Đối với bà bầu bị táo bón nặng mỗi lần đi vệ sinh là một trải nghiệm đau đớn. Không chỉ gây ra những khó chịu, bất tiện lúc đi ngoài mà còn tác động đến sức khỏe thai kỳ. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và an toàn của mẹ và bé. Cách giải quyết táo bón thai kỳ không hề khó. Chỉ cần mẹ kiên trì và thực hiện hàng ngày sẽ sớm thoát khỏi “nỗi ám ảnh” mang tên táo bón. Hãy cùng team Mẹ Việt tìm hiểu bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao trong bài viết này nhé!
Cộng đồng Mẹ Việt 4.0 – nơi các mẹ thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe thai kỳ, thai giáo cho bé thông minh. TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN
Mục Lục Bài Viết
Dấu Hiệu Bà Bầu Bị Táo Bón Nặng
Bà bầu bị táo bón nặng có đầy đủ tất cả các dấu hiệu của táo bón thông thường. Và xuất hiện thêm một số triệu chứng nghiêm trọng như:
- Sau 4 ngày chưa đi ngoài, hoặc đi ngoài số lượng ít hơn 2 lần mỗi tuần.
- Cảm giác đau và hơi cứng ở vùng bụng dưới rốn.
- Thường xuyên đầy hơi, khó tiêu chướng bụng, khó đi ngoài.
- Phân cứng, rắn, khô và có kích thước lớn hoặc phân nhỏ cứng như phân dê.
- Phân lẫn máu (do kích thước lớn và cứng làm rách hậu môn khi di chuyển ra ngoài).
- Đi vệ sinh khó, đi xong vẫn còn cảm giác phân đọng lại ở trực tràng.
- Có thể sốt nhẹ.
- Mẹ bầu chán ăn, ăn không ngon miệng.
Nếu mẹ bầu xuất hiện các dấu hiệu táo bón nặng, mẹ cần hành động ngay. Thực hiện sớm các điều chỉnh cần thiết để nhanh hết táo bón. Bởi vì tình trạng này kéo dài gây ra rất nhiều bất tiện và có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Bài đọc thêm:
Cách Trị Táo Bón Cho Bà Bầu Không Dùng Thuốc
Bà Bầu Ngồi Xổm Đi Vệ Sinh Có Sao Không
Tư thế ngồi xổm thực ra lại tốt cho mẹ bầu vì giúp đẩy các chất thải ra ngoài dễ dàng hơn. Mẹ bầu có thể gác chân lên 1 chiếc ghế nhỏ để có tư thế thoải mái hơn. Khi ngồi nên ngả người về phía trước, hai khuỷu tay đặt trên đầu gối. Đầu gối sẽ đỡ một phần trọng lượng giúp mẹ ngồi xổm lâu hơn và ít bị mỏi.
Đồng thời, mẹ tránh bỏ qua các tín hiệu cơ thể có nhu cầu đi vệ sinh nhé! Những cơn đau có thể khiến mẹ ngán ngẩm, muốn đợi đến lúc thật “cấp bách” mới đi. Nhưng điều này không tốt một chút nào, ngược lại có thể làm táo bón trầm trọng thêm. Ngay khi có “nhu cầu” đi vệ sinh mẹ cần “giải quyết” ngay nhé!
Chủ đề được nhiều mẹ quan tâm:
Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ
Bà Bầu Bị Táo Bón Có Nên Rặn
Mẹ bầu không nên gắng sức rặn nhé! Vì hành động này kích thích tử cung co bóp mạnh và liên tục. Có thể dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non hay các biến chứng nguy hiểm khác. Rặn nhiều cũng dẫn đến hậu môn dễ bị nứt, nhiễm trùng hậu môn, có nguy cơ chuyển sang bệnh trĩ, ung thư đại tràng.
Mẹ bầu cần tư vấn trực tiếp về tình trạng táo bón của mình, liên hệ Fanpage Mẹ Việt đặt câu hỏi nhé!
Bà Bầu Bị Táo Bón Nặng Phải Làm Sao
Bà bầu bị táo bón nặng cần điều chỉnh đồng thời cả chế độ ăn uống và thói quen vận động mới có hiệu quả được.
Bổ Sung Thực Phẩm Giàu Chất Xơ
Nhóm thực phẩm giàu chất xơ sẽ hỗ trợ bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn và nhanh hiệu quả. Tuy nhiên không phải cứ bổ sung chất xơ là sẽ hết táo bón. Mẹ cần bổ sung đầy đủ cả chất xơ hòa tan và không hòa tan.
Chất xơ không tan có nhiệm vụ kết các chất thải lại với nhau, tạo thành khối. Mẹ ăn nhiều rau củ quả nhưng vẫn bị táo bón. Nguyên nhân có thể là vì mẹ bổ sung chủ yếu là chất xơ không tan.
Chất xơ hòa tan có tác dụng như chất bôi trơn, trương nở trong ruột, tạo thành dạng gel mềm. Giúp khối chất thải dễ dàng di chuyển trong ruột đến ruột già và đào thải ra khỏi cơ thể.
