Mẹ Việt.
Những Rối Loạn Về Cơ Thể
Cơ thể mẹ suy nhược, ốm yếu, xanh xao là hậu quả của những bất ổn về tâm lý. Không chỉ ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ nuôi con, mẹ còn đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe:
- Thường xuyên đau đầu, đau dạ dày, đau cơ, mệt mỏi.
- Bồn chồn, hồi hộp, tăng nhịp tim, vã mồ hôi.
- Mất ngủ, ác mộng hoặc ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thức-ngủ (ngủ ngày- thức đêm).
Các triệu chứng trầm cảm sau sinh rất dễ bị lầm lẫn với biểu hiện của thời kỳ hậu sản. Vì thế, mẹ và người thân thường ít chú ý, nghĩ rằng mẹ sẽ nhanh phục hồi qua thời gian.
Cũng có những trường hợp, mẹ chia sẻ nhưng không được thấu hiểu. Mẹ lại còn bị hiểu lầm là quan trọng hóa vấn đề, suy diễn,… thay vì hỗ trợ kịp thời. Vì thế mẹ có xu hướng che giấu cảm xúc và suy nghĩ của mình. Tự đối phó với các biểu hiện trầm cảm sau sinh hoặc giấu bệnh. Những tình trạng này cực kỳ nguy hiểm và có nguy cơ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Nhiều trường hợp mẹ chỉ được phát hiện trầm cảm sau sinh khi mẹ có những hành động dại dột. Trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân hoặc em bé.
Do đó, bản thân các mẹ cũng như gia đình không nên chủ quan. Nếu thấy xuất hiện càng nhiều các dấu hiệu trầm cảm sau sinh ở trên. Hay tình trạng kéo dài hơn 2 tuần thì gia đình nên nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ tâm lý. Để mẹ sau sinh được tư vấn và điều trị trầm cảm kịp thời.
Ảnh Hưởng Của Trầm Cảm Sau Sinh
Đối Với Mẹ
Mẹ sau sinh bị trầm cảm thì ảnh hưởng dễ thấy nhất là sa sút về thể chất. Mẹ bị suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh. Có những suy nghĩ hoang tưởng và dễ dẫn đến hành vi nguy hiểm, tự gây hại cho bản thân.
Mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh không đủ tâm trí để chăm sóc em bé và gia đình. Nếu chỉ có một mình mẹ xoay sở mẹ rất dễ kiệt sức và rơi vào trầm cảm nặng. Sẽ cần có ít nhất 1 người hỗ trợ chăm bé và lo việc nhà để mẹ được nghỉ ngơi, thư giãn.
Nếu không được hỗ trợ kịp thời, mẹ dễ rối loạn tâm thần. Nảy sinh suy nghĩ tự tử, nghĩ người khác muốn hại mình nên tìm cách trả thù, đối phó với cả người thân. Nguy hiểm hơn, có trường hợp mẹ nghĩ con chính là nguyên nhân gây ra mọi đau khổ cho mình. Con khóc nhiều là do bị nhập, bỏ bùa nên tìm cách trừ tà, làm hại đến tính mạng của con.
Đối Với Con
Bé có mẹ trầm cảm sau sinh cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Trước mắt là con ít được bú sữa mẹ do tinh thần của mẹ không tốt cũng giảm tiết sữa. Bé không được mẹ ôm ấp, nói chuyện nhiều sẽ cảm thấy thiếu tình cảm, không gắn bó với mẹ. Con cũng thường xuyên quấy khóc vì không được mẹ quan tâm, cảm thấy mất an toàn.
Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vai trò của mẹ trong năm đầu đời là cực kỳ quan trọng. Không chỉ chăm sóc con mà còn nuôi dưỡng tinh thần của con. Trẻ có nguy cơ bị rối loạn cảm xúc, tăng động giảm chú ý,.. Ảnh hưởng không nhỏ nhận thức, tư duy của bé khi lớn.
Ai Có Nguy Cơ Cao Trầm Cảm Sau Sinh
Trầm cảm sau sinh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu mẹ có những yếu tố sau thì khả năng mẹ có nguy cơ cao bị trầm cảm sau sinh.
- Mẹ có tiền sử bị trầm cảm, rối loạn lưỡng cực.
- Thành viên trong gia đình đã bị trầm cảm hoặc có các vấn đề về tâm trạng không ổn định.
- Mẹ đã từng có những trải nghiệm tồi tệ trong thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
- Mẹ trải qua nhiều chuyện căng thẳng trước và sau sinh như: bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, đổ vỡ tình cảm,…
- Mẹ sau sinh ít được người thân quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ và chia sẻ, đặc biệt là chồng.
- Em bé có vấn đề về sức khỏe hoặc các nhu cầu đặc biệt khác.
- Mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng. Mâu thuẫn trong cách sinh hoạt, chăm sóc em bé.
- Mẹ phải chăm sóc con một mình, không có ai hỗ trợ. Mẹ rơi vào các khó khăn về tài chính, sức khỏe,…
Kết Luận
Hy vọng qua bài viết, mẹ và người thân đã hiểu trầm cảm sau sinh là gì. Những dấu hiệu trầm cảm sau sinh giúp mẹ và mọi người nhanh nhận biết. Nếu thấy mình có những biểu hiện trên, đừng ngại ngần nói lên và tìm kiếm sự giúp đỡ. Mẹ có thể lựa chọn tâm sự với ba bé, người thân, bạn bè hay tâm sự cùng Mẹ Việt. Điều quan trọng khi trầm cảm là mẹ cần nói ra để mọi người có thể giúp mẹ nhé. Nếu mẹ nói ra mà người thân không hiểu thì đừng cố gắng giấu bệnh. Hãy tìm những người khác mẹ tin tưởng và có hiểu biết, họ sẽ giúp mẹ. Nếu cần tư vấn trực tiếp, Mẹ Việt luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ.
Bài nên đọc:
Làm Mẹ – Mục Tiêu Cuộc Đời Của Bạn Như Thế Nào?
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023