Montessori hiện là phương pháp giáo dục sớm được nhiều ba mẹ tin tưởng và cho con theo học. Chương trình học Montessori tại các trường mầm non cũng rất được ba mẹ quan tâm. Trong bài viết này, ba mẹ hãy cùng Team Mẹ Việt tìm hiểu về chương trình Montessori có những gì? Con sẽ học và tham gia những hoạt động gì ở trường Montessori để giúp con phát triển tối ưu cả về thể chất lẫn tinh thần nhé!
Mẹ Việt – Dạy con tại nhà và Homeschooling là cộng đồng Ba Mẹ Việt thường xuyên chia sẻ về chủ đề dạy con hiệu quả tại nhà. Nơi mà các ba mẹ có thể trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm giáo dục sớm cho trẻ theo phương pháp Montessori, Glenn Doman, dạy tiếng Anh tại nhà cho con,… Ba mẹ tham gia vào group để tích lũy nhiều kinh nghiệm dạy con TẠI ĐÂY.
Mục Lục Bài Viết
Chương Trình Montessori Là Gì
Chương trình Montessori được thiết kế trên 5 lĩnh vực với những đặc điểm nổi bật. Phương pháp dạy Montessori tạo điều kiện để trẻ được phát triển toàn diện về não bộ. Tập trung gây dựng nền tảng thể chất – nhận thức cơ bản cho trẻ trong giai đoạn vàng 0 – 6 tuổi. Chú trọng không chỉ năng lực tiếp thu kiến thức mà còn rèn luyện kỹ năng xã hội cần thiết.
Ba mẹ chưa hiểu về phương pháp Montessori có thể tìm hiểu chi tiết tại bài viết này:
Phương Pháp Giáo Dục Montessori Là Gì
Hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc về dạy con theo phương pháp Montessori, ba mẹ liên hệ: Fanpage Mẹ Việt Blog
Thực Hành Cuộc Sống
Mục tiêu của thực hành cuộc sống là kiến tạo cho bé phát triển độc lập về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻ sẽ được hướng dẫn và trực tiếp thực hành:
- Những bài học về tự phục vụ bản thân: mặc/cởi áo khoác, buộc dây giày, vệ sinh cá nhân, cách chuẩn bị đồ ăn,…
- Chăm sóc môi trường xung quanh: quét nhà, tưới cây, cắm hoa,… Trẻ được tham gia lau dọn và vệ sinh các giáo cụ, đánh bóng đồ vật, lau bụi giá kệ,…
- Học kiểm soát chuyển động: thăng bằng, đi bộ trên một đường thẳng, di chuyển trong phòng,…
- Học về phép ứng xử lịch sự: nói lời cảm ơn, cách xin giúp đỡ, cách từ chối lịch sự,… Biết tôn trọng bản thân, người khác và môi trường xung quanh. Biết giao tiếp và tương tác lịch sự với người lớn, bạn bè,…
Đối với trẻ, những hoạt động này mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có tính cá nhân cao. Giúp trẻ phát triển bản thân và rèn luyện các kỹ năng thực hành cuộc sống thuần thục.
Trẻ trực tiếp tương tác bằng đôi bàn tay sẽ tiếp thu một cách chân thực nhất. Con ghi nhớ được cách thực hiện, biết cách sắp xếp trình tự công việc khoa học và hiệu quả nhất.
Tính tự lập, sự tự tin, tính kỷ luật và tinh thần hợp tác. Lòng yêu thương, sự chủ động, kiểm soát bản thân và trách nhiệm với môi trường xung quanh… Là những đức tính được trang bị cho trẻ qua hoạt động thực hành cuộc sống.
Tham khảo đầy đủ giáo cụ Montessori với nhiều ưu đãi tại Shop Mẹ Việt.
Phát Triển 5 Giác Quan
Phương pháp giáo dục sớm Montessori cho rằng: “Đôi bàn tay chính là công cụ của trí thông minh loài người”. Giúp ta khám phá thế giới và mở đường dẫn bước tới sự hiểu biết. Đó là lý do ba mẹ thấy phương pháp Montessori rất đa dạng, phong phú về giáo cụ. Và phát triển 5 giác quan trở thành một trong những hoạt động quan trọng của Montessori.
Các bài tập cũng như giáo cụ được thiết kế để kích hoạt tối đa 5 giác quan của trẻ. Nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện. Thông qua học và chơi với các giáo cụ Montessori, trẻ dần học được cách phân biệt thế giới xung quanh. Hình thành nên những trải nghiệm, kinh nghiệm sống và trí tuệ của riêng mình. Giúp trẻ sở hữu khả năng nhìn nhận, đánh giá, phán đoán,… nhạy bén. Đồng thời, dễ dàng thích nghi nhanh chóng với môi trường sống.
Các hoạt động và bài học phát triển 5 giác quan bao gồm:
Phát Triển Thị Giác
Trẻ học cách quan sát để tăng khả năng nhận diện vật thể:
- Nhận biết to – nhỏ, kích thước dài – ngắn, dày – mỏng, rộng – hẹp,….