Chất xơ không tan là các loại rau, cà rốt, ngô,… Chất xơ tan là các loại rau củ quả có tính mềm, nhớt như: rau đay, đậu bắp, mồng tơi, thanh long, đu đủ chín,… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như mè đen, ngô, hạt kê, bột yến mạch… Hay là trái cây tươi và các loại đậu nha!
Thêm một số thực phẩm hỗ trợ đẩy lùi táo bón mẹ tham khảo như:
Trà Bồ Công Anh, Trà Hoa Cúc
Cả bồ công anh và hoa cúc đều có tác dụng kích thích gan tiết ra nhiều dịch mật hơn. Giúp cho việc tiêu hóa thức ăn ở trong đường ruột diễn ra suôn sẻ hơn.
Trà bồ công anh còn có tác dụng bổ sung nước, lợi tiểu, kích thích hoạt động nhu động ruột. Mẹ bầu nên uống trà ngay sau bữa ăn. Nếu mẹ bị đầy hơi chướng bụng, một tách trà cũng sẽ khiến mẹ giảm bớt cảm giác khó chịu.
Trà hoa cúc ngoài hỗ trợ chống táo bón, còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp giảm căng thẳng. Thời điểm tốt nhất để uống trà hoa cúc là sau bữa ăn hay trước khi đi ngủ.
Mật Ong Và Mè Đen
Mẹ đang loay hoay bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao hãy thử dùng mật ong và mè đen nhé! Mật ong hoạt động tương tự như một chất bôi trơn đường ruột. Đồng thời còn hỗ trợ tăng cường khả năng đề kháng cho cơ thể. Mè đen lại là thực phẩm giàu chất xơ và có đặc tính nhuận tràng. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ giúp mẹ bầu khắc phục được táo bón.
Cách thực hiện:
Mẹ rang 50g mè đen trên lửa nhỏ cho đến khi ngửi mùi thơm. Trộn mè đen đã rang với 30ml mật ong rồi chia làm 2 làn ăn trong ngày. Mẹ dùng liên tục trong 3-5 ngày sẽ bắt đầu cảm nhận hiệu quả.
Dầu Dừa
Dầu dừa là một phương án an toàn cho bà bầu bị táo bón nặng. Một số acid béo chuỗi trung bình có trong dầu dừa cung cấp nhanh năng lượng cho các tế bào đường ruột. Kích thích ruột hoạt động tốt, làm mềm phân và tăng cường trao đổi chất. Tác dụng bôi trơn của dầu dừa cũng giúp làm giảm ma sát trong quá trình đại tiện.
Mẹ bầu có thể sử dụng từ 1 – 2 muỗng canh dầu dừa mỗi ngày khi đang bị táo bón. Dùng dầu dừa để trộn salad, xào nấu món ăn. Hoặc mẹ pha với nước ấm để uống đều là những lựa chọn hữu hiệu.
Bổ Sung Magie
Magie là một khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với hoạt động tiêu hóa. Vi chất này giúp hút được nhiều nước hơn vào bên trong thành ruột và làm mềm phân. Khi đang bị táo bón thì bà bầu nên bổ sung cho cơ thể khoảng 350 mg magie mỗi ngày.
Mẹ bầu có thể nạp magie tự nhiên thông qua các thực phẩm giàu vi chất này như: Bơ, chuối, hạt chia, hạt óc chó, sữa chua, rau lá xanh đậm… Trong trường hợp không thể bổ sung đủ qua đường ăn uống, mẹ tham khảo bác sĩ để được kê viên uống bổ sung.
Massage Vùng Bụng Hàng Ngày
Bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao để dễ đi vệ sinh thì hãy thực hiện massage hàng ngày. Massage nhẹ nhàng khu vực bụng có thể kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Giảm thiểu được các triệu chứng căng tức hoặc khó chịu ở vùng bụng. Nhưng mẹ cần lưu ý massage nhẹ nhàng thôi nhé! Để tránh gây ra tổn thương cho da và mô cơ cũng như kích thích các cơn co tử cung.
Cách này tuy hiệu quả nhưng không phù hợp cho các mẹ mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Các cơn co tử cung có thể gây sinh non, sảy thai. Mẹ chỉ có thể massage bụng nhẹ nhàng khi đang ở trong kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Mẹ dùng tay xoa bụng theo chiều kim đồng hồ xung quanh rốn. Như vậy sẽ hỗ trợ tăng nhu động ruột già, giúp làm mềm phân và đi ngoài dễ dàng.
Uống Nhiều Nước
Uống thiếu nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón nặng. Mẹ khắc phục bằng cách tăng cường uống nhiều nước. Nước có tác dụng hỗ trợ hoạt động tiêu hóa, làm mềm phân. Đồng thời tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Mẹ bầu không những uống nước để cung cấp cho cơ thể mà còn có nhu cầu tạo ối. Do đó, mẹ nên uống trung bình khoảng 2-2.5l nước hàng ngày. Đặc biệt là khi uống viên sắt hay canxi, mẹ càng cần uống nhiều nước để tránh táo bón. Cơ thể cũng chuyển hóa và hấp thụ dưỡng chất hiệu quả hơn.
