Chào ba mẹ, học hỏi kinh nghiệm từ những người thành công là cách nhanh nhất để ba mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công. Câu chuyện thành công Mẹ Việt chia sẻ hôm nay là trường hợp của mẹ Trâm. Bé nhà mẹ sinh ra và lớn lên ở Mỹ, 4 tuổi rồi mà vẫn chỉ nói vài từ đơn. Cả gia đình mẹ đã chuyển từ Mỹ về sinh sống tại Việt Nam để con học nói tốt nhất. Mẹ cũng tìm mọi cách dạy con nhưng chưa định hướng được dạy gì, bắt đầu từ đâu??? Kiến thức trên mạng quá nhiều và chung chung, mất nhiều thời gian tổng hợp. Mẹ thử mua rất nhiều sách đọc cho con nhưng chưa hiệu quả. Mẹ cần là một giải pháp toàn diện, hiệu quả nhanh vì mẹ không muốn lãng phí thêm thời gian của con. Khi biết khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con của Mẹ Việt đáp ứng được những điều đó. Mẹ đã quyết định đăng ký tham gia khóa học. Kết quả không phụ kỳ vọng của mẹ, trong vòng 3 tháng, con đã nói tốt, chủ động giao tiếp và có nhiều tiến bộ về ngôn ngữ.
Ba mẹ có thể nghe chia sẻ của mẹ Trâm tại bài podcast
Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.
Ba mẹ hãy cùng theo dõi chương trình gặp gỡ và chia sẻ hôm nay. Để cùng lắng nghe mẹ Trâm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trên hành trình dạy con học nói nhé!
Mục Lục Bài Viết
- 1 Đôi nét về khách mời
- 2 Quyết tâm can thiệp cho con
- 3 Khóa học hướng dẫn thực hành dạy con học nói
- 4 2 tháng con đã nói nhiều không ngờ
- 5 4 tháng con tiến bộ vượt trội về ngôn ngữ
- 6 Những phương pháp mẹ đã áp dụng dạy con học nói
- 7 Có nên để con lớn khắc tự nói???
- 8 Chữa chậm nói từ gốc
- 9 Lời khuyên dành cho các ba mẹ
Đôi nét về khách mời
Xin chào mẹ Trâm! Trước tiên mẹ Trâm có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!
Xin chào các ba mẹ khán thính giả và các cô Mẹ Việt. Mình tên là Trâm và bé mình tên là Brian, bé sinh ra và lớn ở Mỹ. Lúc 2 tuổi chuẩn bị đi mẫu giáo thì Covid bùng phát nên bé ở nhà. Ở nhà thì ông bà và ba chiều cho coi tivi Ipad nhiều. Mình thì bận công việc và dạy bé lớn vì lúc đó con cũng đang học ở nhà nên chủ quan không để ý Brian. Mình cứ nghĩ mai mốt Brian đi học cũng sẽ nói như anh. Hiện tại thì gia đình mình đã về Việt Nam và đang ở Tiền Giang.
Mẹ Việt rất vui vì mẹ Trâm đã nhận lời tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ. Chuyên mục được phát sóng hàng tuần trên kênh Podcast Mẹ Việt. Mẹ Trâm có thể chia sẻ mẹ đã phát hiện Brian chậm nói như thế nào? Và mẹ đã can thiệp cho Brian ra sao trước khi biết đến khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con?
Mình đã biết là bé chậm nói nhưng cứ chủ quan vì nghĩ đi học sẽ nói. Lúc đó bé nói từ đơn tiếng Anh, biết hát bài hát tiếng Anh nhưng không chủ động giao tiếp. Dạy không chịu học, hay quấy khóc. Cách đây 1 năm lúc còn ở Mỹ mình đã tìm cách để dạy bé như là đăng ký cho bé học online với cô. Mình cũng mua sách truyện về dạy cho bé, cũng nói chuyện với bé nhưng chưa đúng cách. Mình cũng không biết nên dạy tiếng Việt trước hay tiếng Anh trước.
Quyết tâm can thiệp cho con
Như vậy là mình cũng đã thử nhiều cách can thiệp một thời gian nhưng chưa hiệu quả. Vâng có một câu hỏi mà em rất tò mò muốn hỏi mẹ Trâm là cơ duyên nào mẹ biết đến khóa học của Mẹ Việt? Vì sao mẹ lại quyết định đăng ký khóa học cũng như lúc đăng ký thì mẹ có kỳ vọng như thế nào ạ?
