Động thai hay doạ sảy thai không phải là hiện tượng hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Đôi khi nó xảy ra chỉ do một vài bất cẩn nhỏ trong ăn uống, vận động, sinh hoạt và mẹ không hề ngờ đến. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Vậy dấu hiệu của động thai là gì, cách xử lý cũng như biện pháp phòng tránh động thai là gì. Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
Dấu Hiệu Động Thai
Động thai hay còn gọi dọa sảy thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Các dấu hiệu thường gặp đó là:
- Cảm giác đau tức hoặc đau âm ỉ từng cơn ở bụng dưới, mỏi ở vùng thắt lưng. Khi khám thai cổ tử cung còn đóng kín.
- Có thể có dịch màu hồng nhạt, đỏ sẫm, đen, hoặc vài giọt máu chảy ra ở âm đạo. Chúng thường lẫn với dịch nhầy nhưng dễ phát hiện.
- Có những trường hợp mẹ bầu phát hiện ra bị bong rau dọa sảy khi tình cờ đi siêu âm. Bong rau dọa sảy nhưng không hề ra máu hay có biểu hiện gì vì bong rau còn kín.
Mẹ cần tư vấn trực tiếp về sức khỏe và các thắc mắc trong thai kỳ, liên hệ fanpage Mẹ Việt: Click ngay!
Bài nhiều mẹ quan tâm:
Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế
Phân Biệt Động Thai Và Sảy Thai
Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này. Để biết mình rơi vào tình trạng nào, mẹ nên lưu ý để phân biệt theo các dấu hiệu sau:
Động thai: Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Mẹ cảm thấy đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, chướng bụng dưới. Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị sổ thai ra.
Sảy thai: Thai nhi đã mất trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:
- Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc. Sau đó mẹ hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn.
- Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn. Tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi sảy thai, mẹ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục. Thậm chí là mẹ có dấu hiệu băng huyết.
Như vậy, động thai có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai. Vậy nên, mẹ bầu bị động thai cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe. Cố gắng bảo vệ thai kỳ cho đến lúc mẹ tròn con vuông.
Đọc thêm:
Top 10 Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu Giàu Dinh Dưỡng
Cách Bổ Sung Thuốc Sắt Cho Bà Bầu – Lưu Ý Quan Trọng Mẹ Cần Biết
Cách Xử Lý Khi Động Thai
Khi thấy mình có dấu hiệu động thai, mẹ bầu cần bình tĩnh và sớm đến bác sĩ để thăm khám. Để được bác sĩ can thiệp kịp thời và bảo vệ em bé trong bụng. Bác sĩ sẽ có phương án xử lý tùy theo nguyên nhân động thai.
Nếu nguyên nhân do bất thường của nhiễm sắc thể thì thường không thể can thiệp được. Tùy trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định theo dõi hay cần chấm dứt thai kỳ.
Nếu do nguyên nhân khác như nhiễm trùng, có thể dùng thuốc theo chỉ định và tái khám định kỳ. Trường hợp cổ tử cung mở nhiều gây nguy hiểm thì cần khâu cổ tử cung để giữ thai.
Sau khi khám thai và có kết quả mẹ cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đồng thời mẹ cũng thực hiện các biện pháp an thai như sau nhé!
Biện Pháp An Thai
Vận Động An Toàn Khi Bị Động Thai
Khi có dấu hiệu động thai các mẹ nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại giường. Mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, hạn chế vận động mạnh, dùng nhiều sức.
Khi nằm nên nằm nghiêng sang một bên để máu lưu thông đến thai nhi dễ dàng. Mẹ nằm yên và tránh các cử động mạnh như vươn vai hoặc vặn mình.
Khi ngồi dậy nên nghiêng người qua một bên rồi mới từ từ ngồi dậy. Tránh ngồi hay đứng lên quá đột ngột sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Mẹ không nên ngồi trên các vật dụng tròn, nhọn, ngồi xổm hoặc quỳ gối. Các tư thế này có thể làm tắc nghẽn sự lưu thông của máu, có thể làm mẹ trượt chân hoặc té ngã. Tốt nhất là chọn các loại ghế vuông, rộng rãi, bằng phẳng.
