Ba mẹ có còn nhớ cảm giác khi lần đầu tiên biết tin con đã đến bên đời mình không? Đó là hạnh phúc vỡ òa vì tình yêu đã kết quả ngọt sau bao ngày mong ngóng. Xen lẫn một chút hồi hộp, lo âu, không biết mình sẽ thích nghi vai trò mới như thế nào. Vậy ba mẹ đã chuẩn bị gì để bắt đầu hành trình mới này chưa? Series “Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con” là tâm sự của mình – mẹ của hai cô con gái, về chuyện nuôi dạy con. Mục đích giúp cho ba mẹ, đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu, nắm được tiến trình phát triển của em bé từ khi ra đời đến tròn 1 tuổi. Từ đó ba mẹ có thể có sự chuẩn bị tốt nhất để đón bé yêu chào đời.
Mục Lục Bài Viết
Vì Sao Series Này Rất Hữu Ích Với Ba Mẹ
Mình cũng là mẹ bỉm nên mình rất hiểu mong ước của các mẹ qua từng giai đoạn chăm con. Vì vậy trong series này, mình đã:
- Hệ thống từng bước một theo trình tự phát triển của bé. Những điều ba mẹ cần chuẩn bị, cần thực hiện để biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Đặc biệt cụ thể, chi tiết từ ngày đầu tiên con ra đời cho tới lúc thôi nôi (tròn 12 tháng tuổi).
- Thông tin được chia sẻ là nhật ký thực tế chăm 2 cô con gái Sóc và Xuka nhà mình. Là những kiến thức mình đã tích lũy, là những kinh nghiệm mình đã trải qua nên sẽ gần gũi, sát với thực tế mà những cuốn sách chia sẻ thông thường không làm được.
- Cô đọng, súc tích, tập trung vào giải pháp nhanh chóng cho các vấn đề cơ bản của con. Để mẹ có thể áp dụng ngay và luôn sau khi đọc xong.
- Không lan man, đi thẳng vào những đặc điểm của bé giai đoạn 0-12 tháng. Giúp mẹ tiết kiệm thời gian tìm kiếm, chắt lọc và kiểm chứng thông tin.
Hơn thế nữa, khi gặp khó khăn về cách nuôi trẻ sơ sinh, mẹ có thể đặt câu hỏi ngay dưới bài viết hoặc trong Cộng đồng Mẹ Việt. Nơi mình và các mẹ năng động luôn sẵn sàng hỗ trợ các mẹ trên hành trình chăm sóc các con yêu.
Các bài viết trong Series:
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Ngày Tuổi
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 10 Ngày Tuổi
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 2
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 3
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 4
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 5
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 6
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 7
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 8
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 9
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 10
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 11
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Xuka Tròn 1 Tuổi
Cơ Duyên Khiến Mình Quyết Tâm Viết Lên Series Vô Cùng Giá Trị Này
Mình sinh bé đầu – cô chị Sóc năm 2015. Sóc là tập đầu, hai vợ chồng chưa nhiều kinh nghiệm về cách nuôi trẻ sơ sinh. Nên chăm con cũng vất vả lắm. Bây giờ thì mọi chuyện đã đi vào quỹ đạo rồi. Sóc đã hơn 4 tuổi và đã có thể giúp đỡ bố mẹ trông em. (Tận dụng nhân lực nhàn rỗi trong đợt nghỉ dịch Covid-19 hihi)
Bé thứ 2 của nhà mình là Xuka chào đời cuối năm 2019. Tình yêu ngọt ngào của bố mẹ và chị Sóc. Mình thực sự hào hứng khi chia sẻ với các mẹ bỉm sữa sau khi sinh Xuka. Vì lúc này những kiến thức tích lũy được lâu nay, đã tới dịp mang ra áp dụng vào thực tế. Kinh nghiệm chăm bé nhàn tênh của mình đã giúp ích cho rất nhiều mẹ. Mình rất vui vì điều đó. Và luôn tâm niệm mình sẽ chia sẻ, hỗ trợ các mẹ nhiều hơn nữa.