Mình thấy được khóa học qua online và đã nhắn tin cho Mẹ Việt để tìm hiểu kỹ về khóa học. Các cô Tư vấn giáo dục Mẹ Việt rất nhiệt tình trả lời câu hỏi thắc mắc của mình. Cô phân tích giúp mình hiểu rõ tình trạng của con và định hướng cho mình phương án giải quyết nên mình quyết định đăng ký ngay. Thực sự khi đến với khóa học, mình chỉ có mong muốn là con nói được những từ đơn giản, biết cách nói lên yêu cầu của bản thân. Như vậy là mẹ cảm thấy đủ rồi.
Vâng, Mẹ Việt thường xuyên tư vấn cho các ba mẹ ở nước ngoài dạy con học nói tiếng Việt. Trẻ sinh ra trong môi trường song ngữ, nếu ba mẹ không biết cách kích thích ngôn ngữ cho con. Thì con sẽ gặp nhiều khó khăn kể cả tiếp thu tiếng Việt và ngôn ngữ bản địa. Chính vì thế một trong những mục tiêu của Mẹ Việt khi hỗ trợ cộng đồng ba mẹ có con chậm nói đó là: Giúp các ba mẹ Việt đang ở nước ngoài hiểu rõ cách trẻ học ngôn ngữ. Đề từ đó có kế hoạch dạy con cả tiếng Việt lẫn tiếng bản xứ.
Khóa học hướng dẫn thực hành dạy con học nói
Trở lại với mẹ Trâm. Điều mà các ba mẹ quan tâm nhiều nhất khi cân nhắc những khóa học Dạy con học nói online là nội dung khóa học có hữu ích không? Học xong có dễ thực hành không? Bản thân mẹ cảm nhận như thế nào về khóa học?
Mình thấy khóa học rất hay và thích hợp cho các ba mẹ, ngay cả người bận rộn. Ba mẹ có thể dạy con bất cứ thời gian nào phù hợp, linh hoạt và bất cứ ở đâu. Bây giờ mình dạy con bất cứ nơi nào, ở nhà ngoài đường, trên xe, không cần sách vở. Có những kiến thức dạy con rất đơn giản, dễ áp dụng mà cho đến khóa học mình mới biết cách dạy con. Nhờ đó mà con tiến bộ nhanh.
Ok, như vậy có thể nói, mẹ Trâm tham gia khóa Chuyên sâu là quyết định vô cùng đúng đắn ha :) Sau 1 tháng học tập trung những lý thuyết và kỹ thuật thực hành. Quá trình dạy con mẹ có gặp khó khăn gì trong việc áp dụng các phương pháp chữa chậm nói cho con tại nhà mà Mẹ Việt đã hướng dẫn không?
Khó khăn lớn nhất của mình là sắp xếp thời gian để dạy cho con. Vì mình cũng bận và con cũng bắt đầu đi học nên chỉ dạy được buổi sáng 1 chút, và sau khi đi học về. Rồi bé chưa chịu phối hợp, mới đi học nên hay bệnh và khóc nhiều. Mình thường trao đổi, nói chuyện liên tục với Mẹ Việt và các cô gợi ý cho mình nhiều giải pháp phù hợp. Dần dần thì mình cũng học được cách tối ưu thời gian. Tận dụng tất cả khoảng thời gian bên con để dạy con học nói.
Tuyệt vời quá mẹ Trâm. Kể từ khi làm mẹ hầu như bà mẹ nào cũng bận rộn. Việc 1 ngày có hơn 24h đồng hồ là không thể. Do đó, chỉ có cách tối ưu thời gian thì mới dạy con hiệu quả được. Nhiều ba mẹ trong khóa Chuyên sâu chữa chậm nói cho con của Mẹ Việt cũng phản hồi: Đây chính là “giải pháp” “cứu cánh” cho những ba mẹ muốn can thiệp cho con hiệu quả nhưng lại ít thời gian.
2 tháng con đã nói nhiều không ngờ
Vậy thì từ khi nào Brian bắt đầu có tiến bộ, con nói nhiều hơn thế mẹ Trâm? Lúc ấy con đã nói được những gì?
Khi vào khóa học thì con đã bập bẹ được vài từ đơn. Sau 1 tháng thì con đã nói được thêm nhiều từ đơn mới. Và ngạc nhiên hơn, mình thấy con bắt đầu nói nhiều là khoảng 2 tháng thì con bắt đầu nói 2-3 từ, những từ mình đã dạy. Biết nói ra yêu cầu như là: không phải, đúng rồi, đọc truyện, đi tắm, đi chơi, kêu mẹ ơi, biết tên con vật , trái cây, đồ đạc mà mình dạy.
