Dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ tại nhà ba mẹ thường gặp nhiều khó khăn. Ba mẹ không biết phải bắt đầu từ đâu, dạy cho con những gì? Ba mẹ chưa biết cách thiết lập các mục tiêu dạy con phù hợp. Hay cách dạy con học hiệu quả, tiến bộ từng ngày. Để dạy trẻ chậm phát triển nhanh nhận thức và phát triển kỹ năng, ba mẹ cần hiểu rõ về đặc điểm học tập của trẻ chậm phát triển trí tuệ. Hiểu rõ về phương pháp dạy phù hợp với khả năng nhận thức học tập của con. Mẹ Việt sẽ chia sẻ phương pháp dạy trẻ chậm phát triển khoa học. Để giúp ba mẹ định hướng dạy con đúng cách tại nhà.
Cùng học hỏi kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Ba mẹ hãy tham gia Cộng Đồng Mẹ Việt TẠI ĐÂY.
Mục Lục Bài Viết
Đặc điểm học tập của trẻ chậm phát triển trí tuệ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có những hạn chế nhiều về chức năng trí tuệ và hành vi thích ứng trong lĩnh vực khái niệm, xã hội và thực hành.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm học tập, học chữ, học số,… theo cách thông thường.
- Tư duy máy móc, rập khuôn, cụ thể, thiếu tính khái quát hóa.
- Trẻ hạn chế về tư duy học tập trừu tượng.
- Trí nhớ ngắn hạn, cần được lặp lại nhiều lần để ghi nhớ sâu.
- Trẻ gặp khó khăn cả về ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ tư duy.
- Khó thích ứng với các hành vi xã hội, các nguyên tắc ứng xử,…
- Trẻ hạn chế về các kỹ năng tự phục vụ bản thân, làm những việc đơn giản.
Phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ cần dựa trên những đặc điểm học tập của trẻ. Để giúp trẻ từng bước nâng cao nhận thức, khắc phục các kỹ năng còn kém. Tạo điều kiện để trẻ thích ứng với các hoạt động tập thể, cộng đồng và xã hội.
Bài đọc thêm:
Đặc điểm của trẻ chậm phát triển trí tuệ – Ba mẹ hiểu để hỗ trợ hiệu quả
Đánh thức chức năng của các giác quan
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, đánh thức chức năng các giác quan là nhiệm vụ đầu tiên trong dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ. Giúp trẻ tiếp nhận thông tin đầu vào từ môi trường bên ngoài một cách tự nhiên nhất.
Xúc giác: Xúc giác của trẻ rất nhạy cảm, đặc biệt là môi, bàn tay và bàn chân. Ba mẹ cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có tính chất khác nhau: nóng – lạnh, cứng – mềm, nặng – nhẹ,… Giúp trẻ tập luyện các hoạt động cầm, nắm, nắn, bóp bằng các ngón tay.
Thị giác: Các bài tập nhận biết màu sắc, hình dạng, kích thước, đặc điểm, vị trí… Sử dụng đồ chơi, học liệu học tập, dụng cụ làm bếp,… Kèm theo những lời nói ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu. Giúp trẻ hiểu cơ bản, dần phân biệt được các đồ vật khác nhau.
Thính giác: Ba mẹ cho trẻ nghe nhạc, các loại nhạc cụ, tiếng kêu các loài động vật, phương tiện giao thông… Các bài tập về nhận diện âm thanh to nhỏ, xác định vị trí của âm thanh. Ba mẹ thường xuyên nói chuyện, giao tiếp, vui chơi cùng con.
Khứu giác: Khứu giác là giác quan phát triển sớm nhất của trẻ. Bài tập đánh thức khứu giác bằng cách cho trẻ ngửi đồ của thức ăn, mùi thơm,… Những mùi trẻ hay tiếp xúc.
Vị giác: Cho trẻ nếm và theo dõi biểu cảm nét mặt của trẻ qua việc nếm thức ăn (đắng, ngọt, chua, mặn,…). Hỏi lại trẻ đó là vị gì khi ăn lại món đó hay món có vị tương tự. Hãy cho trẻ ăn nhiều thức ăn đa dạng và nhiều vị khác nhau.
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ gặp khó khăn trong giao tiếp, tương tác, cũng như khả năng đọc, viết. Do đó, ba mẹ nên áp dụng một số cách dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ giao tiếp tốt hơn như sau:
Rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ: Ba mẹ dạy con cách chỉ tay, giao tiếp ánh mắt, quay đầu khi người khác gọi… Khi con giao tiếp phi ngôn ngữ tốt rồi thì sẽ dễ dàng học giao tiếp ngôn ngữ hơn.
