Mẹ sau sinh ăn gì để nhiều sữa, sữa đặc và giàu dưỡng chất cho con mau tăng cân và khỏe mạnh? Những thực phẩm gọi sữa nhanh về luôn là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ sau sinh. Cơ địa mỗi người sẽ khác nhau, có món hợp món không hợp. Mẹ hãy bổ sung ngay những thực phẩm có tác dụng lợi sữa sau đây vào thực đơn hàng ngày. Và theo dõi xem những thực phẩm nào giúp mẹ tạo nhiều sữa nhất thì sử dụng thường xuyên nhé!
Mục Lục Bài Viết
Mẹ Sau Sinh Ăn Gì Để Nhiều Sữa
Mẹ sau sinh muốn nhiều sữa cần thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bổ sung các loại thực phẩm lợi sữa bao gồm:
- Uống đủ nước, bao gồm: các loại nước lá, sữa, nước lọc ấm.
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày.
- Tráng miệng hay sắp xếp các bữa phụ với trái cây và các loại hạt giàu dưỡng chất.
Các Loại Nước Có Tác Dụng Lợi Sữa
Nước Lá Đinh Lăng
Lá đinh lăng có tính mát, sở hữu nhiều vi chất tốt như saponin, vitamin nhóm B, vitamin C, hơn 20 loại axit amin, chất chống oxy hóa, sắt, kẽm, phốt pho, kali… Nước lá đinh lăng không chỉ lợi sữa mà còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe toàn diện cho mẹ sau sinh.
Thông thường mẹ có thể nấu nước lá đinh lăng uống thay nước lọc hàng ngày. Hoặc mẹ cũng có thể chế biến lá đinh lăng như một loại rau. Ví dụ như nấu canh tôm – dứa, nấu sườn, hấp cá, hầm gà với táo tàu, hạt sen…
Đọc thêm:
Mách Mẹ 7 Cách Làm Sao Biết Bé Bú Đủ Sữa Mẹ?
Làm Gì Để Sữa Nhanh Về? 9 Cách Gọi Sữa Về Ướt Áo Cho Mẹ Sau Sinh
Sữa Ấm
Uống một ly sữa ấm 15 – 20p trước khi cho bé bú hoặc hút sữa giúp mẹ tăng tiết sữa. Sữa mẹ về nhiều và ấm, đặc sánh và thơm hấp dẫn bé bú no và nhanh tăng cân. Uống sữa ấm cũng đồng thời bổ sung nhiều chất dinh dưỡng giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe.
Nước Gạo Lứt Đỗ Đen Rang
Cả gạo lứt và đỗ đen đều giàu giá trị dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, chất xơ. Các axit như folic (vitamin M), pantothenic (vitamin B5), phytic, para aminobenzoic (PABA) cùng nhiều nguyên tố vi lượng như canxi, magie, sắt, glutathione, selen, natri và kali.
Vì thế nước gạo lứt kết hợp đỗ đen rang là một thức uống tuyệt vời. Vừa có công dụng lợi sữa cho mẹ sau sinh, sữa đặc sánh thơm ngon. Vừa giúp mẹ thanh lọc cơ thể, bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất và đẹp da.
Thêm vào đó, các nghiên cứu đã chỉ ra gạo lứt có hàm lượng đạm lên tới 30%. Lượng chất béo gấp 3- 5 lần, lượng vitamin B1 hơn 4 lần. Và lượng axit pantothenic gấp 4 lần so với gạo trắng. Vì thế, nước gạo lứt đỗ đen xếp hàng đầu danh sách mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa.
Mẹ Việt – người bạn đồng hành cùng ba mẹ chăm sóc và nuôi dạy con tại nhà. Tham gia group Mẹ Việt Dạy Con Tại Nhà 4.0 để cùng học hỏi kinh nghiệm dạy con hiệu quả ngay từ 0 tháng tuổi. Mẹ cần hỗ trợ nhanh inb Fanpage Mẹ Việt để được TƯ VẤN TRỰC TIẾP.
Tham khảo: 5 Bí Kíp Mẹ Bỉm Chiêu Dụ Thành Công Trẻ Sơ Sinh Không Chịu Bú Mẹ
Ngũ Cốc
Hàm lượng chất béo trong ngũ cốc rất thấp nhưng lại dồi dào hàm lượng chất xơ. Vitamin B và acid folic cao trong ngũ cốc cũng sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ sau sinh. Các loại ngũ cốc lợi sữa được sử dụng phổ biến nhất là bột yến mạch và lúa mạch. Hay ngũ cốc được làm từ các loại hạt giàu chất dinh dưỡng.
