Mất ngủ là một bệnh lý mà không ít người gặp phải, biểu hiện là muốn ngủ nhưng lại không thể ngủ được. Mất ngủ khiến bạn trở nên tỉnh táo vào ban đêm hoặc ngủ không sâu giấc, luôn bồn chồn dễ giật mình, có ngủ lại được cũng rất mệt mỏi.
Có thể chia bệnh lý này thành các mức độ chính sau:
- Tạm thời có biểu hiện mất ngủ dưới 1 tuần.
- Ngắn hạn là tình trạng khó ngủ kéo dài trong khoảng từ 2-4 tuần.
- Mãn tính là tình trạng khó ngủ kéo dài trên 4 tháng. Tình trạng này hay gặp ở những người có tuổi nhiều hơn.
Nguyên Nhân Gây Mất Ngủ
Trong cuộc sống hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân ảnh khiến bạn mất ngủ. Bao gồm các yếu tố bên ngoài và các nhân tố tâm sinh lý bên trong cơ thể. Hãy cùng Mẹ Việt điểm qua một số các nguyên nhân gây mất ngủ sau đây:
Các Yếu Tố Bên Trong
- Mất ngủ không rõ nguyên nhân.
- Do có tiền sử các bệnh: Đau dạ dày, hen suyễn, tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… gây nên những cơn đau nhức mệt mỏi khiến bạn không ngủ được.
- Do các bệnh lý tâm thần: Trầm cảm, tự kỷ, rối loạn lo âu, chấn thương, sa sút tinh thần, tâm thần phân liệt,…
- Nghiện các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê, nước chè,…
- Yếu tố sinh lý.
- Tuổi già, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, phụ nữ mãn kinh là những đối tượng dễ bị mất ngủ do sự thay đổi hooc môn trong cơ thể dẫn đến tâm sinh lý thay đổi khiến mất ngủ. Con người khi về già, các chức năng cơ quan bị suy giảm, hoạt động kém hiệu quả hơn, làm giảm thời gian và các nhu cầu về giấc ngủ. Trong khi đó phụ nữ mang thai, sự thay đổi mạnh mẽ trong tâm sinh lý cùng với các áp lực cuộc sống dễ khiến chị em mắc các bệnh trầm cảm sau sinh.
Các Yếu Tố Bên Ngoài
- Tiếng Ồn: Tiếng ồn là nguyên nhân cơ bản gây nên chứng mất ngủ. Theo nghiên cứu, tiếng ồn tác động làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi dẫn đến những cảm giác trằn trọc, trở mình, khó ngủ của cơ thể. Các tiếng ồn to, đứt đoạn khiến cho cơ thể dù trong trạng thái ngủ cũng rất dễ bị kích thích, tỉnh dậy, khó có giấc ngủ sâu.
- Ánh Sáng: Đây cũng là ngoại cảnh tác động đến giấc ngủ. Melatonin là hooc môn được tạo ra từ tuyến tùng trong bộ não, hoạt động kiểm soát chu kỳ giấc ngủ hàng ngày của bạn. Thông thường, cơ thể được lập trình tiết ra nhiều Melatonin vào ban đêm khi không bị kích thích bởi ánh sáng. Tuy nhiên trong thời điểm ngủ, khi bạn vẫn để đèn, cơ thể sẽ giảm thiểu sự sản sinh Melatonin khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Đặc biệt, khi hiện nay nhiều bạn trẻ có tình trạng sử dụng máy tính, điện thoại vào ban đêm trước khi đi ngủ, ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ dẫn đến các tình trạng mất ngủ và suy giảm sức khỏe hơn bình thường.
- Nhiệt Độ: Khi nhiệt độ quá cao, nóng bức, khiến cơ thể bức bối, khó chịu,… dẫn đến khó ngủ. Ngược lại khi nhiệt độ thấp cũng không tốt vì chúng gây nhiều sự kích thích cho hệ thần kinh, khiến cơ thể bị lạnh. Vì vậy, phải điều chỉnh nhiệt độ phù hợp khi ngủ là 21–27 độ. Luôn để phòng ngủ thoáng đãng sẽ giúp ngủ ngon và sâu hơn.
- Chế Độ Ăn Uống, Sinh Hoạt: Chế độ ăn và các thành phần dinh dưỡng cùng lối sống sinh hoạt là một trong những tác động chính dẫn đến mất ngủ.
- Chênh Lệch Múi Giờ, Lịch Làm Việc: Cơ chế sinh học của cơ thể được xây dựng từ các thói quen hằng ngày. Nếu Bạn thường xuyên ngủ lúc 11h, thức dậy lúc 6h thì bình thường, 11h bạn sẽ có cảm giác buồn ngủ và tự bật dậy lúc 6 giờ. Do đó khi lịch làm việc thay đổi hay chênh lệch múi giờ bất chợt, khiến cơ thể bạn chưa thể thích ứng là nguyên nhân gây nên rối loạn giấc ngủ.
Triệu Chứng
Nếu bạn gặp những triệu chứng sau, thì hãy dè chừng, bạn đang có các dấu hiệu của bệnh mất ngủ:
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, đầu óc mù mịt, đau nhức, thường xuyên có cảm giác bức bối trong người, hay cáu gắt với người khác.
- Thức dậy luôn có cảm thấy không thoải mái, sảng khoái.
- Có cảm giác muốn ngủ cả ngày, tuy nhiên nằm xuống lại không thể ngủ được, mí mắt đau nhức, mắt lờ đờ, mệt mỏi cả ngày.
