Khi đã hiểu rõ về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thì đây là lúc mẹ bắt tay vào học cách chế biến thôi! ^^ Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật như thế nào? Cách chế biến rau cho bé ăn dặm kiểu Nhật? Làm nhuyễn, tạo độ thô cho thức ăn ra sao? Nước dashi là gì? Công thức nước dashi bổ dưỡng cung cấp đầy đủ dưỡng chất tối ưu cho bé. Mẹ Việt sẽ chia sẻ tất tần tật những cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé trong bài viết dưới đây. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Cộng đồng Mẹ Việt 4.0 thường xuyên chia sẻ về các chủ đề chăm sóc và nuôi dạy con. Ba mẹ quan tâm đến giáo dục sớm, các phương pháp giúp bé yêu phát triển toàn diện. Cách nuôi dạy bé thông minh – nhanh nhẹn – tự tin – giàu lòng yêu thương, hãy THAM GIA CỘNG ĐỒNG MẸ VIỆT 4.0!
Mục Lục Bài Viết
Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật
Cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật thay đổi theo từng độ tuổi của con. Mỗi giai đoạn ăn dặm mẹ cân đối tỷ lệ gạo và nước để tạo ra độ thô phù hợp. Cụ thể như sau:
- Bé 5 – 6 tháng: mẹ nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 10 nước. Sau khi cháo chín, mẹ rây qua lưới để làm nhuyễn cháo rồi mới cho bé ăn.
- Bé 7 – 8 tháng: tỷ lệ sẽ là 1 gạo : 7 nước để cháo có độ thô nhất định. Mẹ tập cho con ăn cháo nguyên hạt.
- Bé 9 – 11 tháng: Tỷ lệ lúc này là 1 gạo : 5 nước, con tiếp tục ăn cháo nguyên hạt với độ thô tăng dần. Đây là sự chuẩn bị dần cho giai đoạn 12 -18 tháng con ăn cơm nát và dần ăn thô như người lớn.
Các bài viết cùng chủ đề:
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Theo Từng Tháng Tuổi Của Mẹ Việt
Dụng Cụ Ăn Dặm Kiểu Nhật – Tất Tần Tật Những Món Mẹ Cần Dùng Đến
Vậy cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật như thế nào cho nhanh và đảm bảo dưỡng chất cho con? Có 3 cách nấu cháo cho mẹ linh hoạt áp dụng là:
Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Từ Gạo
Để nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật từ gạo mẹ làm như sau:
- Đầu tiên là bước vo gạo. Mẹ vo gạo với nước nhưng cũng đừng vo kỹ quá vì sẽ xát mất lớp cám gạo giàu chất bổ dưỡng.
- Mẹ cho gạo và nước theo đúng tỷ lệ vào nồi.
- Ngâm gạo trong nồi trong khoảng 30 – 60p cho gạo hút đủ nước sẽ nhanh nhừ và cháo ngon hơn.
- Mẹ bắc nồi cháo lên bếp và đun ở lửa nhỏ trong khoảng 40 phút rồi tắt bếp, đậy kín nắp vung.
- Mẹ nên ủ thêm 15p nữa cháo sẽ chín nhuyễn ngon hơn.
Mẹo để mẹ nấu cháo giữ nguyên dinh dưỡng là giữ nắp vung đậy kín trong suốt quá trình nấu. Như thế sẽ hạn chế nước bốc hơi và thất thoát các vitamin trong cháo.
Các mẹ cũng đọc bài này:
Cách Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Chuẩn Giúp Bé Hợp Tác Ăn Ngon
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 4-6 Tháng Và Những Lưu Ý Quan Trọng
Nấu Cháo Từ Cơm
Cách nấu cháo ăn dặm cho bé kiểu Nhật từ cơm có ưu điểm là giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn. Tuy nhiên, cháo sẽ không được thơm ngon nhiều như nấu cháo từ gạo. Mẹ có thể nấu cháo từ cơm đã chín của gia đình như sau:
- Với bé 5 – 6 tháng: mẹ theo tỉ lệ 1 cơm : 5 nước. Mẹ cho cơm và nước vào nồi theo tỷ lệ rồi đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cơm nở mềm là được. Mẹ cho cháo qua rây, rây nhuyễn rồi cho bé ăn.
