Chào các mẹ, trong bài viết này mình sẽ giải đáp thắc mắc về vacxin cho trẻ 2 – 3 – 4 tháng tuổi. Mối quan tâm hàng đầu của các mẹ thường xoay quanh mũi vacxin 5 trong 1, Rota, Phế Cầu. Trẻ bị sốt nhẹ có thể tiêm 5 trong 1 được không? Trẻ sau tiêm bị sốt, đau ở vết tiêm có phải là bình thường? Bé đang tiêm 5 trong 1 mà hết vacxin dịch vụ thì nên đợi hay tiêm vacxin gì thay thế? Khi nào nên bắt đầu cho con uống Rota? Có nên cho con tiêm phế cầu? Và nhiều câu hỏi khác mẹ sẽ tìm thấy câu trả lời ngay sau đây.
Mục Lục Bài Viết
Về Vacxin 5 Trong 1
Thời Gian Tiêm
Hỏi: Cho mình hỏi mũi 5 trong 1 tiêm cho trẻ 2 tháng tuổi trở lên. Con mình đến lịch tiêm là 58 ngày. Mình có thể tiêm luôn không hay phải đúng 60 ngày mới được tiêm?
Đáp: Mũi 5 trong 1 được tiêm cho trẻ đủ 2 tháng (60 ngày tuổi) trở lên. Bé của mẹ đến lịch tiêm chỉ mới 58 ngày là chưa đủ điều kiện tiêm chủng. Tháng sau mẹ hãy đưa con đi tiêm vacxin 5 trong 1 – mũi 1.
Trường Hợp Được Tiêm
Hỏi: Bé nhà mình bị viêm phổi khoảng 1 tháng trước. Hiện tại con hết bệnh nhưng còn ho ít và không sốt. Nay bé được 3 tháng thì có được tiêm mũi 5 trong 1 không?
Đáp: Nếu bác sĩ đã kết luận con hết bệnh và không sốt thì con có thể tiêm mũi 5 trong 1 mẹ nha.
Hỏi: 3 ngày nữa bé đến hẹn tiêm mũi 6 trong 1 mà bị sốt nhẹ, ho, thở khò khè. Bé đi tiêm được không hay phải hoãn tiêm vậy?
Đáp: Các trường hợp trẻ sốt vừa, sốt cao và đang bệnh thì nên hoãn tiêm vacxin. Nhưng nếu bé chỉ sốt nhẹ dưới 38°C thì con vẫn tiêm được bình thường.
Phản Ứng Phụ Sau Tiêm
Hỏi: Con tôi tiêm mũi 5 trong 1 lần thứ nhất và lần thứ hai đều có biểu hiện sốt nhẹ 37.6 độ và khóc thét 5 – 10 phút. Tôi rất lo không biết có phải con phản ứng quá không? Còn một lần tiêm mũi 5 trong 1 nữa, tôi có nên cho con tiếp tục tiêm không?
Đáp: Con khóc thét 5-10 phút là vì bị đau, mẹ ôm con vỗ về trấn tĩnh một lát sẽ hết. Con chỉ sốt nhẹ là dấu hiệu cơ thể đáp ứng với vacxin và sẽ hết sau 2-3 ngày. Biểu hiện sốt nhẹ và khóc thét 5-10 phút là phản ứng bình thường. Mẹ tiếp tục cho con tiêm mũi thứ 3 để đảm bảo tạo miễn dịch cho con đầy đủ nhé.
Thay Thế Vacxin Dịch Vụ
Hỏi: Con tôi đã hơn 7 tháng tuổi. Do mấy lần tiêm ngừa trước con đều ốm nên tháng trước chỉ mới tiêm được 1 mũi 6 trong 1. Tháng này tôi gọi hỏi trung tâm y tế dự phòng của tỉnh thì được thông báo là hết vacxin. Chưa biết khi nào vacxin để tiêm mũi 2. Tôi lo đợi lâu mũi 1 sẽ hết tác dụng nên muốn tiêm vacxin thay thế. Tôi có thể tiêm loại nào được và ở đâu?
Đáp: Bé 7 tháng tuổi chỉ mới tiêm 1 mũi 6 trong 1 là đang khá muộn. Mẹ không nên đợi vacxin mà cần tiêm ngay để kịp thời bảo vệ sức khỏe cho con. Thay thế vacxin 6 trong 1 mẹ có thể cho con tiêm:
- Mũi 5 trong 1 – ComBE Five và uống vacxin bại liệt OPV tại trạm y tế phường/xã,…
- Mũi Pentaxim và Viêm gan B tại các trung tâm chích ngừa dịch vụ.
Về Uống Vacxin Rota
Hỏi: Mình nghe nói trẻ dưới 6 tháng nên tiêm tiêu chảy. Con mình vừa tròn 2 tháng tuổi, sức khỏe tốt thì tiêm được chưa? Vacxin có nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia không?
Đáp: Mẹ đang nói tới là vacxin phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota gây ra. Vacxin dùng đường uống (không phải tiêm), áp dụng cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 6 tháng tuổi. Như vậy bé nhà mẹ đã đủ điều kiện uống vacxin Rota nhé.
Hiện tại Rota chưa được triển khai trong chương trình Tiêm chủng mở rộng. Mẹ muốn chủng ngừa có thể đưa con đến các trung tâm tiêm phòng dịch vụ (tự thanh toán phí).
Hỏi: Mình mới đưa con đi chủng ngừa 5 trong 1 hôm qua. Vậy khi nào con uống vacxin Rota được?
Đáp: Bé chủng ngừa 5 trong 1 ở trạm y tế phường/xã,… sẽ được uống kèm vacxin OPV. Mẹ đợi 2 tuần nữa cho con đi uống Rota để tránh làm giảm tác dụng của vacxin nhé.
Hỏi: Mình mới biết về vacxin Rota. Con mình 5 tháng tuổi có uống được không?
Đáp: Trường hợp bé nhà mẹ đã hết thời hạn uống vacxin Rotarix. Tuy nhiên bé 5 tháng tuổi vẫn kịp uống vacxin Rotateq. Vì vậy mẹ nhanh chóng cho con uống trước 6 tháng tuổi nhé.
Về Vacxin Phế Cầu
Hỏi: Con em gần được 4 tháng, sắp đi tiêm phòng mũi 5 trong 1 lần 3. Em định cho cháu tiêm phòng vacxin phế cầu nhưng không biết là có cần thiết hay không? Có người bảo phải cách mũi 5 trong 1 và mũi phế cầu 1 tháng nhưng có người lại bảo có thể tiêm cùng. Vậy cuối cùng là có nên tiêm vacxin phế cầu không? Bệnh này có nguy hiểm không và có thể tiêm cùng lúc với vacxin 5 trong 1 hay không?
Đáp: Vi khuẩn phế cầu thường gây ra các bệnh đường tai-mũi-họng ở trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, mẹ nên tiêm vacxin phế cầu cho con để phòng ngừa bệnh cùng các biến chứng nguy hiểm. Ví dụ: viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,… Mẹ có thể tiêm 5 trong 1 cùng lúc với phế cầu (mũi tiêm dịch vụ).
Hỏi: Bé nhà mình 4 tháng, đã chích xong 3 mũi 6 trong 1 và uống Rota. Vậy mấy tháng tuổi bé có thể chích vacxin phế cầu được?
Đáp: Bé 4 tháng tuổi đã có thể tiêm phòng mũi phế cầu luôn.
Hỏi: 2 bé nhà em bị viêm tai giữa rồi, đã đặt ống OTK, hay bị viêm mũi họng. 1 bé 3 tuổi, 1 bé 8 tháng thì có nên chích mũi phế cầu không ạ? Chích mũi này có giảm khả năng tái lại nhiều lần của bệnh VTG không?
Đáp: Mẹ nên tiêm phế cầu cho 2 bé càng sớm càng tốt. Bởi vì vacxin sẽ phòng được các biến chứng nguy hiểm do phế cầu gây ra. VTG là một biến chứng phổ biến của phế cầu nên chủng ngừa sẽ giảm được khả năng tái lại nhiều lần của bệnh.
Hỏi: Đứa lớn nhà mình 30 tháng, đứa bé 6 tháng hơn đều chưa chích ngừa cúm và phế cầu. Sức đề kháng đứa lớn yếu nên thường bị viêm đường hô hấp trên. Vậy mình có nên cho con chích ngừa cả cúm cả phế cầu không? Nếu có thì ưu tiên chích loại nào trước và có cần cách thời gian không?
Đáp: Mẹ có thể cho con chích ngừa cúm và phế cầu cùng lúc nhé. Như thế sẽ tiết kiệm thời gian đi lại cho cả 3 mẹ con.
Tiêm Kết Hợp Nhiều Vacxin
Hỏi: Gần đây em nghe nói có thể cho con tiêm nhiều vacxin cùng một lúc. Con em mỗi lần tiêm vacxin về hay bị sốt. Tiêm nhiều vacxin cùng lúc như vậy em sợ con không chịu nổi?
Đáp: Hệ miễn dịch của trẻ có khả năng tiếp nhận nhiều vacxin cùng lúc mà vẫn xử lý tốt. Việc tiêm kết hợp nhiều vacxin cùng 1 lần giúp mẹ tiết kiệm thời gian đi lại, chi phí. Con cũng tránh bị “nhỡ” những vacxin thường hay “hết hàng”. Chỉ có 1 lưu ý là mẹ không chích hai vacxin sống giảm độc lực cùng lúc với nhau. Những vacxin dạng này là sởi-quai bị-rubella, thủy đậu.
Hỏi: Trẻ từ 2 tháng tuổi được tiêm vacxin 5 trong 1 ngừa 5 bệnh cùng lúc. Cho mình hỏi tiêm vacxin kết hợp có an toàn không? Tiêm nhiều vacxin cùng lúc có làm con bị ốm, sốt hay quá tải hệ miễn dịch không?
Đáp: Vacxin được nghiên cứu và phát minh để tạo miễn dịch tốt nhất cho trẻ mà không làm quá tải hệ miễn dịch. Ngược lại, các loại vacxin kết hợp có lợi cho trẻ về nhiều phương diện:
- Giảm số mũi tiêm cho trẻ (cái này là điều mà trẻ sợ nhất).
- Trẻ sớm hoàn thành lịch tiêm chủng và sức khỏe của trẻ được chủ động bảo vệ toàn diện.
- Giúp mẹ tiết kiệm thời gian đi lại và tiền bạc.
Do đó, mẹ yên tâm cho con tiêm chủng các vacxin kết hợp đầy đủ và đúng lịch nhé.
Lời Kết
Con sau khi tiêm phòng về thường sốt và sưng đau ở vị trí tiêm. Đây thường là nguyên nhân chính khiến các mẹ ngại đưa con đi tiêm phòng đúng lịch. Thậm chí, nhiều mẹ nghĩ rằng con chỉ sốt nhẹ là cần hoãn tiêm vacxin ngay. Mẹ cần biết là vacxin chỉ làm đau con một xíu, 2-3 ngày thôi. Nhưng lại có tác dụng bảo vệ con trọn đời. Trong khi đó, nếu không chủng ngừa, con chẳng may bị nhiễm các bệnh này. Khi đó, con phải chịu đau đớn gấp nhiều lần và có thể chịu ảnh hưởng lâu dài về sức khỏe. Vì vậy, mẹ hãy cho con tiêm chủng đúng lịch để bảo vệ con tốt nhất nhé!
Tiếp theo, mời mẹ tham khảo các bài hỏi đáp ngắn gọn về các vacxin tiêm chủng cho con:
Hỏi Đáp Vacxin Sởi-Quai Bị-Rubella, Cúm, Viêm Não Nhật Bản, Thủy Đậu
Hỏi – Đáp Về Tiêm Vacxin Viêm Gan B, Lao Và Tiêm Chủng Cho Trẻ
Để hiểu rõ hơn về chủ đề tiêm chủng cho trẻ, mời mẹ đọc thêm seri bài viết dưới đây:
Bài 1: Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ Cập Nhật 2020
Bài 2: Lịch Tiêm Chủng Mở Rộng Cho Trẻ Cập Nhật Mới Nhất
Bài 3: Các Mũi Tiêm Phòng Dịch Vụ Cho Trẻ Mẹ Cần Biết
Bài 4: Tiêm Vacxin Viêm Gan B Cho Trẻ Sơ Sinh
Bài 6: Vacxin Rota – Thông Tin Cần Biết Về Giá, Tác Dụng Phụ, Lịch Uống…
Bài 7: Vacxin 5 Trong 1 Là Gì? Phân Biệt Các Loại Vacxin Hiện Nay
Bài 8: SỞI – QUAI BỊ – RUBELLA – Không Đáng Lo Nếu Chủng Ngừa Đầy Đủ
Bài 9: Viêm Não Nhật Bản Là Gì? Các Loại Vacxin Viêm Não Nhật Bản
Bài 10: Thời Điểm Tiêm Phòng Thủy Đậu Đạt Hiệu Quả Bảo Vệ Tối Ưu
Bài 11: Trẻ Tiêm Phòng Bị Sốt Phải Làm Sao
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023
Cho e hỏi bé e tiêm 5in1 ở trạm y tế tcmd mới hôm đầu về hơi đỏ đỏ về sau cứng dần thành cục cứng đến nay đã 6 ngày bị ở xinh quanh chỗ mũi tiêm mk phải làm sao ạ
Đây là phản ứng bình thường sau khi tiêm 5in1 mẹ nhé. Mẹ có thể chườm lạnh để vết sưng nhanh tan.
Dạ cho em hỏi con em hôm 16/9 đủ 2 tháng có đi uống rota và chích viêm phế cầu mũi đầu, nay 25/9 có chích được 5 in 1 không ạ, e chích trạm ở phường bảo k được, nói giảm tác dụng thuốc, kêu tháng sau vẫn đi uống rota và chích viêm phế cầu tới 25/11 mới chích 5in1 mũi đầu thì có trễ qá k ạ
Thường khoảng cách giữa các mũi tiêm nếu tách ra là 14 ngày em nhé. Trong trường hợp của em nếu chờ tới 25/11 mới tiêm 5in1 thì cũng hơi lâu đó. Em xem xét nên tiêm dịch vụ luôn cùng rota và phế cầu thì tiện hơn.
Cho em hỏi con em đến nay là tròn 2 tháng e muốn cho con tiêm phế cầu và nhỏ rota trước rồi sau đó mới tiêm vx 5in1 có được không ạ?? Và nếu được thì nên tiêm cách nhau bao lâu thi ok ạ
Em ở đâu? Chị ở Hà Nội. Chị cho bé nhà chị tiêm phế cầu. Nhỏ rota và 6in1 cùng 1 hôm luôn.
cho e hỏi con em tiêm mũi 5in1 ngày 15 vay ngày 19 có lịch tiêm phế cầu và uống rota vậy có tiếp tục đi ko ạ
Các mũi tiêm mà tách ra thì nên chờ đủ 14 ngày em nhé. Còn như bé nhà chị thì chị cho tiêm chung 6in1, phế cầu và uống rota trong cùng 1 ngày luôn.
Cho e hỏi, bé nhà uống bại liệt và rota cách nhau được 5 ngày , như vậy có ảnh hưởng gì không ạ?
Thường các bác sĩ sẽ hẹn bé uống cách 2 tuần mom nhé. Nếu bé chưa uống thì mẹ nên theo lịch đó.
Con e tiêm cúm mũi đầu cách đây 5 tháng. Vậy nên tiêm mũi 2 vào thời điểm nào. hiện tại e chỉ mới tiêm 1 mũi ạ
Bé nhà em mấy tháng rồi? Với bé 6m trở lên là có thể tiêm cúm em nhé. 2 mũi cách nhau 1 tháng. Sau mũi 2 thì 1 năm sau tiêm nhắc lại mũi 3 và cứ như vậy định kỳ nhắc lại hàng năm.
Bé nhà e 18t . Do dịch nên đã bỏ nhỡ tiêm mũi 2 sau 1 tháng. Vây bg nên tiêm bổ sung luôn hay đợt đến tháng 9 đầu mùa tiêm ạ
Tiêm sớm sẽ bảo vệ con sớm em ạ. Vào mùa tỷ lệ mắc nhiều hơn chứ không phải trước đó virus cúm không tồn tại. Đúng không nào :)
Cho e hỏi bé nhà e nay được 2 tháng rưỡi còn 4 ngày nữa là chích ngừa mũi 5in1 mũi đầu tiên z nay e yk nhỏ vacxin rota được không ạ hay là đợi chích ngừa xong rồi nhỏ vacxin rota sau do e sợ nhỏ vacxin trước hành sốt không chích ngừa được
Em cho con đi tiêm 5in1 và nhỏ rota trong 1 hôm luôn dc nhé.
Tiêm 5in1 ở phường xong kình cần bổ xung thêm vacxjn nào nửa ạ
Rota và phế cầu mom nhé.
Cho em hỏi, bé em 4 tháng rồi mà chưa tiêm mũi 5in1 mũi 2 vì ở trạm chưa có thuốc ạ, mũi 1 thì tiêm rồi nhưng uống thì chưa, trễ vậy thì có sao không ạ.
Nếu đợi tiêm 5in1 xong mới tiêm phế cầu sau thì có trễ k ạ
Chào mẹ Liên. Vấn đề không phải trễ hay không mà mình nên sắp xếp tiêm sớm để con được sự hỗ trợ bảo vệ của vacxin sớm mẹ nhé. Nếu ở trạm hết thuốc mẹ có thể xem xét đưa con đi tiêm ở các cơ sở tiêm dịch vụ.