Là một cá thể riêng biệt, mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển riêng của mình. Tuy nhiên, vẫn có những chuẩn mực nhất định để xác định sự phát triển của con như thế nào. Đó chính là chuẩn cân nặng của thai nhi theo từng tuần tuổi. Đây là thước đo tham khảo để biết được sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ thay đổi về chế độ sinh hoạt, ăn uống, tập luyện sao cho phù hợp.
Mục Lục Bài Viết
- 1 Bảng Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi Được Tính Như Thế Nào
- 2 Cách Đo Chiều Dài Và Cân Nặng Thai Nhi Theo Từng Tuần Tuổi
- 3 Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 8 Đến Tuần 15
- 4 Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 16 Đến Tuần 25
- 5 Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 26 Đến Tuần 35
- 6 Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 36 Đến Tuần 40
- 7 Các Yếu Tố Tác Động Tới Cân Nặng Của Thai Nhi
- 8 Lưu Ý Về Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi
- 9 Cần Làm Gì Để Cân Nặng Thai Nhi Phát Triển Đúng Chuẩn
- 10 Lời Kết
Bảng Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi Được Tính Như Thế Nào
Từ tuần thai thứ 1 đến tuần thai thứ 7, em bé trong bụng mẹ còn rất nhỏ. Khi siêu âm, mẹ hầu như chỉ có thể thấy một điểm nhỏ trên màn hình. Vì vậy, cân nặng thai nhi theo tuần sẽ bắt đầu tính từ tuần thai thứ 8. Khi em bé trong bụng mẹ đã dài khoảng 1,6cm và nặng khoảng 1 gam.
Các chỉ số cân nặng thai nhi đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần 8 đến 40.
Đọc thêm: Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Cách Đo Chiều Dài Và Cân Nặng Thai Nhi Theo Từng Tuần Tuổi
Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà sẽ có những cách đo cân nặng thai nhi khác nhau:
Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ. Nên chiều dài của bé sẽ được đo từ đầu đến mông – còn gọi là chiều dài đầu mông.
Từ tuần 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
Dưới đây là bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi cập nhật mới nhất. Được đo, xác định theo đánh giá của tổ chức Y tế Thế giới WHO. Các mẹ có thể đối chiếu để xác định con yêu có phát triển khỏe mạnh hay không nhé.
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 8 Đến Tuần 15
Ở Tuần thai thứ 8, thai nhi nặng khoảng 1g, dài khoảng 1,6cm. Trông như quả dâu tây thôi. Nhưng giai đoạn này đã hoàn thành việc chia tim thành 4 ngăn. Cũng như định hình các cơ quan nội tạng, thần kinh của con rồi đó mẹ.
Bước qua 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, với cân nặng 14g, chiều dài 5,4 cm. Thai nhi 12 tuần có vóc dáng hoàn chỉnh và đang dần cứng cáp. Mẹ có thể cảm nhận sự hiện diện của con ở đầu tử cung, vị trí trên xương mu.
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 16 Đến Tuần 25
Vào thời điểm tuần thai 16 tuần, thai nhi đã to bằng một quả bơ. Bé cưng khá nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và rất hay bị nấc cụt.
Thai nhi 20 tuần tuổi bắt đầu nặng hơn 300 gam và dài hơn 16 cm. Bé con đã khá lớn rồi mẹ ạ! Tử cung của mẹ lúc này có thể ở ngang vị trí với rốn. Thai nhi khi này có thể mút ngón tay, ngáp và làm các điệu bộ khuôn mặt khác nhau. Sớm thôi, mẹ sẽ nhanh chóng cảm nhận được chuyển động của con trong bụng.
Và đến tuần 25, chiều dài thai nhi tương đương chiều dài bắp ngô rồi đó mẹ ạ.
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 26 Đến Tuần 35
Thai nhi nặng khoảng hơn 1kg và thay đổi vị trí thường xuyên bắt đầu từ tuần thứ 28. Đây cũng là giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ 2 và nguy cơ sinh non rất dễ xảy ra. Mẹ nên cực kỳ cẩn thận với chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của mình nhé.
Thai nhi tuần 33 đến tuần 35 đã to bằng 1 trái dưa gang rồi mẹ ạ. Khuỷu tay, chân và đầu của thai nhi có thể nổi trên bụng mẹ khi bé con đạp chân, vươn tay, chân.
