Hướng dẫn chung: Đọc kỹ từng câu hỏi và lựa chọn đáp án phù hợp. Bài đánh giá gồm 2 phần tương ứng với 2 lĩnh vực: Ngôn ngữ, Nhận thức. Thời gian làm bài sàng lọc khoảng 10 phút. Sau khi làm bài xong bạn click vào ô NHẬN KẾT QUẢ. Hệ thống sẽ gửi kết quả cho bạn trong 10 giây.

* Vui lòng điền chính xác THÔNG TIN TRẺ để nhận được bài sàng lọc phù hợp và Mẹ Việt có thể theo dõi hỗ trợ tốt nhất các phụ huynh sau khi có kết quả sàng lọc.

Tên của ba mẹ và bé
Email của ba mẹ
Sdt của ba mẹ
PHẦN 1: NGÔN NGỮ

1. Trẻ có thể giao tiếp, duy trì một cuộc hội thoại kéo dài 9-10 câu không?

2. Khi bạn hỏi con hai câu hỏi sau, con của bạn có trả lời được không? (Đánh dấu”thỉnh thoảng” nếu con chỉ biết trả lời một câu hỏi).

- Lúc đói con làm gì? (Câu trả lời có thể chấp nhận: “Lấy đồ ăn”, Ăn”, “Hỏi những thứ để ăn…”, “Mở tủ lạnh/mở chạn/đi lấy bát”...). 
- Khi mệt con làm gì? (Câu trả lời có thể chấp nhận: “Nghỉ”, “Đi ngủ”, “Nằm”, “Ngồi xuống”).

3. Trẻ có thể giao tiếp trôi chảy trong quá trình chơi cùng bạn như hỏi mượn đồ chơi, hướng dẫn cách chơi, giải quyết những mâu thuẫn trong khi chơi,...?

4. Con của bạn có nhắc lại các câu sau mà không bị sai? Bạn chỉ đọc mỗi câu một lần. Có thể lập lại mỗi câu một lần. (Đánh dấu “Có” nếu bé nhắc lại cả hai câu mà không mắc lỗi nào, hoặc “Thỉnh thoảng” nếu bé chỉ nhắc lại được một câu mà không có lỗi nào)

- “Lan giấu giày để Nam phải đi tìm”.
- “Tý đọc quyển sách màu xanh ở dưới gầm bàn”."

5. Trẻ có thể chủ động khởi xướng cuộc nói chuyện với ba mẹ, người quen, bạn bè không?

6. Con của bạn đã biết so sánh hơn kém, ví dụ cao hơn, to hơn? Hãy hỏi con một số câu so sánh hơn kém, ví dụ:

“Ô tô thì to, nhưng cái nhà còn...... (to hơn)”
“Xe đạp đi nhanh nhưng ô tô còn...... (nhanh hơn)”
“Cái tivi thì nhỏ, nhưng quyển sách còn........ (nhỏ hơn)”.

7. Con của bạn đã biết phân biệt các loại từ khác nhau hoặc diễn đạt các ý khác nhau về thời gian chưa? Ví dụ, con có biết dùng các từ “sẽ”, “đã”, “rồi”, “chưa” trong câu con nói hoặc trong cách con trả lời về những điều đã xảy ra, hoặc dùng các từ như “hôm qua”, “ngày mai” không?

8. Con của bạn đã biết nói câu có bốn đến năm từ chưa? Ví dụ, con có nói “Con muốn cái ô tô này”?

9. Con của bạn có làm được ba việc không liên quan đến nhau mà không cần bạn nhắc lại yêu vầu hoặc dùng cử chỉ, điệu bộ để gợi ý không? Bạn đưa ra 3 yêu cầu cùng một lúc. Ví dụ: “Con vỗ tay; đi ra cửa và ngồi xuống”; hoặc: “Con đưa cho mẹ/bố cái bút; mở sách ra và đứng dậy”

10. Trẻ có thể kể lại một câu chuyện theo trình tự nhất định chưa?

PHẦN 2: NHẬN THỨC

1. Con của bạn có biết ít nhất 4 chữ cái trong tên của mình không? Chỉ vào chữ cái và hỏi “Chữ gì đây?” (Hãy chỉ vào các chữ cái theo thứ tự khác nhau.)

