Dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển cũng là một chủ đề rất nhiều ba mẹ quan tâm. Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các chức năng vận động, ngôn ngữ, trí tuệ. Vậy với trẻ chậm phát triển ba mẹ cần lưu ý bổ sung những gì. Để giúp con khỏe mạnh, tiếp thu kiến thức, học hỏi nhanh và nâng cao khả năng tập trung chú ý tốt. Bài viết này, Mẹ Việt sẽ giúp ba mẹ lựa chọn và bổ sung vitamin khoáng chất cần thiết cho trẻ chậm phát triển nhé.

Để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm dạy trẻ chậm phát triển thường xuyên, đều đặn. Ba mẹ tham gia Cộng Đồng Mẹ Việt TẠI ĐÂY.

Omega 3

Có đến 60% não bộ là chất béo và DHA chiếm 1/4 trong số đó. DHA là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ.

DHA là một vi chất cực kì quan trọng với trẻ đặc biệt trẻ chậm phát triển. DHA tác động đến quá trình hoàn thiện, phát triển não bộ trong giai đoạn đầu đời của trẻ. DHA chiếm 15-20% cấu trúc não bộ, chiếm tỷ lệ cao nhất trong chất xám. Hỗ trợ sự phát triển thông minh và độ nhạy cảm của các neuron thần kinh. Dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác giúp trẻ tiếp thu kiến thức, tăng khả năng học hỏi.

Bên cạnh đó, DHA cũng chiếm 50-60% cấu trúc võng mạc mắt. Bổ sung đầy đủ DHA giúp trẻ có đôi mắt khỏe. Đối với trẻ chậm phát triển, đôi mắt với khả năng quan sát tốt sẽ hỗ trợ con học tập nhanh hơn. Do đó, ba mẹ cần quan tâm giúp con phát triển thị lực.

Trẻ bổ sung không đủ axit béo omega-3, thì lượng DHA trong não của trẻ bị thiếu hụt. Khiến trẻ hay mất tập trung, giảm chú ý, ghi nhớ kém. Ba mẹ cần phải đảm bảo có đủ axit béo omega-3 trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ. Để não bộ phát triển và thực hiện chức năng tốt nhất.

Ba mẹ đang loay hoay tìm giải pháp hỗ trợ cho trẻ chậm nói, nói ngọng, giao tiếp kém. Hãy liên hệ ngay với đội ngũ Mẹ Việt để được tư vấn chuyên sâu nhé. LIÊN HỆ NGAY.

Bổ sung DHA cho trẻ đúng cách

Nhiều ba mẹ băn khoăn không rõ nên bổ sung hàm lượng DHA cho trẻ bao nhiêu là đủ. Có phải bổ sung càng nhiều thì con càng thông minh và não bộ càng phát triển không?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan an toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA). Về nhu cầu DHA theo từng giai đoạn phát triển của trẻ như sau:

Trẻ dưới 1 tuổi: Hàm lượng DHA tối ưu là 70mg/ngày. Với các mẹ đang cho con bú, cần bổ sung tối thiểu 200mg/ngày để cung cấp đủ nhu cầu của trẻ.

Trẻ từ 1-3 tuổi: Hàm lượng DHA theo khuyến cáo là 75mg/ngày. Để đẩy mạnh sự phát triển của não bộ và thị lực trẻ.

Trẻ 3-7 tuổi: Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu học tập nên nhu cầu DHA tăng hơn. Hàm lượng DHA nên bổ sung là 125mg/ngày.

Trẻ trên 8 tuổi: Giai đoạn này trẻ cần tăng cường xử lý thông tin hiệu quả, tập trung học tập và ghi nhớ lâu hơn. Hàm lượng DHA tối thiểu cần là 250mg/ngày.

Ba mẹ cần lưu ý nhé. Mỗi giai đoạn phát triển của con sẽ đòi hỏi bổ sung lượng DHA khác nhau. Nên cần phải tuân thủ theo hàm lượng DHA tiêu chuẩn cho từng lứa tuổi. Tránh cung cấp quá ít hoặc quá nhiều, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Bài đọc thêm:

Đặc Điểm Của Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Ba Mẹ Cần Biết

Phát Hiện Các Dấu Hiệu Bất Thường Ở Trẻ Chậm Phát Triển Ngôn Ngữ

Bổ sung DHA bằng cách nào

Ba mẹ kết hợp bổ sung DHA cho trẻ theo các cách sau:

Bổ sung qua thực phẩm: gan, mỡ cá (cá hồi, các ngừ, cá trích, cá mòi, các thu). Trứng, sữa và các loại dầu thực vật (dầu hạt cải, dầu đậu nành), quả óc chó, rau xanh đậm…

Bổ sung qua sữa mẹ. Trong giai đoạn đầu, khả năng hấp thu DHA từ động thực vật của trẻ còn kém. Vì thế, mẹ cần cung cấp đầy đủ DHA từ 0-24 tháng để đảm bảo hàm lượng DHA cho trẻ.

