Xin chào ba mẹ, ngày càng có nhiều ba mẹ Việt sinh sống tại nước ngoài tìm đến Mẹ Việt nhờ tư vấn về vấn đề con chậm nói. Gần đây Mẹ Việt vừa hỗ trợ mẹ Như Ý sống ở Đức can thiệp chậm nói thành công cho bạn Jacob. 21 tháng, con chưa nói được 10 từ đơn, không lắc đầu, thỉnh thoảng đi nhón chân. 24 tháng con đi học nhưng không nói chuyện ở trường, nghe không hiểu mệnh lệnh. Đến 29 tháng con chỉ nói theo 50 đơn từ, không chủ động nói, chưa tập trung, chưa biết đi vệ sinh, không tập trung đọc sách. Nhưng chỉ sau 1 tháng học tập cùng Mẹ Việt, con đã nói được 80 từ đôi, nói cụm từ, biết đặt câu hỏi, biết khen đồ ăn, nói cả hai tiếng Việt và tiếng Đức. Con biết vuốt đuôi theo bài hát, con thích sách, mỗi lần đọc được 3-4 quyển sách. Chủ động chỉ vào sách và nói những gì con thích. Làm thế nào để mẹ Ý có thể giúp con có sự tiến bộ nhanh như thế? Xin mời ba mẹ cùng lắng nghe kinh nghiệm thực tế từ mẹ Ý – Khách mời trong chuyên mục gặp gỡ và chia sẻ tuần này ba mẹ nhé.
Ngoài ra ba mẹ có thể lắng nghe podcast tại đây
Mục Lục Bài Viết
- 1 Mẹ suy sụp khi nhận tin con hạn chế giao tiếp
- 2 Loay hoay tìm giải pháp hỗ trợ con
- 3 Can thiệp tại nhà – Giải pháp tối ưu của cả 2 mẹ con
- 4 Bắt đầu hành trình can thiệp
- 5 1 tháng học nói từ đôi, 2 tháng đã nói được câu
- 6 Tự trang bị giáo cụ theo hướng dẫn Mẹ Việt
- 7 Bí quyết giúp con nhanh tiến bộ
- 8 Bất ngờ vì những tiến bộ của con
- 9 Kinh nghiệm can thiệp cho các bạn lớn lên trong môi trường song ngữ
Mẹ suy sụp khi nhận tin con hạn chế giao tiếp
Xin chào mẹ Ý, trước tiên mẹ có thể giới thiệu đôi nét về bản thân và bé nhà mình để các ba mẹ được biết nhé!
Xin chào cô Trang, chào các thầy cô Team Mẹ Việt và các ba mẹ, em tên Như Ý hiện đang sinh sống và làm việc ở gần Frankfurt – CHLB Đức. Em bé của em tên là Jacob, hiện tại bé 32 tháng tuổi. Em và bé tham gia khoá can thiệp chậm nói của Mẹ Việt MVK33.
Mẹ chia sẻ một chút về tình trạng chậm nói của Jacob trước đây nhé. Con chậm nói do nguyên nhân gì? Khi phát hiện con chậm nói mẹ cảm thấy như thế nào?
Mặc dù bé bật âm từ 9 tháng nhưng do ba mẹ bận rộn ít nói chuyện với bé và cho bé xem ti vi, các chương trình ca nhạc tiếng Anh, tiếng Đức. Ngoài ra do lo ngại dịch bệnh nên bé không được ra ngoài chơi và tiếp xúc mọi người nhiều dẫn đến bé chậm nói. Sau 2 tháng đi nhà trẻ (bé đi trẻ lúc 19 tháng tuổi) thì các cô giữ trẻ có họp và chia sẻ là bé gặp hạn chế về giao tiếp. Chẳng hạn như gọi bé không nghe, không phản ứng, không hiểu lời cô, không biết trèo lên ghế ăn, dọn dẹp. Bé không biết từ chối và không chơi với bé khác. Mẹ rất lo lắng, buồn, suy sụp không hiểu vấn đề gì đang xảy ra. Tự trách bản thân và lo lắng sau này bé sẽ như thế nào, lo sợ bé sẽ thiệt thòi.
Vâng rất nhiều lo lắng kéo theo khi mẹ phát hiện ra con chậm nói và chậm nhiều lĩnh vực khác kéo theo phải ko mẹ. Đây cũng là tâm trạng chung của rất nhiều ba mẹ.
Loay hoay tìm giải pháp hỗ trợ con
Như vậy là mẹ Ý biết con chậm nói từ lúc 19 tháng rồi, và giờ thì bé 32 tháng. Hơn 1 năm từ ngày phát hiện con chậm nói, mẹ Ý có thể chia sẻ cho các ba mẹ biết hành trình đi tìm tiếng nói cho con của mẹ ntn suốt 1 năm vừa qua được không ah?