Wow, Brian sau 2 tháng đã bắt đầu tiến bộ đều. Đây là hiệu quả của việc dạy con chuẩn theo các phương pháp khoa học đấy ba mẹ. Trẻ cần có thời gian và các phương pháp giúp trẻ tích lũy vốn từ. Đa số các ba mẹ đều đang nghĩ gì dạy con thế ấy mà rất thiếu các hoạt động tích lũy vốn từ. Dẫn đến tình trạng nhiều trẻ vài tháng vẫn không tăng vốn từ mới, không nói lên từ đôi, câu ngắn nhanh được. Mẹ Việt vẫn thường xuyên chia sẻ các phương pháp dạy con học nói đơn giản như nghe loa, đọc sách,… trong cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ chậm nói. Ba mẹ hãy thực hành và áp dụng hàng ngày nhé!
Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, trong vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Trẻ biết nhiều, thông minh ngôn ngữ, lập luận tốt, phát triển ngôn ngữ tốt sau khóa học. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.
4 tháng con tiến bộ vượt trội về ngôn ngữ
Với Brian thì 2 tháng là con đã nói được 2-3 từ. Vậy sau 4 tháng được can thiệp tích cực, tích lũy vốn từ đều đặn hàng ngày, đến hiện tại con đã nói thế nào rồi mẹ? Mẹ thấy quá trình tiến bộ về ngôn ngữ của con tiến triển như thế nào?
Hiện tại chị thấy bé biết diễn đạt tốt hơn trước:
- Biết rủ người khác chơi: mẹ ơi chơi, ông nội chạy, anh Hai chơi.
- Biết méc: mẹ ơi anh Hai không Ipad.
- Biết hỏi: Mẹ ơi ba đâu mất tiêu rồi?
- Biết quan sát: Trời mưa rồi, thấy miếng trang trí dưới đất: mẹ ơi rớt rồi.
- Biết chơi trò chơi: chơi bác sĩ, chơi câu cá, chơi trốn tìm, chơi bán đồ hàng, chơi đạp xe, chơi lego.
- Hát được 4-5 bài hát tiếng Việt.
- Biết so sánh: to nhỏ, nóng lạnh, nhanh chậm, cao thấp,…
Con đã thường xuyên nói câu dài, chủ động giao tiếp và diễn đạt rất nhiều những nhu cầu của mình.
Wow, trong một thời gian ngắn mà Brian đã tiến bộ rất nhanh. Mẹ Trâm và gia đình đã yên tâm rồi nha.
Những phương pháp mẹ đã áp dụng dạy con học nói
Bây giờ thì mẹ Trâm chia sẻ sâu hơn để các ba mẹ được biết về quá trình tiến bộ của con nè.
Phương pháp tắm ngôn ngữ
Đầu tiên là phương pháp tắm ngôn ngữ thụ động với loa Mẹ Việt. Con học theo phương pháp tắm ngôn ngữ hiệu quả như thế nào?
Mới đầu thì mình cũng chưa nghĩ loa và phương pháp tắm ngôn ngữ hiệu quả lắm đâu. Vì 1 tháng đầu tiên con chỉ nghe mà không quan tâm. Nhưng sau 2 tháng, một lần đi trên xe, con vui vẻ rồi hát đến 2-3 bài. Mình rất ngạc nhiên luôn vì thường ngày không nghe bé hát bao giờ. Nhưng khi chứng kiến như thế, và sau đó là cứ vui thì bé hát, mình đã nhận thấy phương pháp này thật sự hiệu quả. Bé đã ghi nhớ thụ động và sau đó phát ra khi nghe ngấm đủ.
Đúng rồi mẹ Trâm, loa là phương pháp giúp con tích lũy vốn từ rất nhanh, tự nhiên và hiệu quả nếu áp dụng chuẩn phương pháp Mẹ Việt hướng dẫn. Thêm vào đó, phương pháp tắm ngôn ngữ thụ động cần có thời gian để con ngấm vốn từ. Thì con sẽ bật âm nhanh và tự nhiên.
Phương pháp đọc sách, thẻ học Glenn Doman
Vậy còn những phương pháp khác như đọc sách, học thẻ học Glenn Doman,… Mẹ Trâm thấy con học được gì từ những phương pháp này?
