Để có thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần một chế độ dinh dưỡng khoa học, cân đối và đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh bữa chính, mẹ nên có 1-2 bữa phụ với các loại hạt tốt cho bà bầu. Các loại hạt vừa bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao cho mẹ trong thai kỳ. Lại vừa hỗ trợ cho thai nhi phát triển toàn diện. Hãy cùng khám phá 10 loại hạt đứng đầu về dinh dưỡng cho mẹ bầu nhé!
Cộng đồng Mẹ Việt thường xuyên chia sẻ, thảo luận các chủ đề về mang thai, thai giáo cho con. Tham gia cộng đồng để cùng cập nhật những thông tin hữu ích nhất cho mẹ bầu. CLICK TẠI ĐÂY
Mục Lục Bài Viết
Hạt Óc Chó
Nằm trong top đầu danh sách các loại hạt tốt cho bà bầu. Hạt óc chó giúp mẹ bầu bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng như vitamin E, omega-3, phốt pho… Đặc biệt, các axit hữu cơ có trong quả óc chó được chứng minh là có tác dụng kích thích sự phát triển não bộ của thai nhi.
Trong mỗi 100g hạt óc chó có chứa khoảng 65g chất béo, 15g protein và 654 Kcal. Do đó, loại hạt này sẽ giúp mẹ bầu bổ sung chất béo mà không gây tăng cân.
Theo các chuyên gia, mỗi ngày mẹ bầu nên sử dụng từ 6-8 quả óc chó trong bữa phụ. Nếu sử dụng trong một thời gian dài, em bé sau này sẽ thông minh sáng dạ lắm đấy.
Bài cùng chủ đề:
Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Bà Bầu Ăn Gì Để Con Thông Minh – Khỏe Mạnh Từ Trong Bụng Mẹ
Hạt Hạnh Nhân
Hạnh nhân với hàm lượng omega-3 dồi dào là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Giúp em bé của mẹ phát triển trí thông minh.
Bên cạnh đó, lượng folate và axit folic có trong hạnh nhân rất cần thiết. Là nguồn bổ sung thêm dưỡng chất ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
Hơn nữa, trong hạnh nhân cũng chứa khá nhiều magie. Có tác dụng giúp làm giảm nguy cơ sinh non ở mẹ bầu. Và kích thích sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên ăn khoảng 28 gram hạnh nhân (tương đương 23 hạt). Như vậy là mẹ có thể đảm bảo được tối đa những lợi ích từ dinh dưỡng loại hạt này.
Mẹ đọc thêm:
Có Cần Thiết Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Không
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế
Hạt Chia
Hạt chia rất giàu các axit béo Omega-3 cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi. Cùng với cá hồi thì hạt chia là bạn đồng hành tuyệt vời của bà bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên, trong 100gr hạt chia chứa đến 19,3g omega-3, cao gấp 8 lần so với cá hồi.
Ngoài ra, hạt chia còn chứa hàm lượng acid folic khá cao. Acid này giúp phòng ngừa khiếm khuyết ống thần kinh của thai nhi.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên sử dụng 1-2 thìa hạt chia, chế biến kết hợp với các món ăn khác.
Mẹ có câu hỏi cần tư vấn nhanh, hãy liên hệ team Mẹ Việt để được hỗ trợ. Click để kết nối.
Hạt Dẻ
Hạt dẻ không thể thiếu trong danh sách các loại hạt tốt cho bà bầu. Bởi vì nó chứa rất nhiều protein, canxi, chất béo, sắt, kẽm, phốt pho và vitamin.
Các chất này có tác dụng điều chỉnh lưu lượng máu. Kích thích hoạt động của thận và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ bắp.
Bà bầu nên ăn hạt dẻ thường xuyên để có sức khỏe ổn định và hệ cơ xương tốt. Ngoài ra, loại hạt này còn mang đến khả năng giúp mẹ bầu giảm mệt mỏi khi mang thai.
Mẹ bầu nên ăn hạt dẻ thường xuyên mỗi ngày. Nhưng không nên ăn quá nhiều vào một thời điểm để tránh tác dụng không mong muốn về tiêu hóa. Để bảo quản hạt dẻ, mẹ bầu nên để chúng ở nơi thoáng mát, sạch sẽ và tránh mối mọt.
Mẹ bầu gặp vấn đề khó ngủ nên tham khảo bài này nhé.
Các Loại Gối Dành Cho Bà Bầu Có Giấc Ngủ Êm Ái Suốt Thai Kỳ
Hạt Đậu Phộng
Trong đậu phộng có hơn 10 loại acid amin khác nhau mà mẹ bầu cần trong suốt thai kỳ. Nó giúp thúc đẩy sự sản sinh ra các tế bào não. Đồng thời, nâng cao khả năng ghi nhớ và tăng cường sự phát triển tư duy của thai nhi.
Giá trị dinh dưỡng của đậu phộng còn cao hơn cả lương thực. Và đậu phộng có thể sánh ngang với các loại thực phẩm đắt tiền như thịt, sữa, trứng.
Khi ăn đậu phộng, mẹ bầu không nên bỏ đi lớp màng màu hồng bên ngoài. Vì nó tốt cho máu và sức khỏe.
Các món ăn từ đậu phộng tốt cho mẹ bầu như cháo đậu phộng, đậu phộng luộc,… Mẹ bầu nên tránh đậu phộng chiên. Với mẹ đã từng dị ứng với đậu phộng từ trước thì không nên sử dụng loại hạt này nhé.
