Canxi là một trong những khoáng chất cần thiết của cơ thể, đặc biệt là với phụ nữ mang thai. Trong khi mang thai, bổ sung canxi cho bà bầu sẽ giúp thai nhi hình thành khung xương chắc khỏe. Đồng thời giúp mẹ bầu phòng ngừa bệnh loãng xương. Mặc dù canxi có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về việc bổ sung canxi một cách hợp lý, đúng cách.
Vậy mẹ bầu cần bổ sung canxi từ khi nào? Bổ sung bao nhiêu canxi là đủ trong suốt quá trình mang thai? Các loại thực phẩm nào giàu canxi, loại thuốc canxi nào tốt và phù hợp cho mẹ. Mình sẽ giải đáp những thắc mắc trên cho ba mẹ ngay sau đây nhé.
Mục Lục Bài Viết
Tại Sao Cần Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu?
Canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể người với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm…
Là thành phần chủ yếu cấu tạo nên bộ xương và răng, canxi cũng là một yếu tố không thể thiếu tạo nên quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ.
Khi mẹ bầu bổ sung canxi cho cơ thể, lượng canxi đó sẽ ưu tiên cung cấp cho thai nhi. Nếu lượng canxi bổ sung không đủ, thai nhi sẽ lấy lượng canxi từ cơ thể mẹ và đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng, mệt mỏi, chuột rút.
Thiếu canxi cũng khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ.
Thời kỳ cho con bú, sữa mẹ thiếu canxi sẽ làm bé khó ngủ, quấy khóc. Do đó bổ sung canxi là vô cùng cần thiết với mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú.
Đọc thêm: Cách sử dụng Thuốc sắt cho bà bầu – lưu ý khi bổ sung sắt không phải ai cũng biết
Khi Nào Cần Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu?
Trong quá trình mang thai, nhu cầu canxi của mẹ bầu tăng dần ở mỗi giai đoạn thai kỳ. Từ tuần 1 đến tuần 14 của thai kỳ, nhu cầu canxi của mẹ là 800mg/ngày. Từ tuần 15 đến tuần 28, lượng canxi tăng lên 1000mg /ngày. Và từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, nhu cầu canxi của mẹ ở mức 1500mg/ngày.
Một chế độ ăn thông thường cung cấp trung bình khoảng 500-600mg canxi nguyên tố/ngày. Như vậy, ở 3 tháng đầu mang thai, nếu có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ đáp ứng đủ nhu cầu canxi cơ thể mẹ cần trong giai đoạn này. Mẹ có thể chưa cần bổ sung thêm canxi từ thuốc hoặc chỉ chọn thuốc bổ sung canxi có hàm lượng khoảng 200-300mg canxi nguyên tố/ngày mà thôi.
Từ tuần thứ 13 trở đi, nhu cầu canxi của mẹ ngày càng tăng cao để cung cấp lượng canxi cần thiết hình thành xương của thai nhi trong bụng. Đây cũng là thời điểm mẹ bắt đầu cần bổ sung canxi từ thuốc.
Thông thường, với nhu cầu tăng cao ở những tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu cần bổ sung từ 500-1000mg canxi nguyên tố từ thuốc/ngày. Lưu ý, lượng canxi tổng bổ sung vào cơ thể không quá 2.500 mg mỗi ngày.
Để biết mình có bị thiếu hay thừa canxi không, mẹ bầu nên đi làm xét nghiệm để được bác sĩ khám, tư vấn và biết cần bổ sung bao nhiêu canxi là đủ. Thông thường, mỗi ngày mẹ vẫn nên uống bổ sung 1 viên canxi theo chỉ định của bác sĩ.
Đọc thêm: Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh – Bí quyết để “ăn vào con không vào mẹ”
Những Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu
Với nhu cầu canxi trong từng giai đoạn như trên, có hai cách để mẹ bầu bổ sung canxi đó là thông qua các thực phẩm giàu canxi sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày và sử dụng thuốc bổ sung canxi.
Thực phẩm là nguồn cung cấp canxi dồi dào. Cơ thể chúng ta cũng hấp thu canxi từ thức ăn tốt hơn canxi từ thuốc.
Chính vì vậy, mẹ nên tăng cường bổ sung canxi từ bữa ăn hàng ngày trong suốt thời gian thai kỳ. Chỉ khi nào thực phẩm không cung cấp đủ nhu cầu thì mới bổ sung canxi từ sản phẩm bổ sung chuyên biệt bên ngoài. Việc cung cấp canxi từ thực phẩm cũng giúp mẹ bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho thai kỳ, đồng thời giúp giảm lượng canxi cần bổ sung thêm từ thuốc, do đó hạn chế các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Các Thực Phẩm Giàu Canxi
Mẹ bầu nên bổ sung canxi bằng cách sử dụng các thực phẩm dưới đây:
Sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa bò, sữa dê, pho mát, sữa chua…): Uống sữa là một trong những cách bổ sung canxi tốt nhất cho cơ thể. Nếu bà bầu sợ béo thì có thể chọn sữa tách béo.