Loa thì giúp con ghi nhớ, sách và giáo cụ giúp mình tương tác và dạy con từ mới. Sách thẻ học giúp mình có chủ đề để dạy con, nói chuyện với con. Brian học được rất nhiều cách giao tiếp thông qua sách. Ví dụ: xin chào, xin lỗi, cảm ơn. Rồi tại sao phải đánh răng, tại sao phải đi tắm? Con gọi tên được cảm xúc vui, buồn, hồi hộp,…
Bộ thẻ là công cụ giúp con tích lũy vốn từ vựng từ đơn giản đến nâng cao. Con học toán, đọc chữ, và nhiều chủ đề. Hiện tại con học được một nửa bộ Thế giới xung quanh, và đang học chữ, học số, học toán cộng.
Hôm vừa rồi mẹ dạy con chủ đề nghề nghiệp. Thì vài ngày sau con đang ngồi chơi, mình nghe con nói kỹ sư, tiếp viên hàng không, cứu hỏa,… Con tự nói về các từ vựng đã được học. Mẹ cũng thấy bất ngờ và vui.
Loa, sách, thẻ học giúp con cung cấp thông tin đầu vào, bổ sung cho con nhiều vốn từ. Tiếp theo, là trò chuyện với con. Nhiều ba mẹ muốn nói chuyện với con nhưng lại không biết nói chủ đề gì, nói thế nào để con chịu trả lời.
Lộ trình dạy con giao tiếp chủ động
Trong Khóa Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con, các ba mẹ được hướng dẫn cách lên lộ trình dạy con. Hướng dẫn cụ thể các chủ đề dạy con. Và lộ trình ba mẹ soạn ra được trực tiếp các cô sửa, góp ý những mẫu câu giao tiếp. Vừa giúp con phát triển ngôn ngữ, tăng vốn từ vựng. Vừa dạy con diễn đạt, chủ động giao tiếp. Theo mẹ lộ trình này có cần thiết không? Nếu ba mẹ dạy con mà không có lộ trình này mẹ nghĩ liệu có ảnh hưởng đến kết quả học nói của con không?
Lộ trình giống như bài tập ví dụ cho mình giao tiếp với con hằng ngày. Sau khi mình đã nắm được thì mỗi ngày mình sẽ tự biết làm gì với con. Chơi cái gì, nói chuyện như thế nào với con. Trước đây mình cũng biết là phải nói chuyện phải chơi với con nhưng chưa đúng cách nên bé không chịu hợp tác. Ví dụ như mình nói chuyện quá ngắn, hay quá dài, con không hiểu được. Hay mình chưa hiểu con thích gì để nói đúng ý con thành ra con không quan tâm.
Khi học, các cô trực tiếp hướng dẫn, sửa bài. Nghĩ lại trước đây mới thấy mình ít tương tác, trò chuyện với con quá. Mình cứ nói suốt, nghĩ nói nhiều mà sao con không nói. Sau đó, mình nhận ra là nói nhiều nhưng mình nói những điều con không quan tâm, không hiểu thì cũng không hiệu quả. Lộ trình đã giúp mình thay đổi cách giao tiếp với con hiệu quả hơn.
Có nên để con lớn khắc tự nói???
Khi chứng kiến con phát triển ngôn ngữ từng ngày như thế, mẹ đã nhận ra điều gì về vai trò của gia đình? Cụ thể là ba mẹ trong việc đồng hành dạy con học nói? Liệu con có lớn rồi khắc tự biết như nhiều ba mẹ vẫn đang mong mỏi không?
Gia đình nhất là người trực tiếp chăm sóc bé như là mẹ hay bà nếu mà biết sớm và tương tác, dạy chơi với bé từ nhỏ thì bé sẽ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Mình thì tin rằng có học tập và rèn luyện sẽ tốt hơn là tự nhiên. Bản thân mình nuôi 2 đứa con thì đều thấy cần phải dạy con hoặc là cho đi học sớm. Vì Brian hồi nhỏ nói sớm lắm, hơn 1 tuổi là biết vuốt đuôi, biết kêu 1 tiếng một nhưng sau đó mình bận rộn và ỷ y không tiếp tục dạy hay tập trung nhiều thì bé lại bị chậm nói.
Vậy nên mình nghĩ khi con chậm nói, các ba mẹ hãy tích cực can thiệp. Đừng đợi con lớn tự nói. Vì vẫn có rất nhiều bé lớn rồi vẫn chậm nói. Ba mẹ chủ động dạy con thì sẽ đảm bảo con nói tốt hơn.
