Hầu hết các trường hợp sốt ở trẻ em đều do virus gây ra. Mặc dù sốt siêu vi có triệu chứng giống các bệnh khác nhưng vẫn có điểm phân biệt. Bài viết này sẽ giúp các mẹ nhận biết biểu hiện của sốt siêu vi. Sốt siêu vi mấy ngày thì khỏi? Sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu? Phân biệt sốt siêu vi và sốt xuất huyết. Và cuối cùng là cách chăm sóc trẻ hạn chế dùng thuốc tối đa.
Mục Lục Bài Viết
Biểu Hiện Của Sốt Siêu Vi
Những Biểu Hiện Chung
Rất nhiều bệnh ở trẻ em bắt đầu bằng triệu chứng sốt. Vì vậy mẹ quan sát những biểu hiện sau để nhận biết các dấu hiệu của sốt siêu vi:
Nhiệt độ sốt: Trẻ sốt siêu vi phát bệnh có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao từ 39°C trở lên. Ngay cả những lần nhiễm virus trước đều sốt nhẹ thì lần này vẫn có thể sốt cao. Bởi vì có nhiều loại virus khác nhau gây bệnh và thể trạng của trẻ mỗi giai đoạn mỗi khác.
Tần suất sốt: trẻ thường khỏe vào ban ngày, sốt về chiều tối, càng về khuya càng sốt cao. Chu kỳ này lặp lại trong vài ngày đầu tiên sau đó triệu chứng sốt giảm dần. Cũng có lúc, trẻ sốt cao liên tục 2-3 ngày rồi trở lại bình thường, nhưng 1-2 ngày sau lại bắt đầu đợt sốt mới. Dù biểu hiện khác nhau tùy thuộc virus gây bệnh, mẹ có thể nhận biết triệu chứng sốt siêu vi ở đặc điểm sốt đi sốt lại nhiều lần.
Những Triệu Chứng Đặc Thù
Ớn lạnh: cũng là một biểu hiện hay gặp ở sốt siêu vi.
Đau cơ, nhức mỏi khắp người: vì thế nên khi sốt siêu vi con thường rất quấy, chỉ đòi mẹ và thích được ẵm bồng trên tay.
Dấu hiệu bệnh đường ruột: buồn nôn, nôn, tiêu chảy,… xảy ra khi trẻ bị nhiễm siêu vi cư trú ở đường ruột.
Dấu hiệu bệnh đường hô hấp: cảm, cúm, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng, viêm phổi, viêm hô hấp trên,… xảy ra khi trẻ bị nhiễm siêu vi ở đường hô hấp.
Phát ban, nổi mụn nước: dễ bị nhầm lẫn với sốt phát ban, sởi, rubella,… nhưng không nghiêm trọng như các bệnh ấy và sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Xem thêm: Sốt Siêu Vi Phát Ban Ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không?
Sốt cao khó hạ: trong một số trường hợp, trẻ nhiễm siêu vi sốt cao được cho uống thuốc vẫn không hạ sốt. Triệu chứng này cũng phổ biến ở trẻ bị sốt xuất huyết. Mình sẽ giúp mẹ xác định được chính xác con bị sốt siêu vi thông thường hay sốt xuất huyết qua các tiêu chí cụ thể dưới đây.
Phân Biệt Sốt Siêu Vi Với Sốt Xuất Huyết
Biểu hiện của sốt siêu vi và sốt xuất huyết khá giống nhau nhưng vẫn có dấu hiệu phân biệt. Chủ động nhận biết bệnh sẽ giúp mẹ có hướng điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Nếu trẻ bị sốt xuất huyết, mẹ nên đưa trẻ đi khám để được hướng dẫn chăm sóc phù hợp. Trường hợp trẻ chỉ sốt siêu vi, mẹ có thể cho trẻ ở nhà nghỉ ngơi và chăm sóc tại nhà.
Như vậy qua việc quan sát biểu hiện của con sẽ giúp mẹ xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng mẹ biết không, các chủng virus khác nhau còn ảnh hưởng đến thời gian sốt siêu vi mấy ngày thì khỏi. Nên sẽ có lúc trẻ nhanh hết sốt, có lúc lại kéo dài. Mẹ lại thêm một phen hoang mang không biết thực sự sốt virus ở trẻ em kéo dài bao lâu.
Sốt Virus Ở Trẻ Em Kéo Dài Bao Lâu?
Thông thường mỗi đợt sốt siêu vi kéo dài 7-10 ngày. Biểu hiện của sốt siêu vi thường là trẻ sốt cao 3-5 ngày đầu, giảm dần những ngày sau. Tuy nhiên có mẹ bảo rằng sốt virus kéo dài cả tháng. Điều này thực chất là trẻ có nhiều đợt sốt siêu vi chồng lên nhau đấy.