Rau xanh: Những loại rau lá xanh như cải xoăn, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải… cũng có chứa lượng canxi tương đối cao. Sử dụng rau xanh hằng ngày, còn giúp cung cấp vitamin A, C, K, axit folic, kali…
Thủy hải sản (tôm, tép, cua, rong biển, hải sâm, ốc, trai, cá chép, cá mòi…), Đây cũng là nguồn bổ sung canxi tuyệt vời mẹ không nên bỏ qua mẹ nhé.
Đậu và các chế phẩm từ đậu (đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan…): 110g đậu nành chứa tới 400 mg canxi. Và rất dễ hấp thu vào cơ thể hơn các loại sữa thông thường khác. Các chế phẩm khác như đậu phụ cũng là nguồn bổ sung canxi cho mẹ.
Trái cây: Ăn cam, quýt, chuối, kiwi, dâu ta… giúp mẹ bầu được cung cấp đầy đủ canxi. Bên cạnh đó, những trái cây này còn cung cấp các vitamin, khoáng chất như vitamin A, C, axit folic, kali, magie cần thiết cho mẹ bầu và em bé.
Hạnh nhân, hạt dẻ, quả óc chó: Món ăn vặt này tốt cho mẹ bầu. Bởi chúng chứa nhiều canxi, vitamin A, E, Omega 3 tốt cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, mẹ bầu hãy dành 15 phút tắm nắng hoặc hoạt động ngoài trời mỗi ngày để giúp cơ thể tổng hợp vitamin D tự nhiên, và giúp cơ thể hấp thu canxi một cách tốt nhất.
Thuốc Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu
Bên cạnh việc hấp thu canxi từ thực phẩm qua chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu có thể dùng thêm viên uống bổ sung canxi vì chế độ dinh dưỡng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu canxi của mẹ.
Viên uống bổ sung có ghi rõ lượng canxi, sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng tính toán và cân đối lượng canxi mình hấp thu hàng ngày.
Bà Bầu Nên Uống Thuốc Bổ Sung Canxi Loại Nào?
Việc bổ sung canxi theo đường uống cho mẹ bầu phải có sự chỉ định của bác sĩ vì thừa hoặc thiếu canxi đều dẫn đến nguy hiểm.
Có 2 dạng canxi uống bổ sung vào cơ thể là canxi vô cơ (Canxi Phosphate, Canxi Carbonate). Và canxi hữu cơ (như Canxi Citrate, Canxi lactat, Canxi Gluconate…).
Trong đó, Canxi hữu cơ dễ dàng hấp thu vào cơ thể. Không gây tác dụng phụ trên dạ dày, nguy cơ gây sỏi thấp. Đồng thời, khả năng hấp thu không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, mẹ nên ưu tiên sử dụng dạng canxi này.
Lưu Ý Khi Bà Bầu Cần Uống Canxi Trong Quá Trình Mang Thai
Việc bổ sung canxi là cần thiết cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cũng có một số điểm cần lưu ý sau:
- Khi bổ sung canxi, nên uống vào buổi sáng là tốt nhất và uống sau bữa sáng 1 tiếng. Không nên uống vào buổi tối vì cơ thể ít vận động, có thể gây sỏi thận.
- Mỗi lần cơ thể chỉ hấp thụ được khoảng 500mg. Nên nếu thiếu canxi, phải dùng thuốc bổ sung canxi liều lượng cao, mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ để hấp thu canxi được tối ưu nhất.
- Canxi hấp thu tốt hơn khi được dùng kết hợp với Magie và Vitamin D. Do đó, khi bổ sung Canxi nên chọn sản phẩm cung cấp đồng thời cả Canxi, Vitamin D và Magie.
- Nếu phải bổ sung đồng thời canxi và sắt, mẹ bầu nên uống cách xa hai loại này. Để chúng không kìm hãm tác dụng của nhau.
- Với mẹ bầu khỏe mạnh, có thể dùng chế phẩm bổ sung canxi cho bà bầu loại nào cũng được. Nhưng mẹ nên theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Trong trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường, tránh uống canxi có chứa đường.
- Nên chọn các loại canxi không chứa chì. Vì một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì. Nhưng cũng đủ gây hại cho thai nhi.
- Không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà, dâu tây… Vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu canxi.
- Để giảm các tác dụng phụ như táo bón khi sử dụng thuốc canxi. Mẹ nên uống thuốc với nhiều nước và tăng cường ăn các loại rau củ quả giàu chất xơ.
Lời Kết
Với những chia sẻ vừa rồi hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vai trò của canxi. Nhu cầu cũng như cách bổ sung canxi cho mẹ trong các giai đoạn thai kỳ. Từ đó có thể giúp mẹ xây dựng chế độ ăn uống, thuốc bổ sung canxi phù hợp. Việc uống các loại thuốc nên có sự tư vấn từ bác sĩ qua những lần thăm khám thai nhé. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.
Chủ đề mẹ bầu quan tâm:
Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023