- Ban đêm ngủ ít hơn 6 tiếng hoặc khó ngủ, ngủ không sâu rất dễ bị đánh thức chỉ bởi các tác nhân nhỏ như tiếng động nhẹ, ánh sáng,… kéo dài ít nhất 3 đêm trong 1 tuần.
- Rất khó đi vào giấc ngủ, thường phải mất 30 phút đến 1 tiếng để bắt đầu ngủ.
- Cảm giác tỉnh táo, không thể ngủ được, hoặc tỉnh dậy giữa đêm và không thể ngủ lại được.
Mất Ngủ Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Sức Khỏe?
Cơ thể trung bình cần 7–8 tiếng mỗi ngày cho các hoạt động tái tạo và phục hồi cơ thể sau một ngày. Vì những lí do nào đó, bạn không thể ngủ đủ, não bộ và cơ thể bạn sẽ chịu nhiều ảnh hưởng.
Gia Tăng Nguy Cơ Xảy Ra Các Sự Cố
Theo những nghiên cứu, những người thiếu ngủ bị thường bị phản ứng chậm với mọi thứ xung quanh. Đồng thời làm mất khả năng tập trung, trí nhớ giảm sút. Điều đó khiến chúng ta trở nên vụng về hơn, làm giảm sút hiệu quả công việc. Đặc biệt nghiêm trọng nếu đó là các công việc ảnh hưởng trực tiếp đến mạng sống con người như bác sĩ.
Khi bạn mệt mỏi, nó là tiền đề cho rất nhiều tai nạn có thể xảy ra. Hãy nhớ “Đừng lái xe khi bạn buồn ngủ”. Ngoài tốc độ phản ứng chậm hơn bình thường, nhiều báo cáo còn thấy rằng, thiếu ngủ gây nên các ảo giác đường hầm, tức là nhìn thấy mình đi vào một đường hầm tối và ánh sáng le lói cuối con đường, hay nhìn thấy 2 người do mờ mắt. Vì vậy bạn không nên lái xe nhé!
Nguy Cơ Dẫn Đến Các Bệnh Ung Thư
Theo nghiên cứu năm 2003, ở những đối tượng lao động phải làm ca đêm hay thay đổi ca thường xuyên, gián đoạn lịch trình có nguy cơ mắc các bệnh ung thư đặc biệt cao hơn bình thường, đặc biệt là các bệnh ung thư vú, đại tràng,…
Cơ Thể Mệt Mỏi Dẫn Đến Các Cảm Giác Tiêu Cực
Trong nghiên cứu do nhà tâm lý học đã từng đoạt giải Nobel – Daniel Kahneman dẫn đầu, ghi lại nhật ký giấc ngủ và tâm trạng hàng ngày của 909 phụ nữ được yêu cầu. Các nhà khoa học thấy rằng giấc ngủ không tốt hôm trước ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng của họ ngày hôm sau.
Điều này rất dễ nhận ra, hãy nhìn lại bản thân, cảm giác mệt mỏi rất dễ gây nên các cảm giác tiêu cực trong bạn đúng không? Có thể bạn không nhận ra, nhưng sự thật là bạn dễ cáu kỉnh và bực mình với mọi thứ xung quanh hơn nếu tối hôm trước bạn không ngủ đủ giấc. Mất ngủ, mệt mỏi kéo dài làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc phải các chứng trầm cảm và các bệnh tâm lý.
Đẩy Nhanh Quá Trình Lão Hóa Và Làm Giảm Tốc Độ Hồi Phục Vết Thương Trên Da
Mất ngủ hoặc thời gian ngủ ít khiến cơ thể khó có thời gian ngủ để khôi phục hay tái tạo các tế bào, dẫn đến hiện tượng vết thương khó lành và đẩy nhanh quá trình lão hóa trên da. Nghiên cứu của đại học Wisconsin phát hiện rằng da bị tổn thương do ánh sáng mặt trời (cháy nắng) hoặc các yếu tố khác thường có thời gian hồi phục lâu ở những người thiếu ngủ.
Khó Kiểm Soát Các Ham Muốn Không Lành Mạnh
Những người thiếu ngủ thường hay cảm giác mệt mỏi, thậm chí ảo giác, bị “thôi miên” khiến mất kiểm soát bản thân, khó cưỡng lại được khi muốn ăn. Họ khó có thể cưỡng lại những đồ ăn không lành mạnh cùng với cảm giác đói về đêm gây nên các bệnh béo phì và tiểu đường.
Tăng Nguy Cơ Mắc Các Bệnh Tim Mạch
Thiếu ngủ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, làm tăng huyết áp, tăng nồng độ protein C-reactive, rối loạn insulin,… Đây là nguyên nhân dẫn đến các bệnh tim mạch, huyết áp, tai biến mạch máu não và đột quỵ tăng cao.
Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe Sinh Sản
Ở nam giới, mất ngủ sẽ làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng. Trong khí đó mất ngủ, giấc ngủ không đều sẽ gây nên rối loạn kinh nguyệt, giảm khả năng mang thai.
Khi đã hiểu rõ nguyên nhân và bản chất của chứng mất ngủ, điều tiếp theo bạn nên làm là tìm hiểu các giải pháp để điều trị chứng mất ngủ này, Nên Làm Gì Khi Bị Mất Ngủ Kéo Dài? để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, hạn chế những ảnh tiêu cực mà mất ngủ gây ra cho mình nhé. Chúc các bạn thành công.
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023