Chè Vằng
Từ xa xưa, dân gian đã lưu truyền về tác dụng lợi sữa tuyệt vời của chè vằng. Không những thế, chè vằng đắp ngoài còn hỗ trợ chữa viêm tuyến vú. Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc và lợi sữa cho mẹ sau sinh.
Lá chè vằng có thành phần chính là flavonoid, glycosid đắng và alkaloid. Các hợp chất này giúp kích thích cảm giác ăn ngon miệng, làm tăng cường hoạt động của tuyến sữa. Nhưng mẹ lưu ý uống chè vằng vừa phải thôi nhé vì uống với liều cao ngược lại sẽ làm mất sữa.
Kinh nghiệm chăm sóc bé sơ sinh:
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Từ A-Z
Thông Thảo
Theo đông y, thông thảo được dùng hỗ trợ điều trị chậm sữa sau sinh, tắc tia sữa, ít sữa. Và đặc biệt là kích thích lợi sữa cả về chất lẫn về lượng sữa. Cũng tương tự như chè vằng, thông thảo còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Bài thuốc lợi sữa từ thông thảo được nhiều mẹ yêu thích là nước uống thông thảo ý dĩ.
Nước Mè Đen
Mè đen có vị ngọt, tính bình, hỗ trợ nhuận tràng, bổ tạng, dưỡng huyết, lợi sữa, an thần. Vì thế, nước mè đen có mặt trong danh sách mẹ sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Ngoài nấu nước, mẹ còn có thể chế biến mè đen thành nhiều món. Ví dụ như chè mè đen, muối vừng mè đen, xôi mè đen…
Các chủ đề ở cữ mẹ hay thắc mắc, Mẹ Việt đã tổng hợp và giải đáp trong bài viết này nhé!
Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 1
Các Loại Thực Phẩm Lợi Sữa
Cá Chép, Thịt Bò Thăn, Thịt Nạc, Móng Giò
Cá chép: vị thịt ngọt, dễ ăn, phù hợp cho các mẹ mất sữa, ít sữa nhanh gọi sữa về. Ngoài ra, còn có tác dụng giải độc, thúc đẩy tử cung co bóp, ép hết sản dịch ra ngoài. Cá chép cũng là loại thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh, phù hợp cho những mẹ bị mất sữa, ít sữa. Mẹ có thể chế biến các món cháo cá chép, canh cá chép, cá chép sốt cà chua…
Thịt bò thăn: có hàm lượng đạm cao và dồi dào vitamin B12. Tác dụng bổ máu, tăng dẫn truyền thần kinh, lợi sữa cho mẹ mà không lo tăng cân. Tuy nhiên, thịt bò cũng làm thâm vết mổ và sẹo lồi. Vì thế mẹ sinh mổ nên đợi lành hẳn vết mổ mới bắt đầu ăn thịt bò nhé!
Thịt nạc: chứa nhiều sắt, protein, khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo sữa và kích thích tiết sữa. Trong thịt nạc cũng có ít chất béo nên mẹ không lo tăng cân.
Móng giò: là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ở cữ của bà đẻ. Mẹ ăn móng giò thì sữa mẹ sẽ béo hơn. Vì hàm lượng chất béo bão hòa chuyển vào sữa cao. Tuy vậy, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều vì sữa nhiều chất béo có thể gây tắc tia sữa. Các bác sĩ khuyến nghị ăn móng giò 1-2 bữa/tuần là đủ. Tiêu thụ quá nhiều sẽ làm mẹ có nguy cơ tăng mỡ máu, béo phì hoặc mắc các bệnh về tiêu hóa.
Tốt nhất, mẹ nên ăn đa dạng các thực phẩm này để kích thích cảm giác ăn ngon miệng. Và bổ sung cân bằng và phong phú các nhóm chất dinh dưỡng.
Đồ Nếp
Đồ nếp bao gồm các món xôi, bánh chưng, bánh nếp… từ gạo nếp. Đây là các thực phẩm đứng đầu trong danh sách mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa. Hàm lượng protein, chất xơ, chất béo trong gạo nếp cao nên bổ sung năng lượng hiệu quả.
Tuy nhiên, chất amilopectin trong đồ nếp gây đầy hơi, chướng bụng, khó chịu. Do đó, mẹ không nên ăn quá nhiều đồ nếp nhé.
