Cứ 10 mẹ thì có đến 4 mẹ sẽ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Chứng đau đầu có thể kéo theo các cơn đau vai gáy hoặc cổ trong suốt 6 tuần sau khi bé chào đời. Làm thế nào để mẹ có thể thoát khỏi những phiền toái từ những cơn đau đầu? Mẹ Việt sẽ giúp mẹ hiểu rõ về nguyên nhân chứng đau đầu sau sinh. Và cách mẹ chăm sóc tự nhiên, tự điều trị hiệu quả tại nhà.
Tham gia ngay vào Cộng Đồng Mẹ Việt. Nơi các mẹ được chia sẻ về kinh nghiệm nuôi con ngoan, khỏe mạnh. Giúp mẹ giảm áp lực và có thời gian chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn. BẤM VÀO ĐÂY!
Mục Lục Bài Viết
Các Dạng Đau Đầu Sau Sinh
Đau đầu sau sinh được chia thành 2 nhóm là: Đau đầu nguyên phát chủ yếu phát sinh bởi các nguyên nhân trong quá trình sinh hoạt, chăm sóc bé. Và đau đầu thứ phát là bắt nguồn từ những vấn đề sức khỏe của mẹ sau sinh.
Đau Đầu Nguyên Phát
Đau đầu nguyên phát được chia thành đau đầu do căng thẳng và đau nửa đầu. Nguyên nhân của đau đầu do căng thẳng có thể do mẹ căng thẳng, căng cơ, mất nước, thiếu ngủ. Trong khi đau nửa đầu lại xuất phát từ hiện tượng đột ngột thay đổi nội tiết tố sau sinh. Hoặc do quá trình chăm sóc bé yêu liên tục khiến mẹ kiệt sức. Bên cạnh đó, một số yếu tố môi trường cũng có thể ra gây ra đau đầu sau sinh nguyên phát. Mẹ phân biệt các biểu hiện như sau:
Đau đầu do căng thẳng: Đây là một cơn đau có mức độ nhẹ đến trung bình. Cơn đau thường bắt đầu từ cổ và tỏa khắp toàn bộ vùng đầu. Nó có thể kéo dài trong 30 phút hoặc lâu hơn và thậm chí lên đến một tuần.
Đau nửa đầu: Những cơn đau nửa đầu dữ dội xảy ra ở một hoặc cả hai bên đầu thường rất ám ảnh. Đau nửa đầu có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa. Một số mẹ còn có biểu hiện nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Tình trạng nặng hơn là các cơn đau gây ra các rối loạn thị giác như điểm mù và tê liệt.
Khi có con, cả thế giới của mẹ thu nhỏ lại và dường như chỉ xoay quanh con. Con ốm, con sốt, con giảm bú… mẹ đều lo lắng đến mất ăn mất ngủ. Những cơn đau nhức đầu dần xuất hiện.
Để giúp mẹ chăm con tốt hơn và giảm áp lực, hãy đọc bài viết:
Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc
Giải Mã Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Và Cách Mẹ Khắc Phục
Đau Đầu Thứ Phát
Đau đầu sau sinh thứ phát bao gồm đau do tiền sản giật sau sinh là do máu tụ dưới màng cứng.
Tiền sản giật sau sinh: Xảy ra khi mẹ bị cao huyết áp và thừa protein trong nước tiểu (protein niệu) sau khi sinh. Tiền sản giật gây ra các cơn đau đầu dữ dội cùng với đau bụng, buồn nôn. Mẹ cũng có thể bị thay đổi thị lực, co giật và giảm tần suất tiểu tiện. Cơn nhức đầu sẽ phát triển ở cả hai bên đầu và trở nên tồi tệ hơn khi mẹ gắng sức hoạt động.
Máu tụ dưới màng cứng: là một trong những tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc gây tê. Mẹ có thể có biểu hiện đau đầu sau khi được gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng. Triệu chứng sẽ đau dữ dội trong vòng 72h sau phẫu thuật, đặc biệt là khi ngồi hoặc đứng thẳng. Và có thể kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, cứng cổ, thay đổi thị lực, thính giác.
Các trường hợp đau đầu dữ dội sẽ cần được bác sĩ can thiệp ngay để giảm đau. Còn nếu mẹ chỉ bị đau đầu nhẹ hoặc vừa phải mà không có biểu hiện nghiêm trọng nào khác. Mẹ áp dụng các biện pháp tự chữa đau đầu sau sinh dưới đây sẽ hiệu quả. Mẹ tránh được phải sử dụng thuốc, có thể không tốt cho sự phục hồi của mẹ và ảnh hưởng đến bé.
Mẹ đọc thêm:
Những Dấu Hiệu Bị Hậu Sản Sau Sinh Mẹ Tuyệt Đối Không Được Xem Thường
Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé
Tự Chữa Đau Đầu Sau Sinh Tại Nhà
Chườm Lạnh
Khi đau nửa đầu, mẹ có thể dùng một chai nước lạnh hoặc túi chườm lạnh đặt lên trán 15p. Gặp lạnh các mạch máu sẽ co hẹp lại và giảm áp lực lên các dây thần kinh nhạy cảm. Từ đó làm thuyên giảm chứng đau đầu sau sinh.
