Trẻ bị ngộ độc thức ăn bị tổn thương nhiều ở đường ruột nên thường biếng ăn, ăn uống kém. Nếu không can thiệp kịp thời trẻ rất dễ mệt lả người, yếu sức dẫn đến chậm phục hồi. Do đó, mẹ thường quan tâm cách chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ bằng thuốc uống hay dinh dưỡng. Bé bị ngộ độc thức ăn nên uống gì? Những món ăn nào tốt giúp trẻ nhanh khỏi bệnh? Mẹ sẽ có câu trả lời sau bài viết này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Uống Gì?
Khi bị ngộ độc thức ăn, con thường bị nôn nhiều và đi ngoài toàn nước. Mẹ hãy nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu nhanh cho trẻ bị ngộ độc thức ăn.
Trẻ nôn và đi ngoài liên tục có thể dẫn đến tình trạng mất nước rất nguy hiểm. Do đó, sau khi sơ cứu, mẹ tiếp tục tập trung bù nước và điện giải cho con đầy đủ. Đứng đầu danh mục trẻ bị ngộ độc thức ăn nên uống gì chính là nước lọc.
Nước lọc: vừa dễ uống vừa giải quyết tình trạng mất nước cho trẻ. Mẹ cho con uống từng ngụm nhỏ, liên tục trong ngày.
Dung dịch bù điện giải: oresol, hydrite bổ sung các chất điện giải cần thiết cho cơ thể trẻ. Trẻ nhỏ nên uống 15-20 muỗng cà phê (50-100ml), trẻ lớn uống từng ngụm 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài. Mẹ lưu ý pha đúng tỷ lệ theo hướng dẫn trên gói thuốc nhé.
Nước dừa: nhiều mẹ sợ bụng con đang yếu uống nước dừa vào sẽ lạnh bụng, tiêu chảy nhiều hơn. Tuy nhiên, mẹ biết không nước dừa chính là điện giải tự nhiên rất tốt cho con. Đây chính là cứu cánh cho những bạn không chịu uống oresol đấy mẹ.
Nước ép trái cây không đường: vừa bổ sung nước, vừa cung cấp nhiều vitamin giúp tăng cường đề kháng. Nhưng mẹ nhớ là dùng nước ép nguyên chất không đường nhé. Vì đường ruột trẻ đang yếu không hấp thụ được đường sẽ gây tiêu chảy nặng hơn.
Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Có Nên Uống Sữa?
Trẻ bị ngộ độc thức ăn hay có cảm giác chán ăn. Vì vậy nhiều mẹ muốn cho con uống nhiều sữa để cung cấp đủ chất cho con không bị đói. Việc con có nên uống sữa, uống như thế nào phụ thuộc con đang bú mẹ hay bú sữa ngoài. Cụ thể:
Trẻ đang bú mẹ: nếu trẻ nôn ói nhiều mẹ nên cho dạ dày con nghỉ ngơi. Sau 6 tiếng trẻ không còn nôn ói mẹ cho con bú lại. Tuy nhiên mẹ nên chia thành nhiều cữ, mỗi cữ bú ít hơn ngày thường. Như vậy, con sẽ dễ tiêu hóa hơn và không nôn ói nhiều nữa.
Trẻ bú sữa ngoài: khi tiêu chảy, hệ tiêu hóa của trẻ mất lượng lớn men tiêu hóa đường lactose. Mà đường này có mặt nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ. Trẻ không hấp thụ được lactose sẽ bị tiêu chảy nặng hơn. Vì vậy:
- Nếu đây là nguồn dinh dưỡng duy nhất của con, mẹ pha loãng sữa cho con bú. Mẹ giữ nguyên lượng nước, giảm 1/2 lượng bột sữa cho mỗi cữ trong vòng 2 ngày. Sau khi trẻ dứt các triệu chứng ngộ độc như nôn, đi ngoài thì cho trẻ bú lại bình thường.
- Trẻ song song bú mẹ và sữa ngoài: mẹ tạm ngưng sữa ngoài, chỉ cho bú mẹ.
- Trẻ đã ăn dặm, ăn nhiều món: mẹ có thể cắt sữa ngoài, tập trung dinh dưỡng qua thức ăn. Khi nào con khỏe hẳn thì cho uống sữa lại.
Trẻ Bị Đi Ngoài Uống Thuốc Gì?
Không riêng gì ngộ độc, với cả các bệnh khác, uống thuốc gì luôn là chủ đề các mẹ quan tâm nhiều nhất. Mẹ biết không, một phần do chúng ta chưa hiểu rõ về bệnh. Phần nữa là do việc mua thuốc ở các tiệm thuốc tây rất dễ dàng. Chính điều này đã hình thành cho chúng ta suy nghĩ rằng phải uống thuốc mới hết bệnh được. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sử dụng thuốc là không cần thiết và trẻ có thể gặp tác dụng phụ. Do đó, mẹ chịu khó tìm hiểu xem vấn đề của con có thật sự cần dùng thuốc không nhé!
Quay lại vấn đề trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì cho nhanh cầm. Chăm sóc tại nhà cho trẻ hay đi ngoài do ngộ độc mẹ không cần cho con uống thuốc. Bởi đi ngoài nhiều lần là cách cơ thể đang tự đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Trẻ bị ngộ độc nhẹ sẽ hết nôn, đi ngoài bình thường trở lại sau 24-48h.
Mẹ không dùng thuốc cầm tiêu chảy hay kháng sinh như là cách chữa ngộ độc thức ăn cho trẻ. Vì các thuốc này dùng sai cách còn làm tình trạng của con trầm trọng hơn đấy.
Nếu sau 2 ngày mà các triệu chứng không giảm, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để điều trị. Bác sĩ sẽ cần xét nghiệm kỹ càng đề tìm nguyên nhân gây bệnh cho con. Sau đó, tùy vào kết quả, bác sĩ mới kết luận trẻ bị đi ngoài uống thuốc gì được.
Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh những sai lầm thường gặp làm cản trở quá trình phục hồi của con.
Đọc thêm: Bé Bị Ngộ Độc Thức Ăn Mẹ Tuyệt Đối Không Nên Làm Những Điều Này
Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Ăn Gì?
Các Món Nước, Mềm, Loãng
Trẻ bị tiêu chảy và nôn nhiều sẽ bị mất một lượng lợi khuẩn và men tiêu hóa đáng kể. Vì vậy, thời gian này mẹ nên ưu tiên chế biến cho con những món mềm, loãng, dễ tiêu hóa. Các món cháo, súp, canh,… nhiều nước vừa giàu dưỡng chất vừa bổ sung nước và điện giải cho trẻ.
Gừng
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong các món ăn. Gừng còn được xem là cách chữa ngộ độc thức ăn hiệu quả cho cả trẻ nhỏ và người lớn.
Gừng mẹ thái lát mỏng, ngâm với ít mật ong 1-2 tiếng rồi cho trẻ ngậm nuốt nước dần. Gừng sẽ giúp xua tan cảm giác buồn nôn, làm dịu dạ dày. Trẻ sẽ không còn khó chịu nhiều nữa. Mẹ lưu ý là mật ong không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi vì có khả năng gây dị ứng.
Tuy nhiên, cách này hơi khó áp dụng cho trẻ nhỏ. Trẻ dưới 3 tuổi, mẹ nên thái gừng sợi mỏng, hoặc băm thật nhỏ cho vào món ăn của con. Con sẽ dễ ăn hơn.
Sữa Chua
Dinh dưỡng cho trẻ bị ngộ độc, mất nhiều lợi khuẩn và men tiêu hóa không thể thiếu sữa chua. Vi khuẩn sống dồi dào trong sữa chua sẽ phục hồi lượng lợi khuẩn đã mất. Hệ vi sinh đường ruột được cân bằng giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng bình thường.
Chế độ Dinh Dưỡng BRAT
BRAT là chế độ dinh dưỡng đặc biệt gồm chuối (Banana), gạo (Rice), sốt táo (Applesauce) và bánh mì nướng (Toast). Mẹ nên cho trẻ ăn theo chế độ này sau khi trẻ nôn hay tiêu chảy.
Trong đó, chuối giàu kali vừa giúp giảm buồn nôn, vừa bổ sung điện giải tự nhiên cho trẻ. Táo chứa nhiều pectin – chất xơ hòa tan. Gạo và bánh mì chứa nhiều chất xơ không tan. Hai chất xơ này kết hợp với nhau giúp kết nối các chất thải trong ruột làm phân cứng hơn. Kết quả là trẻ không tiêu chảy nữa.
Chế độ ăn này tốt, đơn giản vì chúng dễ tiêu hóa đồng nghĩa với dạ dày được nghỉ ngơi. Đó là lý do Viện Y tế Quốc gia Mỹ khuyến nghị mẹ nên áp dụng BRAT cho trẻ ngộ độc nôn và tiêu chảy nhiều.
Tuy nhiên, những năm gần đây, Học Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ chỉ ra BRAT chứa rất ít dinh dưỡng. Trẻ ăn theo chế độ này lâu ngày có nguy cơ suy dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ chỉ nên duy trì cho con ăn trong vòng 1-2 ngày. Sau đó, mẹ cho con ăn như bình thường là được.
Ngoài ra, nước hầm xương, yến mạch, nước ép rau củ, khoai lang, dầu hạt lanh,… rất tốt cho con. Mẹ có thể xây dựng thực đơn dựa trên những nguyên liệu này nhé.
Kết Luận
Như vậy, mẹ đã biết bé bị ngộ độc thức ăn nên uống gì và ăn gì là tốt nhất rồi nhỉ. Tuy nhiên mình cũng báo trước rằng cho con ăn trong giai đoạn này mẹ sẽ khá căng thẳng đấy! Bởi vì con mãi chẳng hiểu lòng mẹ, đút muỗng nào là lắc đầu quầy quậy muỗng đó. Mẹ đừng mắng mà tội nghiệp con mẹ nhé. Mẹ chỉ cần chịu khó “chiêu dụ” con ăn vài miếng, rồi 1-2 tiếng sau lại ăn vài miếng. Như vậy cũng được rồi mẹ à. Vài hôm nữa dạ dày con ổn định, con sẽ thèm ăn trở lại và ăn được nhiều mẹ nhé!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023