Mặc dù cần nghỉ ngơi nhiều nhưng mẹ cũng nên vận động vừa sức. Đi lại nhẹ nhàng sẽ tốt hơn đứng hay ngồi một chỗ quá lâu. Đứng quá lâu một chỗ sẽ làm xương chậu chịu lực quá sức. Dẫn đến đau và nhức mỏi lưng, xương chậu, hai chân. Ảnh hưởng đến sức khỏe và làm trầm trọng hơn tình trạng động thai.
Mẹ nên chuyển sang mang các loại giày dép có đế bằng và thấp trong suốt thai kỳ. Hãy tạm xếp các loại giày dép có đế cao hay gót nhọn vào tủ giày. Vì chúng không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé lúc này.
Không nên lấy tay xoa vào bụng cũng như xoa đầu vú vì có thể gây co bóp tử cung.
Chế Độ Dinh Dưỡng, Nghỉ Ngơi
Mẹ đang động thai nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng và hợp lý. Cụ thể:
- Mẹ nên ăn thức ăn dễ tiêu, ít dầu mỡ.
- Ăn cân đối các nhóm chất, tăng cường rau xanh, hoa quả.
- Có thể uống thêm sữa cho bà bầu.
- Mẹ bị nghén, nôn ói nhiều thì nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Tránh ăn thức ăn sống vì có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm nặng hơn tình trạng động thai.
- Hạn chế uống chất kích thích như rượu bia, cafe, tuyệt đối không hút thuốc lá.
- Nên ăn các món bổ dưỡng giúp mẹ an thai là: cháo đậu đen gạo nếp, cháo cá chép, cháo gà gạo nếp, cháo bí ngô.
Mẹ bầu lưu ý chỉ nên dùng đơn thuốc của bác sĩ. Không tự ý uống các loại canh, thuốc được rỉ tai là có tác dụng an thai.
Về tinh thần mẹ bầu nên suy nghĩ lạc quan, vui vẻ, thoải mái, giảm căng thẳng, tránh lo âu quá mức. Ngủ đủ giấc, khoảng 8h một ngày, ngủ trưa đầy đủ và không nên thức khuya.
Mẹ bầu cũng nên vệ sinh sạch sẽ. Mặc các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm bằng chất liệu vải thấm hút tốt. Không kiểm tra âm đạo thường xuyên hay đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo. Để tránh kích thích cổ tử cung mở ra. Không nên đi xa, tránh quan hệ vợ chồng trong giai đoạn động thai.
Tham khảo: Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Bà Bầu Không Nên Ăn Gì? Top Các Thực Phẩm Mẹ Bầu Không Nên Ăn
Để hiểu rõ hơn về động thai, mẹ cũng cần hiểu rõ nguyên nhân gây động thai.
Nguyên Nhân Gây Động Thai Phổ Biến Trong Thai Kỳ
Có nhiều nguyên nhân gây nên động thai. Trong đó có thể kể đến một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai bao gồm:
- Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể.
- Nhau thai bất thường.
- Mẹ lớn tuổi.
- Mẹ bị tiểu đường.
- Mẹ lạm dụng đồ uống có cồn, cafe và thuốc lá.
- Dùng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày.
- Mẹ bị cao huyết áp.
- Bệnh thận, bệnh ban đỏ, rubella.
- Mẹ có bệnh về tuyến giáp.
- Nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV.
- Sốt rét.
- Ngộ độc thực phẩm.
- Các bệnh lây qua đường tình dục…
Để tránh hiện tượng dọa sảy thai, mẹ bầu nên chú ý các biện pháp phòng tránh sau:
Phòng Tránh Động Thai Khi Mang Bầu
- Mẹ bầu cần luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. Tránh tình trạng quá căng thẳng hay stress quá mức.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai.
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý và không thức quá khuya.
- Tránh lao động, làm việc nặng hay quan hệ vợ chồng nhiều trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
- Nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và thể trạng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và uống các thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê…
- Khám thai định kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Kết Luận
Trên đây là tổng hợp những kiến thức mẹ cần biết về động thai. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thêm kinh nghiệm để xử lý khi tình huống xảy ra. Điều quan trọng là mẹ cần nhận biết các dấu hiệu động thai sớm. Để có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Giúp em bé của mẹ an toàn và khỏe mạnh cho đến khi lọt lòng. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và sớm vượt cạn thành công nhé!
Bài kế tiếp:
Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Có Cần Thiết Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Không
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023