Bé 4 – 6 tháng, mẹ háo hức chuẩn bị tập ăn dặm cho bé. Trước khi bắt tay vào chế biến các món ăn dặm thơm ngon cho bé. Mẹ hãy dành thời gian tìm hiểu về các nguyên tắc áp dụng ăn dặm kiểu Nhật cho con nhé! Lên sẵn thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4-6 tháng sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian. Nếu chưa có ý tưởng gì mẹ hãy tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé sau đây nhé!
Tham gia vào Cộng đồng Mẹ Việt – Dạy con tại nhà và Homeschooling để cùng học hỏi dạy con, giáo dục sớm giúp con thông minh toàn diện. Hàng ngàn ba mẹ Việt đang được hỗ trợ dạy con dễ dàng mỗi ngày. THAM GIA NGAY!
Mục Lục Bài Viết
Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 4-6 Tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4-6 tháng bắt đầu với các món nghiền nhuyễn, rây mịn và loãng. Giới thiệu cho con đa dạng các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Đồng thời, mẹ quan sát sẽ biết thực phẩm bé thích ăn, không thích ăn hay thực phẩm bé dị ứng.
Mẹ tập cho bé thói quen ngồi vào ghế ăn để tạo thành thói quen ăn uống tốt. Cho bé ăn riêng từng loại thực phẩm một ở giai đoạn đầu để bé cảm nhận các hương vị riêng biệt.
Nếu đây là bài viết đầu tiên trong series ăn dặm mẹ đọc trên Mẹ Việt. Mẹ hãy đọc đầy đủ về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật qua các bài viết này:
Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật – Huấn Luyện Em Bé Có Khẩu Vị Tuyệt Vời
Cách Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Chuẩn Giúp Bé Hợp Tác Ăn Ngon
Thực Phẩm Bé Có Thể Ăn
Trong giai đoạn đầu mới tập ăn dặm, thực đơn của bé cần đảm bảo 3 nhóm chất:
- Nhóm tinh bột: cháo loãng (gạo), bánh mì, bún, miến, khoai lang, chuối, khoai tây, khoai sọ, khoai môn.
- Nhóm chất đạm: đậu hũ, lòng đỏ trứng, cá, sữa chua, phô mai, cá trắng, đậu Hà Lan, cá dăm khô shirasu.
- Vitamin: cải bó xôi, bí đỏ, cà chua, cà rốt, cải ngọt, bắp cải, củ cải, hành tây… hay các loại trái cây như táo, cam, dâu, quýt,…
Chủ đề liên quan:
Dụng Cụ Ăn Dặm Kiểu Nhật – Tất Tần Tật Những Món Mẹ Cần Dùng Đến
Cách Nấu Ăn Dặm Cho Bé Kiểu Nhật – Nấu Cháo, Nước Dùng Dashi
Lượng Ăn Cho Bé Mới Ăn Dặm
Bé mới tập ăn dặm kiểu Nhật, mẹ cho con ăn theo hướng dẫn sau:
- 2 ngày đầu tiên: 1 muỗng (5ml).
- 3 ngày tiếp theo: 2 muỗng (10ml).
- 3 ngày tiếp theo: 3 muỗng (15ml).
- 7 ngày tiếp theo: 4 muỗng (20ml).
- Những ngày tiếp theo: 5 muỗng (25ml).
- Cháo trắng được nấu theo tỷ lệ 1 gạo – 10 nước.
4-6 tháng thì mỗi ngày bé chỉ tập ăn dặm 1 bữa vào khoảng 10h sáng. Mẹ vẫn đảm bảo các cữ sữa trong ngày cho con vào lúc 6h, 12h, 14h, 18h, 22h. Vì sữa vẫn là nguồn cung cấp dưỡng chất chính cho bé dưới 1 tuổi.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bắt đầu cho bé 4 tháng, 5 tháng hay 6 tháng đều như nhau. Cụ thể, tuần đầu tiên mẹ cho bé làm quen với cháo trắng. Sang tuần sau, mẹ giới thiệu dần các bữa ăn đầy đủ 3 nhóm chất. Với bé bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 4, tháng thứ 5 và 6 mẹ vẫn giữ lịch ăn và lượng ăn cho con theo như cuối tháng 4.
Các thực phẩm mới cần giới thiệu cho bé ít nhất 2-3 ngày. Mỗi lần chỉ giới thiệu duy nhất một thực phẩm mới. Như thế sẽ giúp bé dễ dàng làm quen với thực phẩm mới. Hay dễ dàng phát hiện thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé như sữa bò, tôm, cua,…
Đối với những bé chưa thích ăn thì mẹ không ép bé. Hãy ngưng 2-3 ngày rồi giới thiệu lại cho bé. Ăn dặm là hành trình khám phá thức ăn đầy hấp dẫn. Hãy chờ đợi bé chủ động hợp tác con sẽ ăn ngoan và có thói quen ăn uống tốt.