2. Con của bạn biết cách tự ăn uống, sử dụng thìa/muỗng, muôi/vá và bát/ tô chưa? Ví dụ, con có biết sử dụng thìa/muỗng lớn để múc nước canh hoặc lấy cơm từ bát/tô to ra bát/tô nhỏ không? Hoặc nếu biết dùng đũa, con có dùng đũa gắp thức ăn mà không làm rơi vãi nhiều không?

3. Con của bạn có thể hoàn thành những câu sau có sử dụng một từ mang ý nghĩa đối lập với từ được in nghiêng? (Đánh dấu “có” nếu trẻ hoàn thành đúng 3 trong 4 câu. Đánh dấu “thỉnh thoảng” nếu trẻ hoàn thành đúng 2 trong 4 câu)

Ví dụ:
- Hòn đá thì cứng, cái gối thì mềm.
- Con bò thì to, con chuột thì......
- Nước đá thì lạnh, lửa thì........
- Chúng ta nhìn thấy sao vào ban đêm, nhìn thấy mặt trời vào ban.....
- Khi mẹ ném quả bóng lên, nó sẽ rơi...........

4. Con của bạn có biết gọi tên các chữ số không? Đánh dấu “có” nếu con gọi tên được ba chữ số (3, 1, 2) dưới đây. Đánh dấu “thỉnh thoảng” nếu con gọi tên được hai trong ba chữ số.

5. Con của bạn có biết đếm từ 1–15 mà không bị sai? Nếu bé đếm đúng, đánh dấu “có”. Nếu bé đếm được đến 12 mà không bị sai, đánh dấu “thỉnh thoảng”.

6. Con của bạn có biết chờ đợi đến lượt mình và chia sẻ với các bạn khác không?

7. Khi bạn chỉ vào đồ vật và hỏi “Màu gì đây?”, con của bạn có biết 5 màu khác nhau như đỏ, xanh, vàng, cam, đen, trắng hoặc hồng không? (Đánh dấu “có” nếu bé trả lời đúng và sử dụng cả 5 màu.

8. Khi được hỏi: “Hình tròn nào nhỏ nhất?”, con của bạn có chỉ vào hình nhỏ nhất hay không? (Bạn hãy hỏi câu hỏi này mà không giúp trẻ bằng cách chỉ, ra hiệu hoặc nhìn vào hình nhỏ nhất.) (vẽ 3 hình tròn kích thước khác nhau)

9. Con có chủ động giao tiếp với người thân, bạn bè, cô giáo không?

10. Con có biểu hiện thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi không?

Đôi Chút Về Phạm Thuần

Tốt nghiệp Huấn luyện viên sức khỏe toàn diện (Holistic Health Coach) tại Viện Dinh Dưỡng Quốc Tế – Institute for Intergrative Nutrition (IIN) uy tín hàng đầu Hoa Kỳ. Trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền. Giảng Viên - Đại diện Hiệp hội Massage Sơ sinh Quốc tế IAIM tại Việt Nam. Công việc chính của tôi là Nhà đào tạo, Khai vấn, Blogger, Viết sách, và tham gia hoạt động xã hội.

Mục tiêu và Sứ Mệnh của Tôi là Xây dựng Mẹ Việt trở thành Nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích cho ba mẹ. Là người bạn đồng hành thân thiết cùng ba mẹ trên hành trình nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Chăm sóc gia đình khỏe mạnh.

Vì những em bé hạnh phúc – Vì những gia đình Việt đầy ắp tiếng cười!

(Đọc Thêm Câu Chuyện Của Tôi)

Trang Chủ Meviet
Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả