Chào mừng ba mẹ đã quay trở lại chuyên mục “Gặp gỡ và chia sẻ” của Mẹ Việt. Tuần này, Mẹ Việt sẽ gửi đến ba mẹ câu chuyện can thiệp chậm nói thành công cho bé rlptk. 28 tháng, con được đánh giá là chậm nói, theo dõi rối loạn phổ tự kỷ. Con gọi không quay đầu, không giao tiếp mắt, đi nhón chân. Con biết dưới 10 con vật, 10 phương tiện giao thông. Mẹ đã thử can thiệp nhiều cách nhưng không hiệu quả. Khi con 35 tháng mẹ biết đến khóa chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con của Mẹ Việt. Mẹ tham gia khóa học và được các cô trực tiếp đồng hành dạy con trong suốt 6 tháng. Giờ đây con đã nói được rất nhiều từ đơn, từ đôi, nói được cả câu, biết đặt câu hỏi khi có nhu cầu.
Ba mẹ có thể nghe bài podcast tại đây
Ba mẹ muốn làm bài kiểm tra đánh giá tình trạng chậm nói cho con; Tư vấn cách can thiệp cho con tại nhà; hỗ trợ về sách, thẻ học, giáo cụ học tập… Liên hệ ngay với Mẹ Việt qua hotline 035 227 5339 hoặc để lại tin nhắn dưới bài này. Tham gia cộng đồng Mẹ Việt – Trẻ Chậm Nói để nhận được các hướng dẫn dạy trẻ chậm nói hàng tuần. THAM GIA NGAY.
Vậy các cô Mẹ Việt đã đồng hành cùng mẹ Thoan như thế nào? Mẹ Thoan đã nỗ lực ra sao để vượt qua những khó khăn trước đó? Nhanh chóng giúp con tìm lại tiếng nói trong thời gian ngắn như vậy? Ba mẹ hãy cùng lắng nghe xem điều kỳ diệu gì đã xảy ra trong hành trình can thiệp chậm nói cho con của mẹ Thoan – khách mời trong chuyên mục “Gặp gỡ và chia sẻ” trong tuần này nhé.
Mục Lục Bài Viết
- 1 Đôi nét về khách mời
- 2 Mẹ như gục ngã khi nhận tin con rlptk
- 3 Khó khăn chồng chất khó khăn
- 4 Mẹ không muốn lãng phí thời gian của con
- 5 Chờ đợi mãi, cuối cùng đã nghe được tiếng con nói
- 6 Gian nan hành trình can thiệp tại nhà
- 7 Chinh phục bài toán khó – dạy con thổi hơi
- 8 Khóa học đã giúp mẹ dạy con đúng cách
- 9 Giọt nước mắt hạnh phúc rơi khi con gọi Mẹ
- 10 Lời khuyên cho các ba mẹ có con chậm nói
- 11 Kết lại
Đôi nét về khách mời
Chào Mẹ Thoan! Đầu tiên, xin mời em hãy chia sẻ một chút thông tin về mình để các ba mẹ cùng biết nhé!
Em chào các cô Mẹ Việt và các ba mẹ. Em tên Lê Thị Thoan mẹ của bạn Trí Nghĩa, hiện tại bạn ấy được 41 tháng, em đang sống và làm việc tại Bắc Ninh. Con bị chậm nói do rlptk và tăng động nhẹ. Em đã tham gia khóa học chuyên sâu can thiệp chậm nói dành cho trẻ tại nhà của Mẹ Việt khóa MVK15.
Chúng ta nhớ lại thời gian trước mẹ phát hiện con chậm nói từ lúc mấy tháng? Khả năng ngôn ngữ, hành vi của bé Nghĩa lúc đó như thế nào mẹ Thoan?
Lúc con được 2 tuổi không thấy con nói như những đứa trẻ bình thường em có cho con đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là rlptk và tăng động. Con có những biểu hiện như: xoay vòng tròn đi nhón chân, gọi không quay đầu, không giao tiếp mắt và đặc biệt là con hay chạy lăng xăng, leo trèo, không biết mệt cô ạ.
Mẹ như gục ngã khi nhận tin con rlptk
Khi bác sĩ chẩn đoán con chậm nói như thế, chắc hẳn em đã rất là lo lắng và có nóng lòng muốn tìm cách dạy con học nói không em? Cảm giác của mẹ vào những thời điểm đó là như thế nào?