Vận Động Hợp Lý
Bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao nếu đã uống nhiều nước, ăn nhiều chất xơ vẫn không hết? Nếu mẹ vẫn giữ thói quen ngồi lâu 1 chỗ thì sẽ kết quả cũng khó mà cải thiện được. Mẹ hãy lên kế hoạch vận động hợp lý để giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động trơn tru.
Đi bộ thể dục hay một số động tác yoga đơn giản là những bài tập rất phù hợp với. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý tập luyện với cường độ và thời gian hợp lý. Để luôn đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!
Sử Dụng Thuốc
Tất nhiên, mẹ bầu được khuyến khích không nên dùng thuốc khi không thực sự cần thiết. Dù vậy, nếu táo bón diễn biến ngày càng trầm trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé. Các biện pháp tự nhiên không phát huy được hiệu quả thì mẹ bắt buộc cần dùng thuốc. Mẹ cần đi khám bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng táo bón. Vừa đảm bảo sức khỏe và an toàn cho mẹ và em bé.
Táo bón ở bà bầu mang song thai đôi khi không đơn giản chỉ là hệ quả do ăn uống, sinh hoạt. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh trĩ do áp lực khi mang thai đè nén lên thành hậu môn. Khi đó việc dùng thuốc là lựa chọn duy nhất để nhanh khỏi bệnh. Và dĩ nhiên là mẹ cần được bác sĩ chẩn đoán và điều trị thuốc phù hợp.
Những Cách Chữa Táo Bón Không Nên Sử Dụng
Dầu khoáng và thuốc nhuận tràng thực sự hiệu quả trong khắc phục tình trạng táo bón. Tuy nhiên, tác dụng phụ của dầu khoáng là làm giảm khả năng của tự đi ngoài của cơ thể. Thuốc nhuận tràng thì có thể gây mất nước nguy hiểm cho hai mẹ con. Cả hai cách đều có nguy cơ gây kích thích tử cung quá mức, dẫn đến chuyển dạ sớm, sinh non. Do đó, mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng.
Trước tiên, mẹ bầu cần tích cực áp dụng các cách trị táo bón không dùng thuốc. Nếu vẫn không cải thiện thì mẹ bầu hãy đi khám nhé!
Bà Bầu Bị Táo Bón Nặng Có Nghiêm Trọng Không
Táo bón nặng kéo dài không được điều trị dứt điểm sẽ nảy sinh nhiều vấn đề sức khỏe như:
Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Mẹ Và Thai Nhi
Bà bầu táo bón nặng thường cảm thấy đau bụng, đầy bụng, hơi thở hôi và vô cùng khó chịu. Mẹ có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng nên lười ăn hay ăn uống không điều độ. Lâu dần sẽ khiến sẽ dẫn đến thiếu chất, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho em bé trong bụng. Trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. Bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ hay khi sinh ra bị thiếu cân, còi cọc.
Do bị táo bón, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…) bị tích tụ lâu trong ruột, tái hấp thu vào máu gây nhiễm độc mãn tính ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi trong bụng mẹ.
Bệnh Trĩ
Do các tĩnh mạch xung quanh trực tràng và hậu môn bị giãn hoặc sưng lên. Chúng có thể gây đau, ngứa và có thể gây chảy máu. Táo bón lâu ngày chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại tràng, v.v…
Nứt Kẽ Hậu Môn
Khi bị táo bón nặng khối phân sẽ rất khô, cứng, hoặc lớn. Mẹ cố gắng đẩy ra ngoài sẽ rất đau đớn, nếu cố rặn có thể làm xước hậu môn, phân có lẫn máu. Những cơn đau sẽ còn tiếp tục kéo dài vài giờ sau khi đi ngoài khiến mẹ vô cùng khổ sở. Vì vậy các mẹ hãy đọc kỹ các chỉ dẫn trong bài để sớm đẩy lùi táo bón.
Kết Luận
Đến đây, mẹ đã có câu trả lời bà bầu bị táo bón nặng phải làm sao rồi đấy. Táo bón mang đến những trải nghiệm vô cùng tồi tệ. Do đó, đừng để tình trạng này có cơ hội tái diễn. Ngay khi cảm thấy có dấu hiệu táo bón, mẹ hãy áp dụng đồng thời các biện pháp. Chú trọng nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống, bổ sung các chất nhuận trường tự nhiên. Bên cạnh đó, uống nhiều nước và vận động hợp lý. Chúc các mẹ bầu sẽ khỏe mạnh, đẩy lùi táo bón hiệu quả mà không cần phải đến khám bác sĩ nhé!
Mẹ bầu nên đọc các bài này:
Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Thai Giáo Cho Bé Đúng Cách – Bé Thông Minh Từ Trong Bụng Mẹ
Mẹ Bầu Có Nên Lựa Chọn Phương Pháp Đẻ Không Đau Hay Không???
4 Dấu Hiệu Sắp Sinh Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023