Hạt Mắc Ca
Loạt hạt này có giá trị dinh dưỡng cao như chất béo, đường, protein, muối khoáng, canxi, sắt,…
Bổ sung mắc ca vào khẩu phần ăn hằng ngày sẽ giúp tích lũy năng lượng cho thai nhi. Đồng thời giúp cải thiện được chứng chán ăn cho mẹ bầu.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mẹ bầu nên ăn hạt mắc ca ngay từ đầu thai kỳ. Và mẹ nên duy trì thường xuyên mỗi ngày với lượng vừa phải là 4-5 hạt/ngày.
Hạt Sen
Vị trí thứ 7 trong danh sách các loại hạt tốt cho bà bầu chính là hạt sen. Loại hạt này rất giàu protein, canxi, và phốt pho… Đây đều là những chất rất tốt cho thận, lá lách, giúp an thần, giảm stress cho mẹ bầu. Đồng thời, hạt sen cũng có tác dụng tích cực đến sự phát triển não bộ của thai nhi.
Mẹ bầu nên ăn hạt sen vừa đủ trong thai kỳ. Nhưng mẹ không nên lạm dụng quá nhiều loại hạt này. Mẹ có thể chế biến hạt sen thành các món như gà hầm hạt sen, chè hạt sen… để ăn nhé.
Hạt Điều
Loại hạt này hoàn toàn không chứa cholesterol, rất an toàn cho tim mạch. Ngoài ra, hạt điều còn giàu magie, canxi giúp xây dựng cơ bắp và xương chắc khỏe cho thai nhi. Các chất dinh dưỡng trong hạt điều cũng giúp thai phụ dễ hấp thu sắt hơn.
Mỗi ngày, mẹ bầu tiêu thụ khoảng ¼ cốc hạt điều. Như vậy sẽ đảm bảo cung cấp đủ các lợi ích dinh dưỡng từ loại hạt này.
Hạt Hướng Dương
Hạt hướng dương có chứa hàm lượng protein tốt hơn bất kỳ loại hạt nào khác. Đồng thời, hướng dương chứa một lượng calorie khá thấp.
Thêm vào đó, vitamin E và axit amin có trong hạt hướng dương sẽ giúp cải thiện sức đề kháng. Giúp bà bầu có một thai kỳ an toàn và tránh được các nguy cơ sẩy thai.
Các dưỡng chất chất như sắt, kali trong hướng dương còn giúp bà bầu tránh được tình trạng thiếu máu. Do đó, mẹ bầu nên chọn các loại hướng dương hữu cơ sạch để sử dụng nhé.
Hạt Bí
Hạt bí được nhắc đến khá nhiều trong các loại hạt tốt cho bà bầu. Không chỉ tốt cho não của thai nhi mà hạt bí còn hỗ trợ mẹ cải thiện hệ tiêu hóa. Giúp mẹ giảm nguy cơ bị trầm cảm, làm đẹp và thư giãn hơn.
Ngoài ra, ăn hạt bí hàng ngày sẽ giúp giảm nguy cơ trầm cảm trong và sau khi mang thai. Nó mang đến cho mẹ bầu cảm giác thư giãn và tỉnh táo.
Mẹo Nhỏ Khi Ăn Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu
Để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu lưu ý những điều sau khi sử dụng các loại hạt.
- Hạt đã bóc vỏ mẹ nên bảo quản trong hộp kín hoặc trong tủ lạnh để không bị ôi.
- Tránh các loại hạt rang, đặc biệt là rang trong dầu. Vì các loại hạt rang trong dầu có thể chứa lượng calo không cần thiết và protein cao.
- Tránh các loại hạt tẩm muối sẵn vì bạn sẽ nạp nhiều muối vào cơ thể.
- Mẹ có thể chế biến các loại hạt thành những món sữa. Nên ưu tiên cho các loại hạt hữu cơ (organic) và hạt thô.
- Mẹ không nên ăn quá nhiều hạt. Thay vào đó cần đa dạng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mẹ nhé.
Mẹ Bầu Bị Dị Ứng Với Hạt
Một số mẹ có cơ địa dị ứng, khá nhạy cảm với các loại hạt thô. Bởi chúng có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa do chứa những chất ức chế enzyme. Các chất này ngăn cơ thể không hấp thụ được những chất dinh dưỡng cần thiết trong các loại hạt.
Các mẹ bị dị ứng với các loại hạt nào có thể sử dụng các loại hạt khác. Hoặc ngâm hạt trong nước muối khoảng vài giờ. Sau đó sấy khô để phá hủy các chất ức chế enzyme mà vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng.
Kết Luận
10 loại hạt ở trên chính là lựa chọn hoàn hảo của mẹ bầu cho một bữa ăn phụ lành mạnh. Các loại hạt tốt cho bà bầu này cũng tiện lợi để mang theo bất cứ đâu. Do đó mẹ hãy thường xuyên bổ sung các loại hạt này trong chế độ dinh dưỡng của mình nhé. Vừa giúp mẹ tăng cảm giác ngon miệng, giảm thèm ăn món chính gây tăng cân. Vừa tốt cho phát triển trí tuệ của thai nhi nữa đấy. Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh nhé!
Mẹ tham khảo đầy đủ các bài viết chủ đề mang thai tại Category Mang Thai trên blog Mẹ Việt.
Series bài viết tổng hợp kiến thức – kinh nghiệm chăm sóc trẻ 0-12 tháng tuổi. Dành tặng các mẹ bầu chuẩn bị đón con yêu chào đời:
Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Ngày Tuổi
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023