Khi nghe bác sĩ chẩn đoán con bị rlptk cảm giác của em lúc ấy như là mình rơi xuống 1 hố sâu mà không có cách nào để lên được, tuyệt vọng chán nản.
Khi ấy bác sĩ cũng khuyên là mẹ về cho bé đi học mầm non vì con cũng có bật âm được 1 số từ đơn nếu con không tiến bộ thì nên cho con đi can thiệp.
Vì con đã bật âm nên em cũng chủ quan. Nghĩ con đã nói được từ đơn rồi thì rồi con sẽ nói được từ đôi rồi câu ngắn. Nhưng mãi đến khi con được 3 tuổi mà con vẫn vậy. Nên em mới đăng ký tham gia khóa học chuyên sâu của mẹ Việt cô ạ.
Rất nhiều ba mẹ đã từng rơi vào trạng thái cảm xúc như em, tuyệt vọng và ko dám tin vào sự thật. Các cô rất hiểu và đồng cảm cùng em.
Ba mẹ biết rồi đấy, trẻ tự kỷ học nói rất khó khăn. Không những con gặp khó khăn về việc bật âm nói từ đơn. Mà còn có thể bị thoái lui ngôn ngữ nếu không được hỗ trợ phát triển ngôn ngữ đều đặn, đúng cách. Và đối với trẻ tự kỷ, thì ba mẹ cần can thiệp ngôn ngữ liên tục cho con. Tuyệt đối không chủ quan nghĩ rằng con “tự lớn rồi sẽ nói”. Mà vô tình bỏ lỡ thời gian vàng học nói của con.
Đọc đầy đủ các bài viết Mẹ Việt chia sẻ về chủ đề này tại: Trẻ tự kỷ
Khó khăn chồng chất khó khăn
Chị được biết là em gặp rất nhiều khó khăn vì bố đi làm xa, ông bà không ở cạnh. Nên chỉ 1 mình mẹ vừa lo chăm sóc, đưa đón con đi học. Vừa can thiệp để dạy con học nói tại nhà. Mẹ có thể chia sẻ chi tiết hơn về những khó khăn của mẹ trong hoàn cảnh này không?
Do bố đi làm xa, ông bà lại không ở bên cạnh nên chỉ có 1 mình mẹ chăm sóc và dạy con học nói. Điều đó thực sự rất khó khăn và vất vả vì mẹ cũng phải đi làm. Sáng ra mẹ chuẩn bị đồ ăn cho mấy chị em, ăn xong là cả mấy mẹ con cùng đi học. Sau đó mẹ đi làm đến tối về mẹ lại vội vàng nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, tắm giặt cho con. Rồi cho con ăn uống để các con học bài, nói chung mẹ như 1 cái máy. Hoạt động liên tục vì thời gian buổi tối rất ít nếu không nhanh con sẽ buồn ngủ.
Đúng là rất gian nan và vất vả em nhỉ. Nhiều mẹ khi chưa biết đến chương trình hỗ trợ chuyên sâu của Mẹ Việt, chưa biết cách tối ưu thời gian cũng hay than phiền vậy đó. Em không biết lấy đâu ra thời gian để dạy con nữa.
Mẹ không muốn lãng phí thời gian của con
Trước những khó khăn như thế mẹ đã biết đến Mẹ Việt như thế nào? Mẹ quyết định tham gia khóa học Chuyên sâu can thiệp chậm nói cho con tại nhà với mong muốn gì?
Tình cờ 1 lần em biết đến mẹ Việt qua Facebook nghe các cô của Mẹ Việt tư vấn. Với những biểu hiện như thế thì nên tham gia vào khóa chuyên sâu để con biết nói nhanh hơn. Mong muốn khi tham gia khóa học của mẹ là sẽ giúp con nói được nhanh hơn. Con cải thiện những hành vi và tiến bộ kịp với các bạn.
Cảm ơn những mối nhân duyên đã giúp chúng ta kết nối được với nhau. <3
Chờ đợi mãi, cuối cùng đã nghe được tiếng con nói
Vậy là bén duyên với sự hỗ trợ của Mẹ Việt cũng được 6 tháng rồi em ha. Sau khi tham gia vào khóa học chuyên sâu của Mẹ Việt. Được học các kiến thức và phương pháp bài bản, có lộ trình rõ ràng hàng ngày. Sau bao lâu con có tiến bộ vậy mẹ Thoan? Và những tiến bộ nổi bật nhất là gì mẹ có thể chia sẻ với ba mẹ cùng nghe không? Hiện tại con đã nói được gì rồi mẹ?
