Dầu dừa là 1 loại tinh dầu rất có ích với hàng trăm công dụng khác khau được sử dụng trong nấu ăn cũng như làm đẹp, và gần đây nhiều người thường dùng dầu dừa để chống rụng tóc? Có nhiều nguồn thông tin cho rằng gội đầu bằng dầu dừa thực sự ngăn ngừa rụng tóc, trong khi nhiều nguồn khác cho rằng nó có hại nhiều hơn là tốt. Vậy ý kiến nào mới thực sự đúng?
Trước khi bạn dùng dầu dừa, hãy đảm bảo rằng mình thực sự biết cách sử dụng để không làm hại tóc nhé!
Mục Lục Bài Viết
Có Nên Sử Dụng Dầu Dừa Trong Chăm Sóc Tóc?
Dầu dừa là nguồn axit béo (MCFAs) đặc biệt có tính chất kháng khuẩn và chống viêm hỗ trợ sức khỏe tế bào rất có lợi cho cơ thể. Đặc tính này giúp ngăn ngừa mất protein trên tóc. Với cấu trúc đặc biệt, cho phép dầu dừa thâm nhập vào tóc mà các loại dầu khác không thể, đó là lý do khiến nhiều người cảm thấy tác dụng tương đối nhanh khi sử dụng dầu dừa ngay từ lần đầu.
Ngoài ra trong dầu dừa còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất khác như: vitamin E, các chất chống oxy hóa, axit lauric rất có lợi cho sức khỏe tóc, giúp tóc ngăn chẻ ngọn, hư tổn, mềm mượt và trị gàu hiệu quả.
Dầu Dừa Có Thực Sự Có Lợi?
Một số người nhận thấy mái tóc khỏe mạnh và mềm mượt hơn, trong khi một số khác cho rằng tóc của họ bị rụng nhiều, từng mảng sau khi sử dụng dầu dừa. Vậy đâu là lí do giải thích sự khác biệt đó và làm thế nào để chúng ta có thể biết được liệu mình sử dụng sẽ có lợi hay lại tiếp tục rụng tóc?
Dầu Dừa Không Dành Cho Mọi Loại Tóc
Các loại tóc khác nhau sẽ có phản ứng với các loại dầu khác nhau, và không cùng một kết quả cho mọi loại tóc. Dầu dừa giúp tóc giữ được protein tự nhiên, nó có thể hiệu quả cho thiếu hoặc đủ protein trong nang tóc. Thông thường những người có mái tóc bóng mượt khi dùng dầu dừa sẽ thấy tóc mình khỏe hơn, bóng mượt hơn. Trong khi những người có mái tóc mỏng, khô, xơ có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng gãy, rụng nếu sử dụng dầu dừa không đúng cách.
Đặc biệt, những người bị dị ứng với dầu dừa tuyệt đối không nên sử dụng. Trước khi sử dụng để biết bạn có bị dị ứng hay không, hãy lấy một chút thoa lên da để khoảng 3 tiếng xem có các triệu chứng hay không. Nếu bạn có những triệu chứng như: nhẹ đầu, sưng mặt, phát ban buồn nôn, nôn mửa thì không nên sử dụng dầu dừa đâu nhé!
Sử Dụng Không Đúng Cách
- Quá lạm dụng dầu dừa, dùng quá nhiều dầu dừa trong ủ tóc sẽ khiến tóc bị yếu, dầu, dễ gãy rụng và sinh ra rất nhiều gàu. Trong quá trình ủ tóc nên sử dụng một lượng vừa đủ. Chỉ dùng 2 – 4 thìa cho mỗi lần ủ, tùy thuộc vào độ dài ngắn, dài, mỏng của tóc mà ước lượng lượng dầu dừa phù hợp.
- Một trong những sai lầm mà chúng ta hay mắc phải là ủ tóc quá lâu, và không gội sạch dầu dừa sau khi ủ xong. Nhiều người có suy nghĩ rằng, ủ càng lâu, tóc hấp thụ được dưỡng chất càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên điều đó là không phải. Ủ lâu khiến tóc rất dễ bị bết, dầu nhiều hơn, chân tóc yếu dễ gãy rụng. Đồng thời không gội sạch dầu còn là nguyên nhân gây nên bí tắc chân tóc, khiến da đầu càng nhiều gàu và tóc dễ khô xơ.