Đây cũng chính là thông điệp Mẹ Việt muốn chia sẻ với các ba mẹ. Ngay khi ba mẹ phát hiện con chậm nói. Hãy can thiệp ngay và luôn để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Con đã chậm nghĩa là lỡ mất nhiều thời gian và các kỹ năng của con. Càng kéo dài con sẽ càng thiệt thòi, càng chậm lâu thì càng mất nhiều thời gian để can thiệp. Vì thế, tốt nhất là ba mẹ luôn chủ động can thiệp sớm cho con.
Chữa chậm nói từ gốc
Phương châm của Mẹ Việt là Chữa chậm nói phải chữa từ gốc. Chữa từ chính kết nối của ba mẹ và con cái. Bản thân mẹ Trâm cũng rất có kinh nghiệm về việc này đúng không ha? Có một thời gian Brian đang tiến bộ tốt bỗng đột nhiên trở nên bướng bỉnh hơn, ăn vạ hơn bình thường đúng không? Lúc ấy, mẹ Trâm có liên hệ nhờ các cô hỗ trợ tìm nguyên nhân. Vậy mẹ có thể chia sẻ nguyên nhân của tình huống bỗng nhiên con trở nên khó chiều hơn? Và mẹ đã xử lý như thế nào để con ngoan và hợp tác trở lại?
Chị nghĩ là do mới đi học thay đổi môi trường nên stress và bé bắt đầu biết tư duy nên có ý kiến riêng mà người xung quanh chưa hiểu ý bé nên bé chưa biết nói sao nên quấy khóc. Bé muốn mẹ quan tâm chơi với bé nhưng lúc đó cuối tuần mình bận quá hay để bé chơi với ông bà, người giữ bé thì bé lại không thích.
Sau khi mình được các cô Mẹ Việt tư vấn và hiểu rằng cần dành nhiều thời gian tương tác với con. Để con cảm nhận được tình yêu thương của mình. Mình đã sắp xếp thời gian để bên con nhiều hơn, cùng chơi, cùng nói chuyện với con mọi lúc mọi nơi. Một thời gian ngắn thôi là mình thấy con ngoan trở lại và tự tin, năng động, chủ động giao tiếp nhiều hơn.
Lời khuyên dành cho các ba mẹ
Nhìn lại cả hành trình từ lúc phát hiện con chậm nói, rồi cả nhà chuyển về Việt Nam tìm cách bồi đắp ngôn ngữ cho con. Rồi bén duyên biết tới chương trình đồng hành chuyên sâu của Mẹ Việt. Tới nay 2 mẹ con tham gia khóa học cũng được 4 tháng rồi. Thực sự nhìn lại thì mẹ có thấy các ba mẹ có con chậm nói cần tham gia một khóa học bài bản như vậy không? Lời khuyên chị dành cho các ba mẹ đang lắng nghe chương trình là gì?
Rất cần chứ vì cái gì cũng cần có phương pháp. Nếu có phương pháp thì mình làm sẽ hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Nếu mình biết sớm thì đã tham gia từ lâu để bé không bị chậm nói. Hoặc là mình biết lúc mới 2 tuổi thì giờ này bé phát triển tốt hơn.
Hiện tại con đã tiến bộ nhiều rồi nên mẹ lại có mục tiêu mới. Mẹ đang tích cực dạy để con thông minh ngôn ngữ, biết nhiều, tư duy tốt. Hiện tại con đang học giai đoạn 3 – Nâng cao nhận thức. Mẹ tin là chỉ cần mẹ chịu khó dạy hàng ngày. Chỉ vài tháng nữa thôi con sẽ phát triển bằng các bạn đồng trang lứa.
Vâng, chắc chắn rồi mẹ Trâm. Mẹ Việt sẽ luôn song hành hỗ trợ mẹ Trâm trên hành trình dạy Brian. Không chỉ tốt nghiệp giai đoạn 3 mà còn tiến tới giai đoạn 4, giai đoạn 5 trên hành trình ngôn ngữ Mẹ Việt đã vạch ra cho các bé nhé :)
Chân thành cảm ơn mẹ Trâm đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt. Góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ thêm tự tin chữa chậm nói cho con tại nhà. Chúc gia đình mẹ Trâm nhiều sức khỏe và hạnh phúc <3
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023