Sau khi tham gia vào khóa học chuyên sâu em được các cô hướng dẫn bài bản chi tiết. Thì sau 2 tháng là con có tiến bộ. Con bắt đầu nói theo mẹ và bật âm nhiều từ đơn, từ đôi hơn rồi đến những câu ngắn. Hiện tại thì con đã nói được câu dài 7- 8 từ và hỏi được những câu hỏi đơn giản. Con biết khoe mẹ, mách mẹ mỗi khi bị chị mắng hay chị ăn cái này cái kia của con. Vd: Mẹ ơi chị ăn hết kẹo rồi, chị đánh con đau, chị uống hết sữa của con rồi. Mẹ cất sữa vào tủ không chuột uống đấy.
Thật tuyệt vời quá mẹ Thoan. Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn mà con đã tiến bộ nhiều, chủ động giao tiếp. Đây là điều mà rất rất rất nhiều ba mẹ mong đợi, nhưng để thực hiện được thì rất khó khăn và mất rất nhiều thời gian.
Gian nan hành trình can thiệp tại nhà
Mẹ Thoan có thể chia sẻ cụ thể mẹ đã áp dụng như thế nào với con để giúp con nói được như thế và còn trong thời gian ngắn như vậy không?
Để có được sự tiến bộ của con như vậy em đã tuân thủ làm theo hướng dẫn của các cô là cho con nghe loa thụ động ngày 3-4h. Buổi tối thì đọc sách cho nghe. Thực ra khi mới đọc sách con cũng không thích ngay, con cũng xé mất nhiều sách lắm nhưng mẹ lại hỏi các cô là con như thế thì nên làm thế nào? Và cũng được các cô hướng dẫn nên làm thế này thế kia để con thích. Dần dần thì con cũng thích thật.
Trước khi tham gia khóa học mẹ cứ nghĩ phải làm xong hết mọi việc thì mới tập trung dạy con. Nhưng sau khi tham gia khóa học thì mẹ mới biết là mình dạy con mọi lúc mọi nơi. Thế là khi em nấu cơm thì mẹ gọi con vào cùng mẹ. Mẹ nhặt rau thì nói với con đây là rau muống, đây là quả cà chua, kia là quả trứng. Bây giờ mẹ sẽ thái thịt để kho con thích ăn thịt hay ăn trứng. Mẹ rửa bát thì chỉ cho con đây là cái bát con, kia là đôi đũa. Còn đây là thìa ăn cơm, thìa múc canh.
Cứ thế khi mẹ tắm cho con cũng vậy có hôm mẹ đọc vài bài thơ mà con thích. Hôm lại hát bài con thích. Hôm thì chỉ cho con các bộ phận trên cơ thể. Cứ như thế khi con chơi đồ chơi cũng vậy, mẹ sà vào chơi với con coi mình là bạn của con. Chỉ cho con đây là xe cứu hỏa để chữa cháy dập lửa. Kia là xe ôtô tải để chở đất chở sỏi còn máy bay thì chở khách. Lâu dần con hào hứng khi có mẹ chơi cùng con cũng tự nói nhiều hơn.
Tuyệt vời quá em! Vậy là mẹ đã áp dụng rất chuẩn một trong những nguyên tắc mà các cô chia sẻ: Học mọi lúc mọi nơi. Học bằng chơi, chơi mà học một cách chi tiết, đều đặn. Dần dần đã giúp con hào hứng chơi cùng mẹ, con vui thích. Con được ngấm ngôn ngữ trong tình yêu thương nên có thể nói một cách dễ dàng.
Khóa Chuyên sâu chữa chậm nói của Mẹ Việt tự hào giúp nhiều trẻ chậm nói đơn thuần bật âm ngay trong tháng đầu tiên. Con phát triển ngôn ngữ nhanh, tỏng vòng 6 tháng bắt kịp tốc độ phát triển của các bạn đồng trang lứa. Con nói được câu dài 9-10 từ ngay trong 3-4 tháng. Sau khóa học, trẻ chủ động giao tiếp, biết kể chuyện, diễn đạt đa dạng các nhu cầu. Trẻ biết nhiều, thông minh ngôn ngữ, lập luận tốt, phát triển ngôn ngữ tốt sau khóa học. Thông tin chi tiết Khóa Chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà.