Qua quá trình tâm sự, tư vấn cho ba mẹ, mình nhận thấy mấu chốt của những rắc rối, khó khăn trong quá trình nuôi con của ba mẹ là do KHÔNG CHUẨN BỊ TRƯỚC. Như mình vừa kết hôn xong chưa kịp làm quen với cuộc sống mới đã có bầu luôn. Hay nhiều mẹ có bầu tới tháng cuối, nhưng vẫn vất vả với bao nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền. Nghĩ tới ngày sinh sắp cận kề các mẹ thường tặc lưỡi: ai mà chả đẻ con, ai mà chả làm mẹ được. Chắc mọi chuyện cũng sẽ ổn thôi. Và chúng ta tin vào cái bản năng làm mẹ ấy của người phụ nữ!
Đọc Thêm: Làm Mẹ – Mục Tiêu Cuộc Đời Của Bạn Như Thế Nào?
Những Khó Khăn Các Mẹ Không Lường Trước
Rồi chớp mắt một cái con ra đời. Con yêu bé bỏng, nằm ngay cạnh mẹ đây. Nhưng không lung linh như những bức ảnh mẹ vẫn nhìn thấy trên facebook. Thay vào đó… Con xì xoẹt liên tục, ngủ ngày cày đêm. Rồi con bị chàm sữa, hăm tã, nôn trớ… Mẹ thì ngủ không đủ, xù hết cả người ra.
Con lớn lên từng ngày kéo theo đó là càng nhiều vấn đề rắc rối, thử thách mẹ. Mẹ ước có cái nút tạm dừng để mẹ nghỉ ngơi chút. Hoặc chí ít tạm dừng để mẹ tìm hiểu kiến thức đã. Nhưng đúng là thời gian ngủ còn không có. Lấy đâu thời gian đọc tới lui các cuốn sách ngập tràn kiến thức. Mẹ ước gì có một ai đó nói rõ cho mẹ: cách nuôi trẻ sơ sinh từng bước một. Cụ thể như mới sinh xong, con 1 ngày tuổi phải chăm sóc con như thế nào? Bé 1 tháng tuổi, 2 tháng tuổi, 6 tháng tuổi,… sẽ biết làm những gì? Tháng mấy thì cho con ăn dặm được? Hay thậm chí cụ thể cả ăn dặm theo phương pháp nào phù hợp nhất cho bé hiện nay.
Mẹ khát khao có một người đủ tin cậy, nắm chắc kiến thức. Tóm tắt và chỉ rõ cho mẹ giải pháp với các vấn đề của con. Để mẹ đọc rồi hành động ngay, giải quyết vấn đề liền tay. Chứ không mất thời giờ đi đọc những thông tin lan man mỗi người khuyên một kiểu.
Mình đã đau đáu với những trăn trở đó. Vì vậy trong quá trình chăm sóc em bé sơ sinh của mình, mình đã quyết định ghi lại nhật ký hàng ngày. Từ những giây phút đáng yêu của con, tới những khó khăn gặp phải. Có những vấn đề mình có giải pháp ngay. Có những vấn đề mình note lại và tìm giải pháp sau đó từ các bác sĩ, chuyên gia. Và tất cả kinh nghiệm, kiến thức mình tích lũy cũng như trải nghiệm thực tế đã được tổng hợp trong series “Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con”. Series này bao gồm một loạt bài viết chia sẻ về hành trình chăm con từ 0-12 tháng tuổi của mình.
Ai Nên Đọc Series Này
Chính vì tính hữu ích từ những chia sẻ, trải nghiệm thực tế trong từng bài viết nên Series này sẽ phù hợp với hầu hết ba mẹ. ĐẶC BIỆT LÀ:
Mẹ Bầu
Các mẹ bầu cần đọc Series này để hình dung rõ ràng về chặng đường sắp tới của mình. Mẹ sẽ nắm vững những thông tin cơ bản cần chuẩn bị từ lúc đi sinh đến sau sinh.