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Từ Tuần 36 Đến Tuần 40
Trung bình, em bé ở tuần thai 37 dài khoảng 48 cm và nặng khoảng 2,85 kg. Não phát triển rất nhanh. Phổi phát triển gần như đầy đủ. Lúc này đầu của thai nhi thường nằm ở vị trí xương chậu. Khi đã qua 37 tuần, các giai đoạn phát triển của thai nhi có thể được xem là “đến hạn”. Mới ngày nào còn là hạt mầm bé xíu, giờ bé cưng to lớn và mạnh khỏe hơn rồi.
Tuy nhiên, các mẹ lưu ý đây chỉ là các chỉ số để mẹ tham khảo. Không phải là con số tiêu chuẩn bắt buộc để mẹ cứng nhắc phải đạt được bằng mọi giá.
Bởi ngay cả những tháng đầu thai kỳ, khi bé cưng mới chỉ là một bào thai bé xíu. Chiều dài và cân nặng thai nhi đã có sự khác nhau.
Sự phát triển chiều dài, cân nặng này bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố sau đây.
Các Yếu Tố Tác Động Tới Cân Nặng Của Thai Nhi
Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kỳ. Trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:
Yếu Tố Di Truyền Và Sự Khác Biệt Về Chủng Tộc
Cân nặng của con có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Hay mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.
Sức Khỏe Của Mẹ Trong Quá Trình Mang Thai
Trường hợp mẹ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con nặng cân. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân, tăng cân ít cũng có nguy cơ khiến con suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.
Thứ Tự Sinh Con
Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu. Nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại. Con thứ lại nhẹ cân hơn con đầu.
Số Lượng Thai
Nếu mẹ mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với tiêu chuẩn.
Lưu Ý Về Chuẩn Cân Nặng Thai Nhi
Nếu thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn thì mẹ cần hết sức lưu ý. Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe và sự phát triển của con.
Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn. Rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó, mẹ nên đi khám bác sĩ kịp thời để kiểm tra về tình trạng thai nhi, mẹ nhé.
Cần Làm Gì Để Cân Nặng Thai Nhi Phát Triển Đúng Chuẩn
Để thai nhi đạt tiêu chuẩn cân nặng đúng chuẩn thì các mẹ cần lưu ý một số tips nhỏ sau:
Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Mẹ lưu ý luôn bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong thực đơn ăn hàng ngày.
Đặc biệt trong trường hợp mẹ thấy em bé trong bụng nhẹ cân nhiều hơn so với mức chuẩn. Mẹ cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu đạm, sắt như thịt đỏ. Các thực phẩm giàu canxi như sữa, hạt vừng, tôm, cua, cá.
Ngoài ra, mẹ nên ăn đủ lượng rau xanh. Và nên chia nhỏ các bữa ăn, thêm các loại đậu vào khẩu phần bữa phụ.
Đọc thêm: Mẹ bầu nên ăn gì để con thông minh – khỏe mạnh từ trong bụng mẹ.
– Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng của mẹ chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Cả thai kỳ tăng trung bình 10-15 kg là hợp lý mẹ nhé.
– Chế độ sinh hoạt khoa học: Mẹ không nên thức đêm, làm việc quá sức. Mẹ nên đi bộ, tập yoga mỗi ngày.
– Xây dựng Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không để cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, tránh những biến động quá lớn về tâm lý. Luôn giữ tâm trạng vui vẻ, lạc quan tránh để stress trong quá trình mang thai.
– Tham gia các lớp tiền sản.
– Đi khám thai định kỳ để theo dõi, phát hiện điều trị kịp thời các bệnh lý mà mẹ và thai nhi gặp phải.
Lời Kết
Với những chia sẻ ở trên, hy vọng sẽ giúp mẹ có cái nhìn tổng quan về cân nặng thai nhi theo tuần tuổi. Nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, mẹ nên nghe theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
Tuy nhiên, các chỉ số cân nặng thai nhi cũng chỉ là các chỉ số có tính chất tham khảo, nên có sai lệch một chút, mẹ cũng đừng lo lắng quá nhé. Mẹ hãy lắng nghe cơ thể mình, duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống đầy đủ hợp lý và đi thăm khám định kỳ.
Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh và sẵn sàng để chào đón con yêu ra đời.
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023