Chinh phục bài toán khó – dạy con thổi hơi
Với các bé rlptk các con gặp rất nhiều khó khăn về bật âm do hơi con yếu. Trong khóa học các cô cũng đã hướng dẫn ba mẹ cách luyện hơi cho con. Nhiều ba mẹ thực sự bế tắc khi dạy con thổi hơi. Vì con chỉ nhìn ba mẹ thổi rồi cười thích thú chứ không bắt chước thổi theo. Mẹ Thoan có gặp khó khăn trong việc áp dụng phương pháp này không? Và mẹ đã giúp Nghĩa luyện hơi thành công như thế nào? Mẹ hãy chia sẻ bí quyết của mình cho các ba mẹ cùng học hỏi nhé.
Lúc em mới dạy con luyện hơi thì rất khó. Dạy con thổi nến con không chịu, thổi giấy cũng không. Mà mẹ biết để con nói được thì phải tập cho con thổi hơi tốt. Thế là em lấy cốc nước cho ống hút vào, mẹ thổi trước sau đó bảo con làm theo mẹ. Thi thoảng mẹ lại thè lưỡi bảo con làm theo. Hoặc mẹ bôi sữa chua vào nắp đậy và bảo con liếm. Mới đầu thì con làm thời gian được vài giây. Sau thì những việc đó con làm được lâu hơn dài hơn. Sau khi con làm được thì mẹ lại cho con thổi nến. Đến lúc đấy con lại thích thổi nến.
Để tập cho con thổi nến như thế cũng phải cả tháng đó cô. Lúc đầu mẹ cũng nản lắm muốn từ bỏ. Nhưng lúc đó lại nhớ lời các cô bảo phải kiên trì. Thế là mẹ lại cố gắng. Khi mới tập thì mẹ phải làm mẫu nhiều lắm. Có khi làm mẫu cả buổi mà con chỉ cười không tập theo. Nhưng mẹ vẫn cố gắng tập đều mỗi ngày. Dần dần con cũng biết bắt chước được. Để tập được thổi hơi các ba mẹ phải kiên trì làm mẫu rất nhiều. Và không được nản thì mới thành công được cô ạ.
Rất cảm ơn mẹ Thoan về những chia sẻ thực tế vô cùng hữu ích cho các ba mẹ. Thực sự, rất nhiều ba mẹ bất lực trong việc tập thổi hơi cho con. Phần lớn đến từ nguyên nhân ba mẹ không đủ kiên nhẫn, nóng vội muốn con thổi được ngay. Nhưng đây là một kỹ năng khó, ba mẹ cần kiên trì luyện tập cho con. Ngay cả khi con chưa làm được ba mẹ hãy cứ kiên trì luyện tập mỗi ngày 1 chút nhé!
Khóa học đã giúp mẹ dạy con đúng cách
Mẹ Thoan rất tích cực tham gia các buổi zoom học tập trong khóa học. Thậm chí những buổi mẹ bận không học được mẹ vẫn xem lại đầy đủ vào hôm sau. Mẹ cảm nhận như thế nào về các buổi học của Mẹ Việt? Có giúp cho mẹ được nhiều giải pháp để đồng hành cùng con không?
Sau khi tham gia các buổi zoom thì em cảm thấy rất hay rất ý nghĩa. Các kiến thức mà các cô dạy rất thực tế nó giúp em như khai thông tâm trí để dạy con vậy. Nhờ khi học mẹ hiểu được cách dạy đúng. Mẹ biết là trong mỗi hoạt động mình đều đang dạy con nên mẹ thoải mái tinh thần. Tập trung kết nối với con, không quá bị áp lực. Nhờ thế giờ có 4 mẹ con với nhau nhưng mẹ vẫn sắp xếp được công việc nhà, dạy con. Mẹ cũng cảm thấy hạnh phúc và thoải mái tinh thần hơn. Giúp con tiến bộ nhanh hơn.
Cảm ơn những chia sẻ của mẹ Thoan. <3
Giọt nước mắt hạnh phúc rơi khi con gọi Mẹ
Khi vào khóa học đồng hành chuyên sâu can thiệp chậm nói cho trẻ của Mẹ Việt. Con chỉ nói được rất ít từ đôi, cụ thể chỉ dưới 20 từ đơn. Nhưng giờ con đã nói và đặt được rất nhiều câu hỏi, diễn đạt nhu cầu của mình. Cảm xúc của mẹ như thế nào khi mẹ thấy con chậm nói do rối loạn phổ tự kỷ có sự tiến bộ nhanh như thế? Mẹ cảm thấy như thế nào về kết quả này? Mẹ có bất ngờ và hạnh phúc với kết quả này không?