Kết Hợp Với 1 Số Loại Thành Phần Khác
Dầu dừa thường được bao gồm trong các công thức để nuôi dưỡng dầu tóc, mặt nạ tóc và các sản phẩm cho tóc và những công dụng này có thể không nhất thiết có hại. Khi kết hợp với các loại dầu và thành phần khác, không chỉ ít dầu dừa tiếp xúc với tóc, mà sự kết hợp của các axit béo có thể có tác dụng hoàn toàn khác nhau.
Ví dụ, dầu dừa dường như không làm cho tóc khô hoặc dễ gãy khi kết hợp với các axit béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu hoặc khi trộn với dầu argan hoặc marula (cả hai đều tuyệt vời cho tóc). Mật ong dường như cũng làm cho dầu dừa có lợi hơn cho tóc và các loại đường đơn giản trong mật ong có thể nuôi dưỡng tóc và làm cho nó mềm mượt tự nhiên và không bị xoăn.
Cách Sử Dụng Dầu Dừa Đúng Cách
- Tránh tiếp xúc với da đầu: mặc dù dầu dừa rất có lợi trong trị gàu, nấm,… Tuy nhiên, sử dụng dầu dừa trực tiếp lên da đầu rất có hại. Dầu dừa có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây kích ứng cho một số loại da đầu.
- Bắt đầu với lượng nhỏ.
- Dùng chung với các thành phần khác.
- Kết hợp với ăn dầu dừa.
Quy Trình Ủ Dầu Dừa
Chuẩn Bị
- Mũ ủ (có thể mua được tại các spa, hay siêu thị,…).
- Dầu dừa.
- Khăn.
Các Bước Ủ, Dưỡng Tóc
- Bước 1: Gội đầu sạch sẽ trước khi ủ tóc. Nên hạn chế sử dụng các loại dầu xả, dưỡng trước khi ủ vì chúng có thể làm bít lỗ chân lông làm giảm hiệu quả của dầu dừa. Nên để tóc hơi ẩm để đạt hiệu quả cao nhất.
- Bước 2: Làm nóng dầu dừa. Vào mùa đông, dầu dừa thường bị cô đặc thành dạng rắn, rất khó sử dụng. Có nhiều cách làm nóng dầu bạn có thể chưng cách thủy, hoặc cho vào lò vi sóng,… Dầu dừa được làm ấm sẽ mang lại tác dụng cung cấp dưỡng chất, và khả năng thấm sâu vào tóc hơn.
- Bước 3: Thoa dầu dừa lên tóc. Đầu tiên là lên ngọn tóc sau đó massage nhẹ dần dần đến chân tóc khoảng 10 phút, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với da đầu vì chúng rất dễ làm bít lỗ chân lông và gây mụn.
- Bước 4: Dùng dụng cụ ủ tóc. Quấn tóc lại và ủ bằng mũ chụp khoảng 30 phút. Dùng khăn quấn bên ngoài để tiện cho các hoạt động khác. Không ủ quá lâu sẽ dễ khiến da dầu bị bết và gàu.
Ủ tóc trong khoảng 30 phút. - Bước 5: Gội lại đầu thật sạch. Nên gội lại bằng nước ấm, có thể sử dụng dầu gội để tóc hết bết kết dính. Nếu sau khi gội lại, tóc vẫn còn bết, bạn có thể gội lại lần nữa vào ngày hôm sau.
Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Dầu Dừa
- Chỉ nên sử dụng 1-2 lần/tuần. Không phải lúc nào nhiều cũng tốt. Ủ nhiều trong thời gian dài, khiến dầu dừa phản tác dụng, nhiều triệu chứng xấu như: bí lỗ chân lông khiến da đầu nổi mụn, đồng thời khiến tóc dễ gãy rụng hơn trước nhiều.
- Nên sử dụng dầu dừa với nhiều thành phần nguyên liệu khác như dầu Ô liu và dầu mangan để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chỉ nên ủ tối đa 30 phút.
- Gội đầu lại bằng nước sạch, ấm cho hết dầu dừa.
Tham khảo thêm công dụng khác của dầu dừa trong tẩy trắng răng tự nhiên.
Dầu dừa với những đặc tính nuôi dưỡng tóc từ thiên nhiên rất an toàn trong quá trình sử dụng. Bạn hãy sử dụng đúng cách để có được mái tóc suôn mềm và óng mượt tự nhiên nhé!
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023