Cách Chế Biến Ăn Dặm Cho Bé 4-6 Tháng
Bé bắt đầu ăn dặm từ thức ăn lỏng, nhuyễn đến đặc dần, tăng dần độ thô. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hướng dẫn mẹ làm nhuyễn bằng rây để vẫn có độ thô nhất định. Cách chế biến tương ứng với từng nguyên liệu như sau:
Cách rây cháo mịn: Cháo nấu loãng theo tỉ lệ 1:10. Sau khi nấu chín cho cháo lên rây, dùng thìa miết để lọc cháo qua lưới cho mịn.
Cách giã mịn thịt, gà: Ức gà luộc, hoặc hấp chín để nguội. Dùng cối xay hoặc máy xay để xay vụn. Thêm chút nước dashi rồi xay tiếp. Sau đó, dùng rây lọc lại cho mịn. Mẹ có thể xay cả 1 cái ức gà, chia lượng ăn đủ cho mỗi bữa rồi trữ đông cho bé dùng dần. Các loại thịt kết cấu cứng thì mẹ có thể dùng máy xay vì dù xay đến đâu vẫn sẽ có lợn cợn. Giúp con quen với việc ăn thô từ nhỏ.
Cách nghiền mịn rau: Rau xanh lấy phần lá, rửa sạch, luộc chín hoặc hấp chín. Cho rau vào máy xay, xay nhuyễn. Cuối cùng, rây rau qua rây để được hỗn hợp rau mịn. Mẹ dùng nước dashi hoặc nước luộc rau để pha loãng rau phù hợp với tháng tuổi của con. Từ tháng thứ 5, mẹ có thể chuyển sang dùng muỗng rây miếng rau qua rây để tăng độ thô.
Cách nghiền mịn bí đỏ, khoai tây, khoai lang: các nguyên liệu này mẹ rửa sạch đem hấp chín. Khi còn nóng thì cho vào rây, dùng thìa miết nhẹ sẽ được hỗn hợp mịn.
Tổng hợp những công thức nấu nước dùng Dashi đậm đà vị ngọt tự nhiên: Click xem chi tiết.
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 4 – 5 Tháng
Giai đoạn đầu làm quen với ăn dặm, trong tuần đầu tiên mẹ cho bé ăn cháo trắng. Lượng ăn duy trì trong 2-3 ngày rồi tăng dần lên. Giới thiệu các món mới cũng tương tự như thế. Từ tuần thứ 2, mẹ giới thiệu thêm nhóm rau củ quả. Rồi tiếp đến là cho con ăn nhóm chất đạm. Mẹ tham khảo thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 – 5 tháng như sau:
Đọc tiếp: Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7-8 tháng Đảm Bảo Dinh Dưỡng Tối Ưu
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 6 Tháng
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi mẹ chú ý giới thiệu cho con đa dạng món nhé! Mẹ có thể tham khảo ý tưởng dưới đây để tự lên thực đơn cho bé.
Hướng Dẫn Chế Biến Ăn Dặm Cho Bé 4 – 6 Tháng
Dưới đây là gợi ý thêm những món đơn giản, ít tốn thời gian mẹ chuẩn bị và nấu:
Cháo Gạo Nấu Loãng
- Nguyên liệu: Gạo + Nước.
- Cách làm: Nấu cháo theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo 10 nước). Rây cháo qua lưới cho loãng mịn rồi để nguội cho bé ăn.
Cháo Cá Lóc
- Nguyên liệu: Cháo 10 gam, thịt cá lóc 10 gam, rau cải 15 gam.
- Cách chế biến: Hấp cá đến khi chín, mềm thì vớt ra bỏ xương và xay nhuyễn. Rau luộc chín và xay nhuyễn. Trộn cá, rau và cháo lại với nhau là có thể cho trẻ ăn.
Cháo Cà Rốt
- Nguyên liệu: Cháo trắng 30ml + Cà rốt 10ml.
- Cách làm: Cháo nghiền nhuyễn, cà rốt luộc chín nghiền nhuyễn, rây lại rồi cho bé ăn.
Cháo Bắp
- Nguyên liệu: Cháo trắng 30ml + Bắp hấp chín 10ml.
- Cách làm: Cháo nghiền nhuyễn rây qua lưới, bắp nghiền nhuyễn rây lại qua lưới.
Bánh Mì Sữa
- Nguyên liệu: 1 lát bánh mì + sữa công thức 100ml.