Khi con chỉ mới nói theo mẹ là em đã rất hạnh phúc rồi. Vui lắm mừng lắm đến khi nghe con gọi mẹ ơi! Lúc đó thực sự mẹ đã khóc giọt nước mắt của sự hạnh phúc. Đến bây giờ khi tham gia khóa học được vài tháng thì con đã tự nói ra các nhu cầu của bản thân. Thực sự mẹ cảm thấy trái ngọt đã đến, sự cố gắng của 2 mẹ con cuối cùng cũng được đền đáp. Thực sự em rất biết ơn các cô bên Mẹ Việt. Đặc biệt là cô Thương và cô Trang 2 cô rất nhiệt tình rất tâm huyết với các mẹ. Các cô truyền động lực để em dạy con đạt được thành quả như ngày hôm nay.
Biết ơn những chia sẻ của em. Các cô như được tiếp thêm động lực để không ngừng nỗ lực vì các ba mẹ và các con. Nhiều ba mẹ từng nghe được câu: Tự kỷ sẽ theo trẻ suốt đời, không chữa được. Nên cũng dễ nản lòng, buông xuôi. Theo góc độ chuyên môn tới hiện tại thì câu nói đó không có gì là sai cả. Nhưng trẻ rlptk được can thiệp đúng cách. Thì các hành vi và nhận thức đều có khả năng được cải thiện. Ngôn ngữ của các con cũng phát triển tốt hơn. Các con có cơ hội hòa nhập với cộng đồng rất lớn. Thậm chí những bé được chính cha mẹ dành thời gian, công sức và tâm huyết can thiệp mỗi ngày. Con còn có thể tiến bộ một cách nhanh chóng. Tới ba mẹ cũng bất ngờ như trường hợp bé Nghĩa nhà mẹ Thoan ở đây.
Lời khuyên cho các ba mẹ có con chậm nói
Trẻ rlptk cần được can thiệp trên nhiều phương diện. Con cần được hỗ trợ nhiều thời gian và luyện tập đi luyện tập lại nhiều lần. Để can thiệp hiệu quả cho con, thay vì dạy con theo bản năng nghĩ gì làm đó sẽ không giúp ích được gì cho con. Ba mẹ cần trang bị kiến thức, kỹ năng bài bản để can thiệp sớm thành công.
Hiện tại đang có rất nhiều ba mẹ vô cùng áp lực, hoang mang. Nhiều ba mẹ đã và đang vô cùng lo sợ khi mỗi đêm, nhìn con chỉ biết khóc. Với kinh nghiệm mẹ đã tham gia khóa Chuyên sâu, học tập và thực hành nghiên túc, can thiệp thành công cho con tại nhà. Mẹ có lời nhắn nhủ gì với các mẹ khác không mẹ Thoan?
Mình muốn nói với các mẹ có con chậm nói 1 điều rằng hãy yêu thương che chở con mình. Con bị chậm nói vì nguyên nhân gì đi chăng nữa thì đã là 1 thiệt thòi cho con rồi. Vì thế nên ba mẹ hãy yêu thương con nhiều hơn nhiều hơn nữa. Để con cảm thấy mình không bị bỏ rơi, mình không phải là đứa trẻ vô tích sự. Đặc biệt ba mẹ cần phải có kiến thức mới có thể tự tin dạy con tại nhà. Nên các mẹ phải học và thực hành với con liên tục nhé.
Kết lại
Mẹ Việt cùng các ba mẹ rất cảm ơn mẹ Thoan. Cảm ơn câu chuyện của mẹ đã mang lại một thông điệp ý nghĩa. Truyền động lực mạnh mẽ cho các ba mẹ đang có con chậm nói. Và chúng ta cũng dễ dàng hiểu được rằng chúng ta sẽ gặp những lúc bế tắc. Nhưng giờ đây hãy bắt tay hành động ngay. Chỉ cần có sự dẫn dắt, định hướng của Mẹ Việt. Học tập thêm những kinh nghiệm quý báu của các ba mẹ khác. Chắc hẳn rằng ba mẹ sớm tìm được tiếng nói cho con.
Một lần nữa cảm ơn Thoan, cảm ơn các ba mẹ đã lắng nghe. Xin chào và hẹn gặp lại các ba mẹ nhé.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023