Trong tháng ở cữ mẹ sẽ có sự thay đổi lớn về nội tiết tố bên trong cơ thể. Cộng với sự thay đổi đột ngột của môi trường, hoàn cảnh. Mẹ lại phải đảm đương một trách nhiệm mới mà mình chưa hề có chút kinh nghiệm. Những điều ấy rất dễ dẫn đến những căng thẳng không đáng có, thậm chí là trầm cảm sau sinh.
Những thông tin trong bài sẽ giúp mẹ nhanh chóng làm quen với cách chăm sóc bé sơ sinh. Mẹ bắt nhịp tốt, nhất là việc cho bé bú mẹ thì mọi chuyện sẽ vô cùng thuận lợi. Mẹ thấy mình làm tốt sẽ tự tin, tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh được trầm cảm sau sinh.
Mẹ Bỉm Sữa
Các mẹ bỉm đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi cần đọc Series này. Mẹ hãy đọc từ bài tương ứng với tháng tuổi của con mình. Trẻ ở các tháng tuổi sẽ có đặc điểm thế nào, hành động gì, vấn đề tiêm chủng ra sao,… Đâu là dấu hiệu con đang bước vào tuần khủng hoảng? Từ đó có sự chuẩn bị tâm lý cần thiết để cùng con vượt qua tuần khủng hoảng nhẹ nhàng nhất.
Mẹ còn có thể theo dõi được sự phát triển toàn diện của con qua từng tháng. Mẹ cũng sẽ biết được giai đoạn tiếp theo con có những bước tiến gì. Ba mẹ cần chuẩn bị gì để hỗ trợ con phát triển tốt.
Vậy đó, Series này chính là bạn đồng hành cùng ba mẹ dõi theo hành trình bé yêu khôn lớn.
Các mẹ có con lớn hơn rồi, với kinh nghiệm tích lũy được thì cũng quay lại cùng mình chia sẻ những kiến thức về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Để giúp đỡ các mẹ đi sau có cái nhìn đa chiều, thực tế về nuôi con nhỏ nhé.
Đôi Lời Tâm Sự Cùng Mẹ
Mẹ biết không, khi con chào đời, chúng ta chính thức có thêm nghề LÀM CHA MẸ. Để thành thạo một công việc, một nghề nào đó chúng ta có thể mất 9-12 năm học. Rồi đi học nghề, thậm chí 4,5 năm học đại học và cao hơn nữa. Nhưng chúng ta đã thực sự dành được bao nhiêu thời gian để học làm cha mẹ???
Có thể ba mẹ rất thành công trong công việc. Nhưng đứng trước thế giới trong trẻo của con trẻ, những hiểu biết của chúng ta thật quá ít ỏi. Chúng ta cần phải học lại từ đầu!!!
Vì vậy, ba mẹ hãy dành thời gian để tìm hiểu về những kiến thức để chăm sóc sức khỏe, nuôi dạy con nhé. Tìm hiểu càng sớm càng chủ động. Và khi con cái khỏe mạnh, thông minh chính là điều khiến chúng ta hạnh phúc nhất. Nuôi con cũng chính là cơ hội để ba mẹ thay đổi mình thành một phiên bản tốt hơn. Biết yêu thương, kiên nhẫn và trách nhiệm hơn!
Và có một điều thật đúng, mỗi đứa con của chúng ta không sinh ra lần thứ hai. Đừng để con phải chịu thiệt thòi vì những sai lầm, thiếu hiểu biết do chưa chuẩn bị kỹ càng của chúng ta. Càng đừng để con đầu lòng trở thành bản nháp cho mình học làm cha mẹ ba mẹ nhé. Chúc cho hành trình nuôi dạy con của tất cả chúng ta luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Tạm biệt và hẹn gặp lại ba mẹ tại bài chia sẻ đầu tiên trong Series: Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Ngày Tuổi
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023
Tuyệt vời, em cảm ơn chị rất nhiều ạ, nhờ có series này mà một bà mẹ trẻ sinh bé lần đầu như em có thể tự tin và dễ dàng hơn rất rất nhiều về việc học kiến thức nuôi dạy con a.
Oke em :) Ngoài ra em có thể xem thêm các video chia sẻ của chị trên kênh youtube nhé: https://www.youtube.com/channel/UCKeWi1o9a6Q70rxwTyrHFRw/