Thời gian đầu trẻ đi học với một số mẹ là chuỗi ngày “cực hình” vì trẻ bệnh liên tục. Nguyên tắc là trẻ bị nhiễm virus nào, hệ miễn dịch tạo ra kháng thể, miễn nhiễm bệnh đó lần sau. Vậy mà trẻ vừa hết hôm trước, hôm sau đi học đã lại sốt. Đó là vì có đến hàng ngàn chủng virus gây ra bệnh. Trẻ đã miễn nhiễm một chủng, nhưng vẫn còn rất nhiều chủng “xếp hàng” chờ “nhận mặt”.
Nhiều mẹ nghĩ do trẻ đi học nên mới hay bệnh và giải quyết bằng cách… cho trẻ ở nhà. Nhưng mẹ có nghĩ cứ giữ con ở nhà có thực sự tốt cho con? Trẻ không đến trường nhưng đến những nơi khác vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh trừ phi hoàn toàn ở trong nhà. Mà như vậy lại hạn chế sự phát triển của con. Trẻ ít bệnh, đồng nghĩa với hệ miễn dịch ít được luyện tập. Về lâu dài, trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh nhiều hơn với mức độ nặng hơn. Vì vậy, thay vì giữ trẻ quá kỹ, mẹ hãy tập trung nâng cao sức khỏe để trẻ tự tin đối phó bệnh nhé.
Chăm Sóc Đúng Cách Khi Trẻ Bị Sốt Siêu Vi
Chăm sóc trẻ sốt virus để mau hồi phục, mẹ nhớ 4 yếu tố chính:
Bổ sung nước đầy đủ: mẹ khuyến khích trẻ uống đủ nước, ăn những thực phẩm giàu vitamin C, probiotic, protein.
Nghỉ ngơi nhiều: trẻ có nhu cầu ngủ nhiều hơn để lại sức. Nếu trẻ muốn chơi, mẹ cho trẻ chơi những trò vừa sức.
Tránh bội nhiễm: vi khuẩn khác có thể lợi dụng lúc trẻ đang yếu để xâm nhập và gây thêm bệnh cho trẻ. Mẹ vệ sinh mũi, họng, mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày, rửa tay thường xuyên. Tắm cho trẻ sốt siêu vi bằng nước ấm để luôn giữ cho trẻ luôn sạch sẽ.
Hạ sốt khi cần: cho trẻ uống thuốc hạ sốt thành phần paracetamol nếu trẻ sốt cao trên 39°C và có dấu hiệu quấy khóc, bứt rứt, khó chịu. Nếu trẻ vẫn tươi tỉnh, khuyến khích mẹ chườm mát, lau người bằng nước ấm, đắp lá,… thay vì dùng thuốc hạ sốt.
Đọc thêm: Cách Hạ Sốt Siêu Vi An Toàn Cho Trẻ Ngay Tại Nhà
Nếu trẻ sốt cao co giật hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào khác mẹ ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Điều trị sốt siêu vi quan trọng nhất là cho trẻ thời gian để tự phục hồi. Đây là bước cần thiết đề nâng cao sức đề kháng của trẻ. Hiểu rõ về Sốt Siêu Vi Ở Trẻ – Thông tin từ A-Z sẽ giúp mẹ tự tin khi lựa chọn cách chăm sóc trẻ hạn chế dùng thuốc không cần thiết.
Tổng Kết
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu các biểu hiện của bệnh sốt siêu vi ở trẻ em. Hiểu rõ về bệnh rồi chắc mẹ đã bớt lo lắng và nhận ra bệnh cũng không quá phức tạp đúng không? Con sốt siêu vi được chăm sóc hợp lý có thể khỏe mạnh trở lại mà không cần dùng thuốc. Điều này chắc hẳn sẽ giúp mẹ cân nhắc lại việc cho con uống thuốc trong những lần sau, phải không nào! Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp mẹ tin tưởng và yên tâm chăm sóc con thuận tự nhiên nhé.
Nhắn Nhủ Cùng Mẹ
Thực tế là mẹ dễ dàng tự mua thuốc ở các tiệm thuốc tây. Các bệnh viện nhi thì quá tải nên bác sĩ cũng không có nhiều thời gian tư vấn. Vì vậy, thói quen lạm dụng thuốc không đúng mục đích trở nên phổ biến. Thuốc chữa hết bệnh nhanh nhưng luôn tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm. Mình hiểu thay đổi thói quen “luôn uống thuốc” khi bệnh rất khó khăn. Nhưng mình tin với trái tim người mẹ, mẹ sẵn sàng làm khác đi nếu điều đó tốt hơn cho con về lâu dài.
Những bài viết trên Blog Mẹ Việt sẽ cung cấp cho mẹ những kiến thức về bệnh thường gặp ở trẻ. Đồng thời chia sẻ cùng mẹ cách nâng cao sức đề kháng của trẻ một cách tự nhiên. Từ đó mẹ sẽ biết cách dùng thuốc sao cho hợp lý và an toàn. Mời các mẹ cùng đón đọc nhé!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023