- Bé 7 – 8 tháng tuổi: tỷ lệ phù hợp là 1 cơm: 4 nước nấu. Nấu xong mẹ cho bé ăn cháo còn nguyên hạt, không cần rây gì hết nhé.
- Bé 9 – 11 tháng: mẹ cho 1 cơm: 2 nước nấu chín và cho bé ăn nguyên hạt luôn.
Nấu Cháo Từ Bánh Mì
Ngoài cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cho bé với 2 nguyên liệu chính gạo và cơm. Các mẹ Nhật còn sử dụng bánh mì nấu cháo để thay đổi khẩu vị cho bé. Mẹ xem cách thực hiện để làm cho bé yêu nhé!
- Bánh mì cắt vỏ, lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào nồi với tỉ lệ 1 bánh mì : 5 nước.
- Đun sôi nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút.
- Cho thêm sữa bột của bé vào khuấy đều (lượng sữa = 2/3 lượng bánh mì).
Trên đây là 3 cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé món cháo thơm ngon bổ dưỡng. Tiếp theo các mẹ cùng tìm hiểu về thành phần quan trọng không thể thiếu của ăn dặm kiểu Nhật. Đó chính là nước dùng dashi nhé!
Nước Dùng Dashi Là Gì
Trong các bài hướng dẫn cách nấu ăn dặm kiểu Nhật thường xuyên nhắc tới: nước dùng dashi. Nguyên tắc của cách nấu ăn dặm kiểu Nhật hoàn toàn không sử dụng gia vị. Thay vào đó, phương pháp khuyến khích cho con thưởng thức vị ngọt tự nhiên của nguyên liệu. Do vậy, nước dùng dashi rất quan trọng. Nước dùng dashi ngon chính là bí quyết giúp trẻ ăn uống ngon miệng.
Có 2 loại nước dùng dashi được dùng trong phương pháp ăn dặm kiểu Nhật:
Súp rau: Là loại súp lấy được vị ngọt của rau. Ngoại trừ các loại rau có vị đắng, chát mẹ có thể dùng bất kì loại rau nào để nấu cho bé.
Nước dùng dashi kiểu nhật: Là loại nước dùng được nấu từ tảo bẹ và cá thu bào. Đây là 2 nguyên liệu quan trọng không thể thiếu trong đồ ăn dặm cho bé.
Cách Nấu Nước Dùng Dashi Rau Củ Bổ Dưỡng
Nguyên liệu:
- Hạt sen: 200gr
- Cà rốt: 2 củ
- Khoai lang: 1 củ
- Bí đỏ: 300gr
- Bắp Mỹ: 1 quả
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cà rốt, khoai lang gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
- Bí đỏ gọt bỏ vỏ, dùng muỗng cạo sạch phần ruột bí, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Bắp lột vỏ, bỏ râu, rửa sạch rồi cắt khúc dài khoảng 1.5 lóng tay.
- Hạt sen rửa sạch, bỏ tim sen.
Bước 2: Nấu rau củ
- Đặt nồi lên bếp, đổ vào nồi khoảng 1,5 lít nước nấu sôi.
- Cho cà rốt, bắp, hạt sen vào nấu khoảng 20 phút rồi cho bí đỏ, khoai lang vào nấu chung thêm khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp.
- Vớt hết rau củ trong nồi ra rồi dùng rây lọc nước dashi để loại bỏ hết xác rau củ còn sót lại.
Bước 3: Thành phẩm
Nước dashi có màu đẹp mắt, nhiều dưỡng chất, vị ngọt ngon tự nhiên của rau củ. Mẹ dùng nước dashi này nấu cháo, làm nước canh cho bé ăn dặm cực kỳ ngon miệng.
Xem thêm các công thức nấu nước dùng Dashi bổ dưỡng TẠI ĐÂY!
Nước Dùng Dashi Rong Biển, Cá Ngừ
Nguyên liệu:
- Rong biển kombu: 20g.
- Cá ngừ bào khô: 40g.
Cách nấu nước dùng dashi chuẩn vị Nhật Bản:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Dùng khăn thấm ướt, vắt khô rồi lau sạch từng lá rong biển.
- Ngâm rong biển vào nước khoảng 30 phút cho rong biển nở mềm, vớt ra để ráo.
Bước 2: Nấu nước dashi với rong biển và cá ngừ
- Đun sôi khoảng 1,5 lít nước, cho rong biển vào nấu khoảng 5 phút thì gắp rong biển ra. (Lưu ý: Không nên nấu rong biển quá lâu sẽ khiến nước dùng bị đắng).
- Cho 40g cá ngừ vào nồi nấu đến khi cá ngừ chìm xuống dưới đáy thì tắt bếp. (Lưu ý: Trong quá trình nấu không nên dùng đũa quậy cá vì sẽ làm đục nước, mất ngon).
- Đổ nước dashi qua rây lọc để loại bỏ xác cá.
Bước 3: Thành phẩm
Dashi rong biển cá ngừ rất giàu canxi và khoáng chất tốt cho cơ thể. Nước dashi có vị ngọt thơm rất hấp dẫn kích thích bùng nổ vị giác cho bé yêu.
Nước Dùng Dashi Từ Nấm
Nguyên liệu:
- Nấm hương khô: 100gr
- Nước lọc: 1 lít
Cách nấu nước dùng dashi từ nấm chuẩn ngon.
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Dùng chổi chuyên dụng quét sạch bụi bám trên nấm hương nếu có.
- Ngâm nấm hương với 1 lít nước lạnh khoảng 8 tiếng.
- Vớt nấm ra cắt bỏ chân nấm rồi cắt nấm làm đôi.
Bước 2: Nấu dashi từ nấm
- Đổ nước ngâm nấm vào nồi nấu sôi.
- Cho nấm hương đã sơ chế vào nấu ở lửa nhỏ khoảng 30 phút.
- Dùng rây lọc bỏ xác nấm hương thu được nước dùng dashi.
Bước 3: Thành phẩm
Dashi từ nấm hương có mùi thơm rất đặc trưng, lạ vị và cực nhiều dưỡng chất. Có thể dùng dashi để nấu các món chay rất tiện lợi lại tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Lưu Ý Quan Trọng Khi Nấu Nước Dùng Dashi
Trên đây là những gợi ý công thức nước dùng dashi hấp dẫn. Ngoài ra, mẹ có thể tự sáng tạo các công thức nấu nước dashi khác nhau để tăng hương vị. Tuy nhiên, mẹ lưu ý nhé! Một số loại rau củ kỵ nhau mẹ không nên phối hợp khi nấu nước dashi như sau:
Củ cải trắng và cà rốt: Củ cải trắng rất giàu vitamin C, cà rốt chứa nhiều enzym phân giải vitamin C. Khi nấu chung sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có trong nước dùng. Ngoài ra sự phối hợp này còn gây chướng bụng, khó tiêu,…
Cải thìa và bí đỏ: Vitamin C có trong cải thìa sẽ dễ dàng bị enzym trong bí đỏ phá hủy khi kết hợp.
Khoai tây, khoai lang và cà chua: Kết hợp 3 loại này với nhau sẽ dễ gây khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tiêu chảy…
Cà chua và dưa leo: Dưa leo có chứa chất phân giải vitamin C, cà chua lại chứa nhiều vitamin C. Nấu chung 2 loại này với nhau sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Cách Bảo Quản Và Rã Đông Nước Dashi
Cách bảo quản nước Dashi: Dashi sau khi nấu xong, mẹ để nguội rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Và sử dụng hết trong vòng 2 ngày. Để bảo quản dashi 1-2 tuần, mẹ nên chia dashi ra thành từng hộp nhỏ, có nắp đậy kín khí. Bảo quản nước dashi trong ngăn đông tủ lạnh mà không sợ dashi bị mất chất hay hư hỏng.
Rã đông nước dashi: mẹ có thể lấy nước dashi bỏ xuống ngăn mát vào buổi tối hôm trước. Qua ngày hôm sau dashi đã tự rã mẹ có thể lấy ra để chế biến các món ăn cho con. Hoặc cần rã đông nhanh, mẹ hấp cách thủy hoặc quay trong lò vi sóng sẽ tiết kiệm thời gian nhé!
Cách Nấu Ăn Dặm Kiểu Nhật
Đã xong phần nấu cháo và nước dùng dashi. Tiếp theo mẹ hãy tìm hiểu về cách tạo độ thô phù hợp cho bé ăn dặm kiểu Nhật nhé!
Cách Nghiền Thịt Cá Và Rau
Trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật, thịt, cá và rau thường khó làm mịn hơn cháo. Vì kết cấu của thực phẩm chắc chắn sẽ tạo lợn cợn khi làm nhỏ. Đây cũng là lý do mà mới tập ăn dặm khoảng 2 tuần đầu, bé chưa cần làm quen với thức ăn đạm. Từ tuần thứ 3 trở đi mẹ mới bắt đầu giới thiệu các thực phẩm đạm và vitamin, chất xơ như sau:
Cách làm tổng quát cho mọi loại thịt cá là:
- Lấy loại thịt nạc, cá trắng.
- Luộc thịt, cá lên, giữ nước dùng lại.
- Đối với cá: do cá mềm hơn nên rây qua lưới. Sau đó hòa loãng ra bằng nước luộc. Thêm ít bột năng (hoặc bột sắn) đã hòa tan vào 1 chút nước, rồi hòa cùng cá đã làm mềm. Quay vi sóng 20-30s. Nếu cẩn thận hơn thì đun lên, cách làm sánh tương tự.
- Đối với thịt: khó mịn hơn cá, tuy nhiên cách làm như nhau. Nếu khó rây thì đầu tiên giã qua thịt đã rồi rây.
Nếu làm nhiều cất đông thì có thể xay lẫn thịt và nước luộc chung bằng máy xay. Khó có thể làm thịt cá thật nhuyễn, kiểu gì cũng cảm thấy lợn cợn, nhưng các mẹ đừng lo, đó cũng là một bước để tăng độ thô. Nếu chưa cảm thấy yên tâm, thì mẹ hãy cho tỉ lệ nước dùng nhiều hơn, cá thịt ít hơn. Điều này giúp con dễ nuốt trong thời gian đầu. Tuy nhiên về lâu về dài mẹ cần tăng dần độ thô.
Cách Chế Biến Trứng Gà
Trong giai đoạn đầu mới tập ăn dặm, bé có thể ăn được lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên các tài liệu ăn dặm kiểu Nhật không khuyến khích giới thiệu trứng cho bé quá sớm. Tốt nhất là từ tháng 8 trở đi hãy bắt đầu cho con làm quen với trứng. Và ba mẹ hãy chú ý theo dõi thật kỹ vì một số trẻ có thể bị dị ứng với trứng. Biểu hiện là nổi mẩn đỏ khắp người.
Cách chế biến: luộc trứng thật kỹ, tách lấy riêng lòng đỏ, pha loãng, mịn ra với nước rau.
Kết Luận
Hy vọng bài viết này đã giải đáp cho mẹ những thắc mắc về cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Việc chuẩn bị nguyên liệu và chế biến cũng không quá phức tạp. Để những bữa ăn dặm luôn tươi ngon và đầy dưỡng chất. Mẹ hãy lựa chọn cho con thực phẩm tươi nhé! Những mẹ bận rộn có thể đi chợ cuối tuần và chuẩn bị ăn dặm cho bé cả tuần. Thực phẩm mua về nên được chế biến ngay và cấp đông để giữ độ tươi ngon và dinh dưỡng. Chúc các bé sẽ có những bữa ăn dặm thật ngon lành nhé!
Mẹ xem các bài viết trong chuyên mục Ăn dặm kiểu Nhật:
Thực đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7 – 8 Tháng – Dinh Dưỡng Tối Ưu
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 9 – 11 Tháng – Bé Hấp Thu Khỏe, Tăng Cân
Không Lo Biếng Ăn Với Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 12 – 18 Tháng
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023