- Hình dáng của các vật thể.
- Phân biệt các loại màu và độ đậm nhạt của các màu,…
Thông qua các giáo cụ trực quan, sinh động như: bộ hình trụ có núm, tháp hồng, cầu thang nâu, cây gậy đỏ, tủ hình học, các hộp màu,…
Bên cạnh đó, các hoạt động với giáo cụ này còn kích thích khả năng tư duy của trẻ. Nhất là trong thời điểm trẻ nhạy cảm về Toán học trong giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi. Giáo viên sẽ thiết kế các bài tập về phân loại, sắp xếp theo kích thước và màu sắc,…
Phát Triển Xúc Giác
Chương trình Montessori phát triển tối đa xúc giác của trẻ thông qua các hoạt động tiếp xúc, cảm nhận tính chất của đồ vật.
Ví dụ:
- Sử dụng tay cảm nhận tấm xúc giác, trẻ cảm nhận độ thô ráp – nhẵn.
- Cảm nhận độ nóng – lạnh trên bề mặt các tấm cảm nhiệt.
- Dùng tay nhấc các tấm trọng lượng.
- Trẻ phân biệt độ nặng – nhẹ của mỗi vật thể.
- …
Phát Triển Thính Giác
Phương pháp dạy Montessori phát triển năng lực thính giác của trẻ thông qua khả năng: tập trung cao độ để lắng nghe, thẩm thấu âm thanh. Nhằm rèn luyện cho con năng lực phân biệt âm sắc, độ to – nhỏ của âm thanh. Con có thể sắp xếp và so sánh các âm điệu, phát triển khả năng âm nhạc trong tương lai.
Con phát triển thính giác thông qua các giờ học âm nhạc, học đàn. Hay lắng nghe âm thanh của các vật liệu làm giáo cụ.
Phát Triển Vị Giác
Trẻ nhỏ thường rất hứng thú với những hoạt động mới lạ, có tính kích thích trí tò mò cao. Vì thế, phương pháp Montessori rất quan tâm tạo ra những trải nghiệm học tập sáng tạo. Giúp đánh thức cảm quan của trẻ, trong đó có vị giác.
Trẻ được học phân biệt vị giác thông qua các lọ vị giác. Trẻ được dùng lưỡi trực tiếp nếm các chất lỏng có vị khác nhau như chua, ngọt, mặn. Nhờ vậy, trẻ có thể phân biệt được các loại mùi vị cơ bản trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Và trẻ cũng có khẩu vị đa dạng, ăn được nhiều món ăn khác nhau. Trẻ cũng vui vẻ, hợp tác hơn trong ăn uống. Ba mẹ nhờ thế cũng giải tỏa được nhiều căng thẳng, áp lực.
Phát Triển Khứu Giác
Trong các chương trình học Montessori phát triển khứu giác, trẻ sẽ được ngửi các mùi hương khác nhau. Với bài học lọ khứu giác, trẻ học cách phân biệt các mùi: quế, hương thảo, tiêu,…
Giáo viên cũng có thể tự chuẩn bị các hoạt động khác để đa dạng khứu giác cho trẻ. Ví dụ như ngửi và phân biệt hương của các loài hoa: hoa hồng, hoa nhài, hoa cúc,… Sau đó, bịt mắt trẻ để trẻ đoán xem đó là mùi hoa nào.
Những bài học dưới dạng trò chơi này vừa thú vị, hấp dẫn. Vừa giúp trẻ quen và tự phân biệt được các mùi quen thuộc. Trẻ cũng tỏ ra thích thú với nhận biết các mùi hương khác trong cuộc sống. Nhờ đó cảm nhận khứu giác của trẻ ngày càng trở nên nhạy bén và hoàn thiện hơn.
Ngôn Ngữ
Phương pháp dạy Montessori đặc biệt quan tâm đến phát triển lĩnh vực ngôn ngữ. Trẻ được khuyến khích thể hiện, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc bằng lời nói. Trẻ được tham gia các hoạt động đóng kịch, tập hát,… Trẻ cũng được hướng dẫn nhận biết mặt chữ, tô màu chữ, viết chữ trên cát, xếp hình chữ,…
Các hoạt động nhận biết chữ phong phú giúp tạo cho trẻ niềm yêu thích học chữ. Chuẩn bị nền tảng cho bậc học tiểu học, trẻ tiếp thu nhanh và nhanh chóng biết đọc, biết viết. Giới thiệu chữ thông qua các trò chơi giúp trẻ luôn cảm thấy tò mò và hứng thú. Trẻ chơi vui nên học tập hiệu quả, dễ dàng ghi nhớ chữ cái, phát triển kỹ năng đọc, viết.
Trẻ được phát triển ngôn ngữ ở cả 4 phương diện: nghe, nói, đọc, viết. Chương trình học Montessori ở mỗi phương diện đều có những trải nghiệm, giáo cụ khác nhau. Vừa dễ hiểu cho trẻ lại mang tính khoa học trong dạy học.