Chườm Ấm
Mẹ áp dụng chườm ấm cho những cơn đau xuất phát do căng thẳng. Bằng cách đặt một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn ấm lên trán cũng như khu vực gáy. Hơi nóng sẽ làm thư giãn các cơ đang bị căng và bị thắt chặt ở khu vực đó. Các cơ được thư giãn sẽ giảm dần cảm giác nhức mỏi.
Các mẹ hãy tham khảo các bài viết:
Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé
Nên Làm Gì Khi Bị Mất Ngủ Kéo Dài?
Nghỉ Ngơi Đầy Đủ
Nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau sinh thì mẹ cần khắc phục bằng cách ngủ đủ. Mặc dù lịch sinh hoạt hiện tại đang bị đảo lộn theo con. Mẹ hãy tranh thủ ngủ đủ 7 – 9h mỗi ngày. Điều này giúp đảm bảo cơ thể có đủ năng lượng cho các hoạt động thường ngày. Và đồng thời giảm các cơn đau đầu hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc.
Không thể ngủ liền giấc 1 mạch cả đêm vì còn phải cho bé bú, chăm sóc, thay tã cho bé. Mẹ hãy tranh thủ ngủ cùng con. Nhiều giấc ngắn trong ngày cũng giúp mẹ tỉnh táo hơn và ngăn ngừa được các cơn đau đầu.
Hạn Chế Ánh Sáng, Âm Thanh
Ánh sáng chói, âm thanh cường độ to cũng là các tác nhân từ môi trường gây ra các cơn đau đầu. Do đó, khi nghỉ ngơi, mẹ nên tắt hết những thiết bị chiếu sáng. Kéo rèm cửa nhằm tạo ra không gian yên tĩnh nhất có thể. Hạn chế âm thanh, tiếng ồn tối đa. Mẹ có thể mở nhạc giao hưởng, nhạc không lời, nhạc thiền. Âm nhạc cũng có tác dụng chữa lành, giúp mẹ thư thái và giảm các cơn đau đầu hiệu quả.
Massage Hoặc Bấm Huyệt
Massage cổ và vùng thái dương trong vài phút có tác dụng giảm đau đầu do căng thẳng tuyệt vời. Mẹ có thể tự massage nhẹ nhàng, hoặc nhờ ông xã, nhờ dịch vụ spa tại nhà massage cho mẹ sau sinh. Sau massage mẹ thường cảm thấy thoải mái, dễ chịu, và giảm bớt các cơn đau đầu.
Mẹ cũng có thể thử bấm huyệt để chữa đau đầu sau sinh. Cách làm cũng không quá phức tạp. Mẹ tìm điểm nằm giữa ngón trỏ và ngón cái của bàn tay trái sau đó ấn vào. Khu vực này được liên kết với phần não nơi đau đầu xuất hiện. Khi được tác động, tình trạng khó chịu sẽ dịu đi phần nào. Những cách này đơn giản, dễ thực hiện mà lại hiệu quả ngay, mẹ nên áp dụng.
Uống Nhiều Nước
Tình trạng mất nước sẽ gây khó chịu và làm suy yếu sự tập trung. Do vậy, mẹ nên bổ sung đủ chất lỏng cho cơ thể bằng cách:
- Uống nước lọc.
- Uống ngũ cốc, trà lợi sữa (vừa giảm đau đầu vừa lợi sữa ^^)
- Nước trái cây không đường, ăn trái cây tươi và các loại rau củ nhiều nước.
Nhiều mẹ không có thói quen uống nước sẽ dễ quên. Mẹ nên chuẩn bị 1 chai nước đầy đặt bên cạnh mình để nhắc nhở uống nước nhé.
Uống Trà Gừng
Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng các thành phần chống viêm, có thể giúp mẹ giảm đau đầu. Mẹ có thể mua các loại trà gừng pha uống hoặc tự làm. Mẹ lấy một tép gừng, đập dập rồi ngâm trong nước nóng và nhấm nháp từng ngụm nhỏ. Gừng giúp cơ thể ấm lên, tăng cường lưu thông máu và giảm các triệu chứng đau đầu hiệu quả.
Những Cách Chữa Đau Đầu Sau Sinh Khác
Trên đây là những cách trực tiếp mẹ có thể giảm đau đầu sau sinh. Ngoài ra sự thay đổi trong thói quen sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện cũng góp phần nâng cao sức khỏe. Giúp mẹ chữa chứng đau đầu sau sinh ngay tại nhà thành công. Mẹ áp dụng những cách dưới đây:
Ngồi thiền hoặc tập yoga: Đây là các biện pháp tập luyện với các động tác massage nhẹ nhàng. Có tác dụng làm cho cơ thể thoải mái, dễ chịu hơn. Máu tuần hoàn và lưu thông lên não giúp xoa dịu những cơn đau đầu.