- Cách làm: Cắt bỏ phần viền cứng của bánh mì, xé nhỏ bánh mì. Sau đó cho sữa và bánh mì vào nồi đun nhỏ lửa tới khi được hỗn hợp sền sệt.
Cháo Rau Bina
- Nguyên liệu: Cháo trắng 30ml + Rau bina luộc chín nghiền nhuyễn: 10ml.
- Cách làm: Cháo nghiền nhuyễn rây qua lưới rồi trộn chung với rau bina là xong.
Khoai Tây Sữa
- Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây + sữa công thức 100ml.
- Cách làm: Khoai tây gọt vỏ cắt hạt lựu. Cho khoai tây và sữa vào nấu cho tới khi khoai tây chín mềm. Sau đó bỏ khoai tây ra ngoài nghiền qua rây và cho bé ăn.
Bí Đỏ Trộn Sữa
- Nguyên liệu: Bí đỏ: 20g + sữa công thức 100ml.
- Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ cắt hạt lựu. Cho bí đỏ vào sữa nấu cho tới khi bí đỏ chín mềm. Sau đó bí đỏ khi còn nóng cho ra rây, dùng thìa miết nhuyễn rồi cho bé ăn.
Đậu Hũ Trộn Nước Cam
- Nguyên liệu: Nước cam 15ml + Đậu hũ 30ml.
- Cách làm: Đậu hũ luộc sơ qua rồi rây qua lưới trộn cùng nước cam.
- Lưu ý: Nước cam vắt pha loãng với nước tỷ lệ 1:5.
Sốt Táo
- Nguyên liệu: ¼ quả táo.
- Cách làm: Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ cho vào nồi nấu chín. Sau đó nghiền nhuyễn và rây lại táo khi còn nóng.
Chuối Trộn Đậu Nành Tươi
- Nguyên liệu: 1/8 quả chuối + 15 ml đậu nành tươi.
- Cách làm: Chuối nghiền nhuyễn rây qua lưới, đậu nành tươi luộc chín xay nhuyễn rồi rây lại qua lưới. Trộn đều 2 nguyên liệu cho bé ăn.
Cháo Bí Đỏ
- Nguyên liệu: Cháo trắng 30ml + Bí đỏ 20gr + Nước dashi.
- Cách làm: Bí đỏ gọt vỏ, bỏ ruột, rửa sạch. Sau đó đem hấp chín, rây mịn bí đỏ qua lưới. Pha bí đỏ với nước dashi để tạo thành hỗn hợp loãng mịn hoặc đặc sệt phù hợp với bé. Có thể cho bé ăn riêng hoặc trộn bí đỏ với cháo.
Súp Lơ Xanh Trộn Sữa Chua
- Nguyên liệu: Súp lơ xanh + sữa chua.
- Cách làm: Súp lơ xanh rửa sạch, luộc hoặc hấp chín mềm sau đó giã nhỏ và rây mịn. Trộn đều sữa chua với súp lơ.
Súp Táo Khoai Lang
- Nguyên liệu: ⅛ củ khoai lang + ½ quả táo.
- Cách làm: Khoai lang luộc chín hoặc hấp chín sau đó nghiền nhuyễn. Táo rửa sạch, gọt vỏ nạo nhuyễn lọc lấy nước. Trộn đều táo với khoai lang để tạo thành hỗn hợp loãng hoặc đặc sánh phù hợp với bé.
Kết Luận
Mẹ Việt vừa gợi ý cho mẹ thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 4 – 6 Tháng. Con ăn những thức ăn mới ngoài sữa nên sẽ cần có thời gian để làm quen. Mẹ đừng áp lực về lượng ăn của con nhé vì yếu tố quan trọng trước tiên đó là: Con yêu thích bữa ăn dặm. Vì thế, mẹ hãy cho con thoải mái khám phá các hương vị thơm ngon tự nhiên của các món ăn. Nếu con chưa hợp tác thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Mẹ hãy tạm hoãn tập ăn dặm 2-3 ngày rồi thử lại nhé. Chắc chắn bé sẽ hào hứng chờ đợi những bữa tiệc sắc màu và hương vị mới đấy!
Các chủ đề nổi bật nhiều ba mẹ quan tâm:
Series Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 4, Tháng Thứ 5, Tháng Thứ 6
Chia Sẻ Kinh Nghiệm: Nên Chọn Phương Pháp Giáo Dục Sớm Nào Cho Trẻ?
Kinh Nghiệm Áp Dụng Thành Công Phương Pháp Glenn Doman Cho Trẻ
Ưu – Nhược Điểm Phương Pháp Giáo Dục Sớm Montessori: Góc Nhìn Thực Tế
Hiểu Đúng Về Dạy và Học Tiếng Anh Cho Trẻ Em
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023