Mặc dù vậy, trong chương trình Montessori, ngôn ngữ nói vẫn được ưu tiên hơn cả. Các bài học về thính giác được thiết kế để giúp trẻ lắng nghe các âm thanh ngôn ngữ. Lớp học trộn độ tuổi cho trẻ sống trong môi trường đa dạng về độ tuổi. Trẻ nhỏ sẽ học tập trẻ lớn. Trẻ lớn được tôn trọng, tự do thể hiện mong muốn bản thân sẽ tích cực sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt. Trẻ tiếp nhận ngôn ngữ nhiều cấp độ khác nhau sẽ thúc đẩy trẻ tự phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Toán Học
Về toán học, phương pháp dạy Montessori hướng dẫn trẻ nhận biết về lượng, nhận biết các con số. Thực hiện được các phép tính đơn giản (cộng, trừ, nhân, chia),… Để tìm hiểu về toán, chương trình Montessori có rất nhiều giáo cụ sinh động, hấp dẫn. Trẻ tiếp xúc với toán rất hào hứng và có tình yêu với toán học. Từ đó, tiếp thu dễ dàng và ham học hỏi.
0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng phát triển não bộ của trẻ. Trẻ có thể hấp thụ thông tin, kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Toán học cũng nằm trong số đó. Các bé sẽ bắt đầu tiếp xúc toán học ở độ tuổi 4 hoặc 5 tuổi.
Chỉ cần xây dựng cho trẻ niềm yêu thích và tinh thần ham học hỏi, khám phá kiến thức. Trẻ sẽ tìm tòi, học hỏi và chuẩn bị nền tảng tốt cho tiền tiểu học.
Văn Hóa
Ở lĩnh vực văn hóa, trẻ sẽ được tìm hiểu kiến thức về Địa lý, Lịch sử, Khoa học, Nghệ thuật. Thông qua các hoạt động học tập, trẻ khám phá về thế giới, châu lục, các đất nước,… Hay là các loài động vật, thời gian, các loại hình nghệ thuật,…
Những kiến thức này giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, khơi gợi trí tò mò không giới hạn của trẻ. Truyền cảm hứng cho trẻ học tập và chủ động lĩnh hội tri thức.
Những lĩnh vực này đều được dạy trực tiếp thông qua các giáo cụ, hình ảnh trực quan, sinh động. Nhờ đó bé dễ dàng hình dung, dễ hiểu và cảm thấy hứng thú hơn. Đồng thời, thông qua học tập, trẻ dần bộc lộ năng khiếu và sở thích cá nhân rõ nét. Ba mẹ và giáo viên có thể lấy đó làm cơ sở để định hướng cho trẻ phát triển. Giúp trẻ tập trung phát huy các tiềm năng là thế mạnh của mình. Như vậy trẻ sẽ ngày càng phát triển thông minh, hoạt bát và tự tin.
Bé Học Montessori Như Thế Nào
Tại Việt Nam, Montessori là phương pháp giáo dục sớm được nhiều trường mầm non lựa chọn giảng dạy. Bởi nội dung chương trình Montessori rất phù hợp với điều kiện, tính cách, khả năng của trẻ em Việt. Đặc biệt là đáp ứng được mong muốn của nhiều phụ huynh. Trang bị cho con những kỹ năng xã hội cần thiết cho trẻ như tự lập, biết quan tâm, chăm sóc, hòa đồng với bạn bè,…
Bên cạnh đó, để có được sự thống nhất trong phương pháp giáo dục. Giúp cho con phát huy tốt nhất, ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng tinh thần Mon cho con tại nhà nhé!
Xem chi tiết: Dạy Con Theo Phương Pháp Montessori Tại Nhà – Hạnh Phúc Cho Cả Bé Và Ba Mẹ
Kết Luận
Ba mẹ thấy đấy, chương trình Montessori rất đa dạng và phong phú. Tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện, phát huy tối đa những tiềm năng của trẻ. Đó là lý do mà phương pháp giáo dục sớm Montessori luôn được nhiều ba mẹ tin tưởng và lựa chọn. Điểm dễ dàng nhận thấy ở các mẹ bé trưởng thành từ phương pháp dạy Montessori là: Con có khả năng tư duy và hoạt động độc lập tốt, kỹ năng khéo léo, ham học hỏi tri thức. Và đặc biệt là tự tin, mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Rõ ràng Montessori có rất nhiều những ưu điểm, nhưng không có nghĩa phương pháp này là hoàn hảo. Ba mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ càng về những ưu – nhược điểm của chương trình học Montessori. Để lựa chọn cách áp dụng phương pháp Montessori phù hợp nhất cho bé nhé!
Bài kế tiếp: Ưu – Nhược Điểm Phương Pháp Giáo Dục Sớm Montessori: Góc Nhìn Thực Tế
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023