Bổ sung bằng thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Omega-3 cơ thể không tự tổng hợp được nên ba mẹ cần bổ sung cho con bằng đường uống. Hàm lượng DHA đảm bảo, giúp con hấp thu tốt và hiệu quả.

Cốm trí não Noben Kid với chiết xuất từ quả óc chó và hạt hạnh nhân. Chứa nhiều Omega 3 giúp trẻ có khả năng quan sát và tiếp thu kiến thức tốt hơn. Tăng cường sức chịu đựng của não, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ. Nhiều ba mẹ đã sử dụng và phản hồi tốt về hiệu quả của Noben Kid. Noben Kid giúp trẻ chậm phát triển cải thiện chỉ sau 2 tháng sử dụng.

Ba mẹ đặt mua sản phẩm Noben Kid chính hãng TẠI ĐÂY. Nếu cần tư vấn thêm, ba mẹ vui lòng liên hệ fanpage Mẹ Việt hoặc hotline/zalo 035 227 5339.

Omega-6

Omega-6 là một loại chất béo không no. Bao gồm: Linoleic acid (LA), Gamma linolenic acid (GLA), Dihomo-gamma linolenic acid (DGLA), Arachidonic acid (AA). Omega-6 là acid béo thiết yếu hỗ trợ khả năng phát triển bình thường của trẻ sơ sinh.

Vai trò của Omega-6:

Hỗ trợ quá trình tăng trưởng, phát triển thần kinh ở trẻ nhỏ: Omega-6 có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của não trẻ, cải thiện khả năng ghi nhớ, xử lý thông tin của trẻ. Những trẻ được bổ sung đúng đủ Omega-6 thường có sức đề kháng, hệ miễn dịch tốt hơn. Và phát triển thể chất toàn diện hơn những trẻ khác.

Giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch: Axit Linoleic có trong Omega-6 được chứng minh giúp giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch. Như ung thư, cân bằng mức cholesterol, hay đa xơ cứng, rối loạn điều phối phát triển (DCD)…

Giảm nguy cơ dị ứng: Các axit béo Omega-6 có khả năng giảm các triệu chứng dị ứng hiệu quả.

Giảm nguy cơ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ em bị ADHD thường có chỉ số EFAs (axit béo cần thiết). Bao gồm: Omega-6 và Omega-3 thấp hơn hẳn so với những trẻ bình thường. Những trường hợp đáp ứng đủ Omega-3 và Omega-6 đã giảm hơn 25% các triệu chứng ADHD trong vòng 6 tháng thử nghiệm. Sau sáu tháng, đã có hơn 47% người bệnh cải thiện triệu chứng của bệnh.

Bổ sung Omega-6

Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được omega-6. Vì thế cần phải được bổ sung qua các nguồn thức ăn và các nhóm thực phẩm bổ sung.

Acid béo omega-6 được cho là an toàn đối với người lớn và trẻ em trên 12 tháng tuổi. Tiêu thụ như một phần của chế độ ăn kiêng với số lượng từ 5% – 10% lượng calo hàng ngày. Với phụ nữ mang thai và cho con bú: Tiêu thụ Omega-6 mức an toàn từ 5% – 10% lượng calo/ngày. 

Thực phẩm có omega-6

Một số loại thực phẩm giàu axit béo Omega-6, chẳng hạn như:

  • Dầu đậu nành, dầu bắp, dầu cây rum, dầu hướng dương, dầu lạc, dầu hạt bông, dầu cám gạo chứa nhiều Linoleic Acid.
  • Dầu lạc, thịt, trứng, các sản phẩm từ sữa có chứa Arachidonic Acid.
  • Hạt cây gai dầu, tảo lục, dầu hoa anh thảo.
  • Sản phẩm cốm dinh dưỡng: Noben Kid.