Quả Bầu, Quả Mướp
Bầu và mướp đều có hàm lượng nước cao, cung cấp thêm nước cho cơ thể tạo đủ sữa. Tác dụng kích thích quá trình tiết sữa, giúp sữa mẹ dồi dào. Bên cạnh đó, bầu còn hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Mướp thì giảm căng tức ngực, tắc tia sữa, giải nhiệt, giảm mụn, làm đẹp vòng một. Mẹ có thể chế biến bầu, mướp thành các món luộc, xào, canh nấu với tôm,…
Các Loại Rau Có Tác Dụng Lợi Sữa
Mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa? Mẹ hãy bổ sung những rau này vào thực đơn hàng ngày:
Rau Ngót: sau sinh mẹ thường uống hoặc ăn canh rau ngót để hỗ trợ đẩy nhanh sản dịch ra ngoài. Rau ngót còn chứa hàm lượng sắt dồi dào, nhiều đạm, vitamin A, vitamin C, chất xơ… Hỗ trợ tăng chất lượng sữa mẹ, gọi sữa về nhiều hơn.
Rau khoai lang: chứa nhiều loại vitamin A, C, B6… hỗ trợ tiêu hóa tốt, phòng ngừa táo bón. Ăn rau khoai lang dễ hấp thu và chuyển hóa, thúc đẩy nhanh quá trình tăng tiết sữa.
Rau đay: trong 100g rau đay chứa đến 92g nước, nhiều chất như canxi, beta carotene, vitamin C,… Có tác dụng gọi sữa nhanh về, thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa táo bón, dễ đi tiểu tiện. Vì thế mẹ sau sinh muốn lợi sữa không nên bỏ qua món canh rau đay nhé.
Rau má: mẹ có biết trong rau má chứa rất nhiều dưỡng chất tốt như: Beta caroten, alkaloids, saponins, flavonols, Fe, Mg, Mn, P, Kali cùng nhiều vitamin B1, B2, B3, C, K… Mẹ mới sinh nên ăn nhiều rau má để nhiều sữa, giải nhiệt, nhuận tràng, lợi tiểu và bồi bổ sức khỏe.
Cây thì là: có hoạt chất giống estrogen giúp thúc đẩy quá trình tiết sữa. Bên cạnh đó thì là còn phòng ngừa rụng trứng sớm, như một phương pháp tránh thai hiệu quả. Mẹ bỉm có thể nấu canh thì là hoặc hãm cây thì là với nước sôi uống. Tuy nhiên mẹ không nên lạm dụng vì ăn thì là nhiều có thể dẫn đến các cơn co giật cơ bắp hoặc bị ảo giác.
Rong Biển
Người Hàn Quốc, Nhật Bản rất ưa chuộng rong biển vì tác dụng lợi sữa cho mẹ sau sinh. Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao, gồm nhiều vitamin và khoáng chất như iot, sắt, magie, selen, omega, kẽm… Không chỉ giúp mẹ gọi sữa về nhanh, tăng cường sức khỏe cho mẹ. Mà còn giúp trẻ phát triển trí não rất tốt trong những tháng đầu đời.
Quả Sung
Quả sung có tính bình, vị ngọt, chứa hàm lượng protein lớn. Trong quả sung còn nhiều loại vitamin như A, B, C và khoáng chất như canxi, sắt, kali, magie. Vừa là thực phẩm lợi sữa vừa kích thích cảm giác ăn uống giúp mẹ ăn ngon miệng. Mẹ có thể chế biến sung thành ác món như sung kho thịt, sung hầm móng giò, cháo quả sung đường phèn. Tuyệt đối không ăn sung sống hoặc sung muối vì dễ gây đau bụng và ảnh hưởng sữa mẹ.
Yến Mạch
Yến mạch cũng là sự lựa chọn tuyệt vời cho các mẹ sau sinh. Nhờ có lượng lớn các khoáng chất thiết yếu như kẽm, canxi, mangan, chất xơ hòa tan, vitamin B. Yến mạch giúp mẹ tăng năng lượng, cải thiện tâm trạng, chống căng thẳng, mệt mỏi.
Đặc biệt là thành phần saponin kích thích hormone sản xuất sữa mẹ. Estrogen thực vật kích thích tuyến sữa, beta – glucan tăng mật độ hormone prolactin. Tăng cường hoạt động của các tuyến sữa, giúp mẹ có nhiều sữa. Mẹ có thể nấu cháo yến mạch, uống trà yến mạch, bánh muffins yến mạch, súp yến mạch…
Hoa Chuối
Hoa chuối nấu tôm, hoa chuối nấu móng giò, hoa chuối nấu cá chép… đều là những món ăn lợi sữa quen thuộc với nhiều mẹ. Sở dĩ hoa chuối có mặt trong danh sách mẹ sau sinh nên ăn gì để nhiều sữa là vì: Hoa chuối thúc đẩy mẹ tiết sữa nhiều. Đồng thời chất ethanol trong hoa chuối còn đẩy nhanh tiến trình lành vết thương sau sinh nở. Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Củ Sen
Củ sen thì không phải nói nhiều đến hiệu quả kích sữa cho mẹ sau sinh nữa. Mẹ sau sinh thường ăn củ sen kho sườn, kho tương, củ sen kẹp cốm chiên giòn hay hầm móng giò…
Bởi vì trong củ sen có rất nhiều vitamin, khoáng chất và cả tinh bột. Rất tốt cho hoạt động của lá lách, dạ dày, thanh nhiệt, lợi sữa cho mẹ sau sinh. Củ sen có rất ít calo, giàu chất xơ. Mẹ ăn nhanh no mà vẫn cung cấp đủ năng lượng để hoạt động. Mẹ có nhu cầu giảm cân nên thêm củ sen vào chế độ dinh dưỡng.