Đọc sách: Xây dựng cho trẻ thói quen đọc sách hàng ngày. Bắt đầu từ 2-3 quyển sau có thể nâng dần lên 9-10 quyển/ngày. Đọc sách đủ nhiều giúp thông tin và kiến thức được lặp đi lặp lại đủ nhiều. Giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ. Sử dụng sách có hình ảnh sinh động, ít chữ, câu từ lặp đi lặp lại.
Dạy qua các bài thơ, đồng dao, truyện: Thơ, đồng dao, truyện rất dễ đi vào lòng con trẻ và luôn mang lại những cảm xúc tích cực. Việc học qua thơ, truyện kể giúp con ghi nhớ vốn từ dễ dàng hơn. Thông qua đó con cũng đồng thời được uốn nắn những hành vi tích cực.
Một trong những bộ sách giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ dễ bật âm nhất đã được tổng hợp trong Combo kích âm. Ba mẹ xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Dành thời gian nói chuyện nhiều với trẻ: Nói với con những câu ngắn, đơn giản, dễ hiểu. Mấu chốt quan trọng nhất là ba mẹ cần nói với con thật nhiều. Nói cho con nghe về nhiều chủ đề, thông tin, kiến thức để giúp con nạp ngôn ngữ liên tục.
Chia nhỏ nhiệm vụ
Trẻ chậm phát triển trí tuệ có khả năng tập trung, ghi nhớ ngắn hạn. Nên khi giao cho trẻ bất kỳ nhiệm vụ nào (học tập và công việc hàng ngày). Ba mẹ cần chia nhỏ nhiệm vụ nhất có thể. Để con thực hiện và hoàn thành từng phần việc nhỏ. Sau đó, nâng dần khối lượng công việc phù hợp với khả năng của con. Ví dụ, thay vì yêu cầu trẻ dọn dẹp nhà cửa. Ba mẹ hãy yêu cầu con dọn đồ chơi, lau bàn ăn, quét nhà…
Việc giao nhiệm vụ cho trẻ nên được thực hiện thường xuyên. Và dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ, chi tiết của bố mẹ. Chắc chắn trẻ sẽ cải thiện được kỹ năng của mình. Ba mẹ hãy dành những lời khen, khích lệ con sau mỗi lần thực hiện nhiệm vụ. Dù con hoàn thành hay chưa hoàn thành trọn vẹn. Để con cảm nhận được những thành quả nỗ lực, cố gắng của mình.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường kém tập trung và gặp khó khăn tiếp thu thông tin. Đó là vì não bộ của trẻ thiếu hụt một lượng lớn DHA giúp phát triển não bộ. DHA đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các liên kết giữa các tế bào não. Giúp dẫn truyền thần kinh liền mạch, trẻ sẽ tiếp thu thông tin chuẩn xác, đầy đủ và ghi nhớ được thông tin. Từ đó, trẻ tăng cường nhận thức, tăng khả năng tập trung và học hỏi nhanh.
Bên cạnh dạy con, bổ sung DHA cho con là cực kỳ quan trọng. Ba mẹ cần tư vấn kỹ về cách sử dụng DHA hiệu quả cho con hãy liên hệ Tư vấn Mẹ Việt.
Khơi gợi khả năng tư duy nhận thức
Trẻ chậm phát triển trí tuệ khả năng tư duy và nhận thức kém hơn các trẻ bình thường. Do đó, mẹ cần áp dụng một số phương pháp khơi gợi tư duy của trẻ. Để kích hoạt cho não bộ của trẻ hoạt động tốt hơn. Hai phương pháp gợi mở tư duy cơ bản cho trẻ là so sánh và phân tích.
Phương pháp so sánh: Cho trẻ học bài học so sánh hình thái (kích thước, khối lượng, màu sắc) của đồ vật quen thuộc. Có thể đưa cho trẻ những thử thách, chỉ ra điểm giống và khác nhau. Hãy kiên nhẫn, dành thời gian cho trẻ được phát biểu ý kiến.
Phương pháp phân tích: Cho trẻ tìm hiểu kết cấu tạo nên sự vật như các bộ phận trên cơ thể, cấu tạo của thực vật. Hoặc các trò chơi lắp ghép mô hình, động thực vật, phương tiện giao thông… Qua đó, giúp trẻ nâng cao khả năng tư duy, nhận thức.
Với việc thường xuyên kết hợp giữa so sánh và phân tích sẽ giúp trẻ nâng cao tư duy. Từ đó, trẻ sẽ tiếp cận dần dần với nhiều nguồn kiến thức cơ bản xung quanh mình. Ba mẹ hãy là người dẫn dắt, hỗ trợ và kiên trì cùng con nhé. Hãy cho con thời gian để con rèn luyện và học tập.
Kiểm soát hành vi
Trẻ chậm phát triển trí tuệ thường xuất hiện các hành vi mất kiểm soát. Bao gồm 2 loại:
- Hành vi hướng nội: có nghĩa là trẻ sống thu mình, ít giao tiếp và đôi khi còn tự xâm hại cơ thể.
- Hành vi hướng ngoại: hung hãn, có hành vi trái ngược, giảm chú ý và dễ kích động.
Các biện pháp kiểm soát hành vi của trẻ chậm phát triển trí tuệ:
Giúp trẻ hình thành và phát triển các hành vi mong muốn:
- Củng cố hành vi tốt bằng cách tạo cho trẻ nhiều cơ hội để thực hiện hành vi tốt.
- Khen ngợi, tặng thưởng khi trẻ thường xuyên thực hiện hành vi tốt.
- Xóa bỏ các hành vi xấu bằng cách loại bỏ hoặc không bắt trẻ làm những điều không thích.
Giảm thiểu hành vi không mong muốn của trẻ:
- Phòng ngừa và nhắc nhở khi trẻ chuẩn bị hoặc đang thực hiện hành vi không mong muốn.
- Xử lý bằng hành động: khiển trách, phạt đúng cách, trả giá hành vi, thời gian tách biệt.
Kiểm soát các hành vi xã hội và giới tính không phù hợp:
- Sử dụng ký hiệu màu trên quần áo hoặc hình mẫu. Giúp trẻ biết rõ “vùng” nào trên cơ thể người khác được phép và không được phép chạm vào.
- Giúp trẻ hiểu rằng trường học và nơi công cộng là nơi không phù hợp cho hoạt động giới tính.
- Dạy cho trẻ biết những kỹ năng phòng tránh bằng cách nói: “không, tôi không muốn như vậy”, “Hãy đi đi”, “Tôi sẽ mách mẹ hoặc thầy cô giáo”.
Lời khuyên từ chuyên gia
Các trẻ chậm phát triển trí tuệ là những em bé đặc biệt. Nên cần sự chăm sóc và giáo dục nhiều hơn từ ba mẹ, thầy cô. Các kỹ năng của trẻ cần được đánh thức và luyện tập thường xuyên. Dẫu biết rằng, nuôi dạy và giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ sẽ mất rất nhiều thời gian. Nhưng bằng sự kiên trì sử dụng đúng phương pháp và với tình yêu thương thì trẻ sẽ nhanh chóng tiến bộ.
Vai trò của ba mẹ trong hành trình dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ vô cùng quan trọng. Ba mẹ là người luôn bên cạnh con, chăm lo cho con mỗi ngày. Nên thời gian dành cho con là nhiều nhất. Để sử dụng quỹ thời gian đó một cách hiệu quả nhất. Ba mẹ hãy trang bị cho mình những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất. Để cùng kết hợp với nhà trường, thầy cô giáo dục con hiệu quả.
Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển trí tuệ luôn được đặt ưu tiên hàng đầu. Khi trẻ có vốn từ và biết cách giao tiếp. Thì việc cải thiện các kỹ năng khác sẽ dễ dàng hơn nhiều. Mẹ Việt đã xây dựng cho ba mẹ một chương trình đồng hành chuyên sâu tại nhà. Giúp ba mẹ tối ưu thời gian bên con một cách hiệu quả nhất. Chương trình này sẽ được các chuyên gia đồng hành, hỗ trợ ba mẹ suốt 6 tháng. Sẽ mang lại cho ba mẹ khối lượng kiến thức và kỹ năng dạy trẻ chậm phát triển hữu ích nhất.
Ba mẹ hãy bấm ĐĂNG KÝ NGAY.
Lời kết
Trẻ chậm phát triển trí tuệ mất nhiều thời gian hơn để học các kỹ năng mới. Và cần nhiều cơ hội hơn để luyện tập liên tục. Vì thế, trẻ cần được hỗ trợ can thiệp sớm đúng cách để nhanh tiến bộ. Ba mẹ muốn dạy con hiệu quả cần áp dụng các phương pháp dạy trẻ chậm phát triển trí tuệ bài bản và khoa học. Ba mẹ theo dõi các bài viết trong series về trẻ chậm phát triển của Mẹ Việt. Để tích lũy thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích trong dạy con nhé.
Bài đọc cùng chủ đề:
Tổng Hợp Tài Liệu Dạy Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Hữu Ích Cho Ba Mẹ
Kế Hoạch Giáo Dục Cá Nhân Cho Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023