Trong chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cần cung cấp đủ các thực phẩm chứa hàm lượng omega-6. Để giúp các tế bào não của trẻ phát triển và thực hiện tốt chức năng.

Ba mẹ tham khảo bài viết:

Trẻ Chậm Biết Đi Phải Làm Sao? 4 Cách Dạy Trẻ Tập Đi Vững Chãi

Các loại Vitamin

Vitamin A

Vitamin A là nhóm thực phẩm không thể bỏ qua trong chế độ dinh dưỡng của trẻ chậm phát triển. Giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất, thị giác và tăng sức đề kháng… Nếu trẻ bị thiếu vitamin A sẽ làm giảm sức đề kháng. Trẻ dễ bị nhiễm bệnh, làm tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng nặng. Đặc biệt là bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai giữa… gây ảnh hưởng đến khả năng nghe nói. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ chậm nói, chậm phát triển.

Bổ sung vitamin A giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể của trẻ. Vitamin A còn có khả năng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn khác như: uốn ván, lao và phòng ngừa ung thư.

Dưới 6 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A cần thiết cho trẻ. Do đó các mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin A vào chế độ dinh dưỡng mình. Từ 6 tháng tuổi, trẻ bổ sung vitamin A từ các loại thực phẩm hoặc chất bổ sung khác. Như: gan động vật, rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm như cà rốt, khoai lang, thịt, sữa, pho mát…

Muối i-ốt

I-ốt là một trong những vi chất rất quan trọng đối với cơ thể. Giúp tuyến giáp điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, các cơ quan tim mạch, tiêu hóa… Thiếu iot là nguyên nhân dẫn đến bướu cổ, suy giáp, các rối loạn về phát triển thể chất và nhận thức. Khi đó trẻ sẽ có những biểu hiện như: Chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, giảm khả năng học tập, kém tập trung…

Ba mẹ hoàn toàn có dễ dàng bổ sung i-ốt cho trẻ với chi phí thấp, đơn giản. Bằng cách sử dụng đa dạng thực phẩm và muối i-ốt cho bé tùy theo độ tuổi trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Các loại thực phẩm sau đây sẽ giúp đảm bảo rằng trẻ được cung cấp đủ i- ốt:

Hải sản: các chuyên gia khuyến cáo nên ăn 2-3 bữa hải sản mỗi tuần. Cá hồi đóng hộp và rong biển là những nguồn thực phẩm cung cấp iot tốt nhất cho trẻ.

Trứng, rau, thịt và các sản phẩm từ sữa: Có chứa một lượng iot nhất định nhưng hàm lượng iot trong những thực phẩm này là khác nhau.

Bổ sung i-ốt có vai trò quan trọng đối với tuyến giáp và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ba mẹ nên lấy i-ốt từ các nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú. Để đảm bảo cung cấp đủ i-ốt một cách an toàn.

Sắt

Sắt là thành phần của huyết sắc tố myoglobin, các xitocrom và nhiều enzyme khác. Sắt vận chuyển oxy và giữ vai trò quan trọng trong hô hấp tế bào. Giúp cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ bằng lời nói và hành động. Nhiều nghiên cứu chứng minh, thiếu sắt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Trẻ bị thiếu máu thiếu sắt có chỉ số phát triển tâm thần và vận động thấp hơn trẻ bằng tuổi trong cùng môi trường sống. Khi trẻ lớn hơn cũng ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học tập.

Ba mẹ bổ sung sắt để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của trẻ. Các nguồn sắt tự nhiên tốt nhất là gan động vật, thịt nạc, cá, trứng… Các thực phẩm: hạt bí ngô, đậu nành, đậu gà, gan, đậu lăng, rau bina nấu chín và ngũ cốc tăng cường.

Acid folic

Acid folic là một vitamin nhóm B (vitamin B9). Acid folic có tác dụng:

  • Sản xuất các tế bào máu đỏ và ống thần kinh của não, tủy sống.
  • Ngăn chặn dị tật bẩm sinh ống thần kinh xung quanh hệ thần kinh trung ương.
  • Giúp trẻ cải thiện các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em tự kỷ. 

Những thực phẩm giàu acid folic nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển là: cà rốt, ngô, súp lơ, bơ, đậu bắp, củ cải… Bên cạnh, ba mẹ tham khảo ý kiến bác sĩ bổ sung sản phẩm bổ não cho trẻ chậm phát triển.