Các Loại Trái Cây Lợi Sữa
Chuối: Giàu dinh dưỡng gồm vitamin B6, mangan, vitamin C, kali, protein, folate… Chuối từ lâu đã được biết đến là trái cây gọi sữa nhanh về mà không làm mẹ tăng cân. Hàm lượng sắt cao trong chuối thúc đẩy quá trình tạo máu cho cơ thể. Một mặt, bù đắp lượng máu mẹ đã mất trong quá trình vượt cạn. Mặt khác, có tác dụng phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh.
Đu Đủ Chín: giàu vitamin và khoáng chất. Hỗ trợ tăng tiết hormone oxytocin giúp các tuyến sữa sản xuất nhiều sữa cho bé. Đu đủ chín còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng, nâng cao hệ miễn dịch. Giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng, giảm táo bón, tốt cho thị lực và phòng ngừa ung thư.
Quả Vú Sữa: vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe. Vú sữa chứa nhiều vitamin A, B, C, glucid, protein, sắt, chất xơ, lipid. Kích thích các tuyến sữa hoạt động mạnh mẽ giúp mẹ nhanh gọi sữa về.
Quả hồng xiêm chín: có vị ngọt, mát lại giàu canxi, sắt rất tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh. Hồng xiêm có tác dụng lợi sữa lại còn giúp sữa đặc và thơm mát hơn. Mẹ có thêm năng lượng và cũng đồng thời hạn chế tình trạng táo bón sau sinh.
Các Loại Hạt Lợi Sữa
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mẹ nên bổ sung các loại hạt lợi sữa hàng ngày.
Hạt mè: giàu canxi, estrogen thực vật và phytoestrogen, rất tốt cho mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
Hạnh nhân: giàu vitamin E, omega – 3, đạm, canxi không chỉ là thực phẩm lợi sữa cho mẹ sau sinh. Mà còn tăng vị ngọt tự nhiên cho sữa.
Hạt lanh: chứa nhiều estrogen, các axit béo (omega – 3, lignin) cùng chất xơ (hòa tan, không hòa tan). Điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể mẹ.
Hạt chia: nhiều protein, chất xơ và omega – 3 tăng tiết sữa, giảm hấp thu chất béo, chống táo bón.
Hạt bí ngô: chứa nhiều cucurbitin, carotene, vitamin A, vitamin B1, B2, protit, dầu béo. Giúp mẹ nhiều sữa và tăng chất lượng sữa.
Mẹ có thể ăn xen kẽ từng loại hạt hoặc trộn các loại hạt lại với nhau thành ngũ cốc. Các loại hạt thường thích hợp để trở thành các bữa phụ, cung cấp năng lượng cho mẹ khi đói.
Kết Luận
Trên đây là danh sách mẹ sau sinh ăn gì để nhiều sữa. Các mẹ tham khảo và áp dụng để kích sữa cho con nhé! Tuy nhiên, ăn nhiều quá một loại thực phẩm nào cũng không tốt. Thay vào đó, mẹ nên đa dạng thực đơn mỗi ngày. Như vậy, sẽ đảm bảo cơ thể hấp thu đầy đủ và đa dạng chất dinh dưỡng. Tạo ra nhiều sữa và sữa thơm ngon giúp bé tăng cân tốt, hệ miễn dịch khỏe mạnh nhé!
Bên cạnh việc chăm sóc trẻ, giáo dục sớm như thế nào để con phát triển thông minh, khỏe mạnh? Mẹ hãy đọc các bài viết sau:
Giáo Dục Sớm Là Gì? Giáo Dục Sớm Có Phải Là Nhồi Nhét Con?
7 Lợi Ích Vàng Của Giáo Dục Sớm Ba Mẹ Không Nên Bỏ Lỡ
Phương Pháp Glenn Doman Có Tốt Không
Kinh Nghiệm Hướng Dẫn Mẹ Phân Biệt Thẻ Học Glenn Doman Chuẩn
Phương Pháp Giáo Dục Montessori Là Gì
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023