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Để chữa chứng đau đầu sau sinh, các mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, protein, canxi… Tránh dùng thực phẩm đông lạnh, thực phẩm sống, không dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafein…
Mẹ hãy tham khảo thêm bài viết:
Mới Sinh Nên Ăn Gì – Kinh Nghiệm Cho Mẹ Sau Sinh
Cải thiện môi trường ở: Nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, giúp cho tinh thần của mẹ sảng khoái. Từ đó đẩy lùi được chứng đau đầu sau sinh.
Tránh các vấn đề sang chấn tâm lý, cãi vã, buồn bực… Mẹ có thể chia sẻ với chồng và người thân về vấn đề của mình để được thấu hiểu và hỗ trợ. Mẹ không nên chịu đựng một mình sẽ khiến căng thẳng và bùng phát bất cứ lúc nào. Hãy tìm đến những người sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng mẹ. Không phải ai cũng dễ dàng cảm thông. Nhưng điều đó không có nghĩa là mẹ âm thầm chịu đựng những cơn đau. Hãy tìm đến những sự trợ giúp khi cần thiết mẹ nhé!
Để thấu hiểu và yêu thương, biết cách hòa hợp các thành viên trong gia đình. Mẹ hãy liên hệ ngay với Mẹ Việt để được hỗ trợ nhé. NHẮN TIN.
Đau Đầu Sau Sinh Kéo Dài Bao Lâu
Theo các chuyên gia, hầu hết các cơn đau đầu sau sinh đều sẽ biến mất trong vòng 6 tuần sau sinh. Riêng tình trạng đau đầu thứ phát có thể mất nhiều thời gian hơn và cần điều trị đúng cách.
Tình trạng đau đầu sau sinh xảy ra do thay đổi nội tiết tố mẹ không thể tránh được. Việc mẹ nhận ra vấn đề của mình và áp dụng các biện pháp can thiệp tự nhiên như trên. Điều đó cũng sẽ có ý nghĩa giúp mẹ thoát khỏi sự khó chịu từ các cơn đau đầu.
Tuy nhiên, mẹ phải cẩn thận nếu đau đầu kèm theo các triệu chứng sốt cao, chóng mặt, buồn nôn. Đó là những dấu hiệu mẹ cần được can thiệp y tế gấp. Mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Nguyên Nhân Gây Đau Đầu Sau Sinh
Theo các chuyên gia, có khá nhiều lý do giải thích cho tình trạng nhức đầu sau sinh. Ngoài 2 dạng nguyên phát và thứ phát dựa trên mức độ nghiêm trọng thì còn có các nguyên nhân sau:
- Từng có tiền sử bệnh đau nửa đầu
- Sụt giảm nồng độ nội tiết tố estrogen
- Trầm cảm
- Mệt mỏi.
- Khối u
- Sản giật
- Viêm màng não
- Huyết khối tĩnh mạch
- Thoái hóa cột sống cổ.
- Do thiếu máu trong thời kỳ mang thai và sinh con.
- Sự phát triển của các gốc tự do: Các gốc tự do phát triển liên tục ở não bộ do quá trình chuyển hóa của cơ thể. Tâm lý căng thẳng, môi trường thay đổi… Các gốc tự do tấn công vào lớp nội mạc mạch máu. Hình thành lên các mảng xơ vữa, ngăn chặn máu lên não và gây nên tình trạng đau đầu.
Tìm đọc thêm:
Dấu Hiệu Trầm Cảm Sau Sinh Là Gì? Hiểu Đúng Để Can Thiệp Kịp Thời
Cùng Mẹ Tìm Hiểu Về Các Dạng Bệnh Trầm Cảm Sau Sinh Thường Gặp
Khi Nào Mẹ Đau Đầu Sau Sinh Nên Đến Bác Sĩ
Hãy tìm đến bác sĩ nếu các biện pháp trên không giúp mẹ giảm đau. Hoặc cơn đau vẫn tái phát liên tục đi kèm với những biểu hiện sau:
- Đau đầu nặng
- Không ngủ được
- Đau đầu đạt đến đỉnh điểm
- Đau đầu sau khi hoạt động thể chất
- Đau đầu khi bạn thay đổi tư thế sinh hoạt
- Đau đầu kèm theo sốt, buồn nôn, nôn mửa, đau cổ, gặp vấn đề trong nhận thức, nhìn không rõ.
Kết Luận
Chứng đau đầu sau sinh ở phụ nữ có những trường hợp cần dùng thuốc. Có những trường hợp chỉ cần mẹ điều trị các triệu chứng bằng các cách tự nhiên tại nhà. Những cách này an toàn và hiệu quả, giúp mẹ không phải uống thuốc và tránh được các tác dụng phụ. Đồng thời không ảnh hưởng đến nuôi con sữa mẹ. Vì thế mẹ hãy tích cực áp dụng để nhanh thoát khỏi các cơn đau đầu nhé!
Bài đọc tiếp theo:
Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ – Giải Tỏa Áp Lực Tâm Lý Cho Mẹ
Có Nên Massage Cho Trẻ Sơ Sinh Hay Không?
Khóa Học Massage Cho Bé Sơ Sinh Chuẩn Quốc Tế GV Phạm Thuần
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023