Kẽm

Dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển không thể thiếu kẽm. Kẽm cung cấp sự bảo vệ chống lại các căng thẳng oxy hóa có thể dẫn đến “lão hóa” đối với não. Nếu thiếu hụt kẽm, bộ não sẽ rơi vào trạng thái trì trệ, xử lý thông tin chậm hơn. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu cho thấy, tình trạng này có liên quan đến chứng khó đọc ở trẻ em.

Thịt gà, thịt lợn và thịt bò không chỉ chứa kẽm mà còn là nguồn cung cấp chất sắt và protein tuyệt vời. Các loại đậu như đậu tây hoặc đậu xanh cũng cung cấp protein thực vật và chứa nhiều chất xơ. Các nguồn khác là ngũ cốc tăng cường, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung kẽm định kỳ 2-3 lần/ năm qua thực phẩm bổ sung là điều cần thiết không chỉ với trẻ chậm phát triển. Mà đây là khuyến cáo liều dự phòng cần bổ sung hàng năm cho tất cả trẻ em. Bổ sung đủ kẽm giúp trẻ ăn ngon, ngủ ngon, tăng cường sức đề kháng.

Ba mẹ có thể tham khảo sản phẩm kẽm bổ sung Upkid Extra tại link này: https://shophotro.meviet.vn/san-pham/com-upkid-extra-giai-phap-cho-tre-bieng-an/

Lời khuyên dành cho ba mẹ

Việc chăm sóc và giáo dục trẻ chậm phát triển là hành trình dài. Đòi hỏi sự kiên trì, nỗ lực rất nhiều từ ba mẹ. Vượt lên những vất vả, khó khăn này, ba mẹ hãy lên kế hoạch nuôi dạy con khoa học nhất.

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển hàng ngày. Thông qua các thực phẩm (hoa quả, thịt, trứng, sữa…). Kết hợp sản phẩm thực phẩm chức năng đã có đủ tỉ lệ hàm lượng dưỡng chất cần thiết cho trẻ. Ba mẹ nên tham khảo ý kiến tư vấn từ đơn vị uy tín. Không tự ý mua các loại thuốc mà chưa rõ nguồn gốc, công dụng để cho con uống.

Xây dựng lộ trình can thiệp để hỗ trợ trẻ. Tùy thuộc vào mức độ, ba mẹ có thể lựa chọn cho con học tại trung tâm hoặc can thiệp tại nhà. Với hình thức can thiệp nào, ba mẹ vẫn luôn là người dẫn dắt đặc biệt quan trọng với con.

Trẻ chậm phát triển cần được can thiệp sớm càng sớm càng tốt cho con tại nhà. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, giúp con phát triển não bộ, tăng cường nhận thức, kỹ năng cần thiết để từng bước đến trường, hòa nhập cộng đồng. 

Khóa chuyên sâu đồng hành chữa chậm nói cho con tại nhà là khóa học tâm huyết của đội ngũ Mẹ Việt. Dưới sự hướng dẫn và đồng hành xuyên suốt của các cô, nhiều ba mẹ đã can thiệp sớm cho con thành công. Giúp con trong vòng 6 tháng nhận biết được nhiều chủ đề, nói được từ đơn, từ đôi, câu ngắn, câu dài. Ba mẹ quan tâm khóa học xem chi tiết TẠI ĐÂY.

Kết luận

Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho trẻ chậm phát triển ba mẹ có thể tham khảo. Trẻ được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, con sẽ có thể chất khỏe mạnh. Con có cơ hội tăng khả năng học tập, phát triển nhận thức, kỹ năng để sớm hòa nhập cộng đồng. Ba mẹ cần kết hợp giữa phương pháp điều trị và bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết. Ba mẹ tăng cường tương tác, nói chuyện, kết nối với con cái. Truyền năng lượng, niềm tin và động lực để con nhanh chóng cải thiện và tiến bộ các kỹ năng. Với những nỗ lực và sự quyết tâm kiên trì, chắc chắn ba mẹ và con sẽ thành công.

Bài viết cùng chủ đề:

Tài Liệu Dạy Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Hiệu Quả Nhất

Top Trường Dạy Trẻ Chậm Phát Triển Tại Hồ Chí Minh

5 Trường Tiểu Học Cho Trẻ Chậm Phát Triển Tại Hà Nội Uy Tín Nhất

Top 5 Thuốc Bổ Não Cho Trẻ Chậm Phát Triển – Tư Vấn Sử Dụng Hiệu Quả

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả