Mang thai là một hành trình dài đong đầy cảm xúc. Trong hành trình đó, giữ một thai kỳ khỏe mạnh có lẽ chính là mục tiêu hàng đầu của mẹ. Và có lẽ vì thế mà mẹ được nghe rất nhiều lời khuyên về những kiêng kỵ khi mang thai. Đến từ các bà, các mẹ hay từ tivi, sách báo. Vậy đâu mới là những kiêng kỵ mẹ cần lưu ý? Đâu là những kiêng kỵ chưa dựa trên cơ sở khoa học. Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để có một thai kỳ an toàn nhé.
Mục Lục Bài Viết
- 1 Kiêng Kỵ Khi Mang Thai Dựa Trên Cơ Sở Khoa Học
- 2 Hút Thuốc Hoặc Thường Xuyên Hít Mùi Thuốc Lá
- 3 Tắm Bồn Và Nước Quá Nóng
- 4 Tiếp Xúc Với Các Loại Hóa Chất
- 5 Ngồi Xổm Khi Gội Đầu
- 6 Nằm Ngửa
- 7 Viếng Đám Ma
- 8 Tiếp Xúc Với Máy Tính Trong Thời Gian Dài
- 9 Những Lưu Ý Khi Mang Thai
- 10 Quan Niệm Sai Lầm Về Kiêng Kỵ Khi Mang Thai
- 11 Kết Luận
Kiêng Kỵ Khi Mang Thai Dựa Trên Cơ Sở Khoa Học
Mẹ bầu nên tuân thủ những kiêng kỵ khi mang thai dựa trên những cơ sở khoa học. Điều này sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khỏe và tâm lý yên tâm, thoải mái khi mang bầu.
Hãy cùng chia sẻ và thảo luận về các chủ đề được nhiều mẹ bầu quan tâm tại group Mẹ Việt – Mang Thai – Nuôi Con & Sức Khỏe Gia Đình.
Hút Thuốc Hoặc Thường Xuyên Hít Mùi Thuốc Lá
Theo nghiên cứu, mẹ bầu mang thai hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc có nguy cơ sảy thai cao hơn. Thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch. Tác hại của hút thuốc chủ động và hút thuốc bị động đều như nhau. Vì thế mẹ bầu hãy cố gắng tránh xa khói thuốc trong suốt thai kỳ.
Mẹ tham khảo:
Bảng Cân Nặng Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế
Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Tắm Bồn Và Nước Quá Nóng
Bà bầu tắm bồn, tắm nước quá nóng, xông hơi sẽ ảnh hưởng xấu đến phát triển của thai nhi. Bởi khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu, thân nhiệt của mẹ sẽ tăng cao. Điều này cũng khiến thân nhiệt thai nhi tăng lên, gây ảnh hưởng đến trí não, thị lực của bé.
Những thắc mắc khác chưa được giải đáp trong bài, ba mẹ đặt câu hỏi tại Fanpage Mẹ Việt nhé! CLICK VÀO ĐÂY.
Tiếp Xúc Với Các Loại Hóa Chất
Một trong những điều kiêng kỵ khi mang thai là mẹ không nên tiếp xúc với các loại hóa chất. Đặc biệt là thuốc nhuộm tóc, thuốc dùng sơn móng chân móng tay. Bởi trong các loại hóa chất này có các hoạt chất nhóm intro và amino. Chúng tác động lên đường hô hấp của mẹ. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và thai nhi khi tiếp xúc trực tiếp trên da hoặc trên tóc.
Các chất tẩy rửa, nhuộm quần áo, thuốc phun muỗi…, cũng là hóa chất gây độc cho thai nhi. Khi mẹ có tiếp xúc trực tiếp có thể làm thai bị chết lưu hoặc chậm tăng trưởng.
Chủ đề nhiều mẹ quan tâm:
Cách Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Có Cần Thiết Bổ Sung Vitamin Tổng Hợp Cho Bà Bầu Không
Ngồi Xổm Khi Gội Đầu
Không ngồi xổm khi gội đầu là lời khuyên dành cho những mẹ bụng đã bắt đầu to. Tư thế này ép lên phần bụng, tạo áp lực lên vùng tử cung, gây cảm giác “ngộp thở” cho thai nhi.
Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ngồi xổm khi gội đầu hiện nay cũng rất ít. Gần như là không còn nữa vì hầu hết các nhà đều đã có điều kiện sinh hoạt tốt hơn. Phòng tắm đã đầy đủ tiện nghi và có vòi tắm đứng nên mẹ không cần phải ngồi xổm.
Một giải pháp khác cho mẹ là có thể ra ngoài các tiệm spa, massage. Mẹ vừa gội vừa massage đầu giúp mẹ cảm thấy thư giãn, thoải mái hơn.
Nằm Ngửa
Ông bà xưa thường hay nhắc nhở phụ nữ mang thai không nên nằm ngửa. Với lý do nằm ngửa sẽ khiến cho thai nhi bị dính vào nhau thai rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề này là hoàn toàn không đúng vì thai nhi trong bụng mẹ đã có một vị trí cố định nên không thể bị dính vào nhau thai được.
Nhưng việc mẹ bầu không nên nằm ngửa cũng là điều hợp lý. Vì nằm ngửa có thể sẽ gây tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi. Đặc biệt là khoảng tam cá nguyệt thứ 2, lúc này bụng mẹ đã to lên. Nên khi nằm ngửa, trọng lượng của thai nhi sẽ chèn vào tĩnh mạch chủ. Ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dinh dưỡng và oxy cho em bé.
Viếng Đám Ma
Điều kiêng kỵ này hầu hết mọi người đều biết. Theo dân gian, ở đám ma có nhiều hơi lạnh của người đã mất ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Dưới góc nhìn của các nhà khoa học, quan niệm này hoàn toàn có căn cứ. Hơi lạnh hay những cảm xúc đau buồn, tiêu cực sẽ không tốt cho cảm xúc của mẹ bầu. Và đặc biệt các vi khuẩn trong thi thể người đã mất phân tán ra ngoài không khí. Đối với mẹ bầu thì sức đề kháng rất yếu nên mẹ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, mẹ bầu không nên đến viếng đám ma.
Tiếp Xúc Với Máy Tính Trong Thời Gian Dài
Trong các thiết bị điện điện tử như máy tính, điện thoại có tia phóng xạ, điện từ, tĩnh điện. Khi mẹ làm việc với máy tính trong thời gian dài thì không hề tốt cho thai nhi. Các tia này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của em bé trong bụng. Do đó, mẹ nên có chế độ làm việc hợp lý, kết hợp xen kẽ việc nghỉ ngơi nhé.
Ăn Uống
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, mẹ bầu cần tránh xa một số loại thực phẩm. Đó là:
Các gia vị có tính nóng như: hồi, quế, hạt tiêu, ớt… và các đồ ăn xào, rán. Những thực phẩm cay nóng sẽ khiến mẹ bầu mắc chứng táo bón. Lúc này, mẹ bầu phải dùng sức làm tăng áp lực cho phần bụng. Điều này làm tăng nguy cơ sinh non cho mẹ.
Một số loại rau, củ, trái cây dễ gây co bóp tử cung, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non là: ngải cứu, rau ngót, rau chùm ngây, rau răm, dứa, đu đủ xanh.
Các loại cá chứa nhiều thủy ngân như: cá ngừ xanh, cá kiếm, cá thu vì thủy ngân có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh của thai nhi.
Các đồ tái sống như: nem chua, gỏi hoặc thức ăn để lạnh, đồ ăn chế biến sẵn, phô mai chưa tiệt trùng, pate đông lạnh cũng không tốt cho mẹ. Bởi chúng có thể chứa một loại vi khuẩn có tên là Listeria ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hạn chế tuyệt đối các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cafein.
Dinh dưỡng khi mang thai, mẹ xem thêm:
Top 10 Các Loại Hạt Tốt Cho Bà Bầu Giàu Dinh Dưỡng
Bí Quyết – Mẹ Bầu “Ăn Gì Vào Con Không Vào Mẹ”
Những Lưu Ý Khi Mang Thai
Ngoài những điều kiêng kỵ trên, mẹ bầu cũng cần chú ý một số điều sau:
– Luôn chú ý dịch âm đạo. Nếu có màu khác thường hay ra máu hồng, đỏ, nâu cần đi khám ngay. Bởi ra máu luôn là hiện tượng bất thường và là nguyên nhân gây động thai hoặc sẩy thai. Vì thế, mẹ cần cố gắng mặc quần lót màu sáng để dễ nhận biết khi ra máu.
– Không sờ đầu ti, xoa nắn ngực và bụng, nhất là vào 3 tháng cuối thai kỳ. Vì sẽ kích thích co thắt tử cung, dẫn tới động thai, sẩy thai hoặc sinh sớm.
– Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu.
– Không mang vác đồ nặng từ 5kg trở lên để tránh động thai.
– Hạn chế đi giày cao gót hoặc với tay lấy đồ ở vị trí cao.
– Tránh hoạt động mạnh như chạy bộ, leo cầu thang, chơi những trò chơi cảm giác mạnh,…
– Tuyệt đối không sử dụng thuốc điều trị tùy tiện khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
– Giữ tinh thần vui vẻ, tránh nóng giận hay tiếp xúc với những thông tin rùng rợn trên báo chí, truyền hình.
Chắc hẳn mẹ bầu nào cũng được các bà dặn dò về kiêng kỵ khi mang thai theo dân gian. Tuy nhiên, không phải kiêng kỵ nào cũng đúng.
Quan Niệm Sai Lầm Về Kiêng Kỵ Khi Mang Thai
Các quan niệm như bà bầu không được cắt tóc vì có thể làm hư thai, mất sữa. Chụp ảnh khi mang thai sẽ khiến con sinh ra bị mất duyên. Nếu mang thai mà mẹ bầu bước chân qua dây hoặc võng thì thai nhi sẽ bị nhau quấn cổ. Mẹ bầu ăn cà sẽ khiến bé bị cà lăm khi sinh ra đời. Ăn ốc khi mang thai thì em bé sinh ra sẽ bị chảy nước dãi. Ăn nhiều trứng ngỗng giúp con thông minh.
Đây đều là những quan niệm không dựa trên cơ sở khoa học. Mẹ hoàn toàn có thể cắt tóc bình thường. Chụp ảnh để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp khi mang thai. Mẹ vẫn có thể ăn cà khi mang thai mà không lo sợ con nói cà lăm. Nhưng lưu ý không nên ăn quá nhiều, vì cà là thực phẩm ít dinh dưỡng. Không tốt cho những mẹ có triệu chứng đau nhức lưng, hông hoặc xương khớp.
Mẹ bầu có thể ăn ốc nhưng không nên ăn quá nhiều. Để tránh nguy cơ bị nhiễm các loại giun sán có thể có trong ốc. Có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ không nên ăn quá nhiều trứng ngỗng để tránh thừa chất và tăng cân nhanh trong thai kỳ.
Kết Luận
Vậy là Team Mẹ Việt vừa cùng mẹ điểm qua những điều cần kiêng kỵ khi mang thai. Nếu như có thắc mắc hay cần bổ sung mẹ đừng ngại bình luận phía dưới. Để chúng ta có thể cùng thảo luận và chia sẻ những thông tin hữu ích cho nhiều mẹ bầu khác cùng biết. Mẹ bầu chỉ nên kiêng những điều thực sự cần thiết dựa trên khoa học. Còn lại giữ cho mình một tinh thần thoải mái, lạc quan vui vẻ là những điều tốt nhất cho cả mẹ và bé. Chúc các mẹ có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh và đầy yêu thương nhé!
Mẹ hãy chuẩn bị tâm lý và những kiến thức cần thiết để vượt cạn an toàn. Và tự tin khi lần đầu làm mẹ. Series bài viết này sẽ rất hữu ích cho mẹ chăm sóc cho bé trong 12 tháng đầu đời.
Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 10 Ngày Tuổi
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023