Em lúc đầu cũng không nhận biết bé chậm nói ạ. Khi bé mới đi học thì gọi tên bé không trả lời, quay lại (lỗi do mẹ lúc gọi tên ở nhà, lúc gọi con). Sau 2 tháng cô giáo có gọi họp phụ huynh thì cô chia sẻ là bé không hiểu, không nghe, không hợp tác…và gợi ý đi trung tâm trợ giúp chứ cô giáo không có cách hay phương án gì. Lúc đó em như sụp đổ vì nghĩ bé có vấn đề, rồi sau này bé như thế nào. Em khóc cả ngày lẫn đêm, tự trách bản thân, lục tung hết tất cả Facebook, trang thông tin để tìm thông tin về bệnh. Chồng em có nói ‘bé còn nhỏ, mình là người tiếp xúc thường xuyên thì mình hiểu con mình như thế nào. Chính em còn đối xử với bé như vậy thì hỏi người ở ngoài như thế nào?.
Sau đó em vực dậy, bước đầu khám cho bé để biết vấn đề gì xảy ra sau đó tìm hướng can thiệp. Gia đình tiếp tục cho bé về Việt Nam khám ở BV Nhi Đồng 2 (chẩn đoán dính thắng lưỡi nhẹ, rối loạn ngôn ngữ, điểm nguy cơ tự kỷ thấp), bác sĩ Nhi (bình thường vì bé sống môi trường 2 ngôn ngữ, phải cho bé thời gian). Trung tâm hỗ trợ phát triển cũng kết luận như bác sĩ, bài Test ở trên mạng tự kỷ nguy cơ thấp. Và do bé còn nhỏ và các trung tâm chẩn đoán bình thường nên việc can thiệp ở Đức là hầu như không có. Lúc đó gia đình bắt đầu nói chuyện với bé, dán hình thú, số thì bé nhận biết nhanh, chỉ nói khi mẹ hỏi chứ không chủ động.
Bé có sự tiến bộ đáng mừng nhưng khi đón bé từ trường thì mẹ thấy rõ ràng sự chênh lệch giữa bé và những bé khác. Bé thật sự như tờ giấy trắng. 25 tháng các cô ở trường chia sẻ bé không nói gì không hợp tác, mặc dù ở nhà bé chủ động nói rất nhiều. Các cô gợi ý đi bác sĩ đi, Bác sĩ thì lại nói bình thường => ba mẹ ở thế bị kẹp ở giữa không có sự trợ giúp nào. Đã có lúc mẹ muốn bỏ tất cả để mang con về Việt Nam học mầm non, can thiệp nhưng mang con về không phải dễ. Ai sẽ là người chăm sóc bên cạnh, ông bà cũng có tuổi, công việc của mẹ cũng không phải dễ dàng mới có được. Nhiều câu hỏi được đặt ra và chưa có câu trả lời. Đến 27 tháng bé đã nói ở trường, 29 tháng mẹ được biết Mẹ Việt. Từ đấy bé có nhiều tiến bộ nhanh chóng mà mọi người xung quanh quan sát bé đều thấy rõ sự phát triển.
Quả là một hành trình gian nan đúng không mẹ Ý. Nếu ko nhận diện vấn đề từ sớm để hỗ trợ con kịp thời vô tình sẽ bỏ lỡ giai đoạn vàng học tập của con. Giai đoạn con học như một miếng bọt biển. Hầu hết tất cả các bé nếu được hỗ trợ can thiệp trong giai đoạn vàng các con đều có sự tiến bộ rất nhanh. Khi phát hiện con chậm nói mẹ đã làm những gì để can thiệp chậm nói cho con?
Mẹ đã đưa đi khám ở cả Việt Nam và Đức (kết luận rối loạn ngôn ngữ, cần cho bé thời gian). Ngoài ra mẹ còn làm các bài test ở trên mạng. Sau đó mẹ tham gia các diễn đàn bé chậm nói, tự kỷ để học hỏi xem các ba mẹ có phương pháp gì dạy bé. Mẹ cũng mua thẻ học, sách nhưng không biết phương pháp đọc nên bé nhanh chán, không hứng thú. Mẹ vẫn xem ti vi với bé nhưng xem các chương trình thiếu nhi dạy nói. Kết quả bé có phát triển nhưng chậm. Bé biết hầu hết các thẻ, biết bảng chữ cái và số nhưng bé không chủ động nói.
Can thiệp tại nhà – Giải pháp tối ưu của cả 2 mẹ con
Kiến thức trên mạng vô vàn lan man. Nếu cứ xem cũng rất khó có thể áp dụng cùng con hiệu quả mẹ ạ. Nhiều mẹ cũng có chia sẻ với Mẹ Việt mẹ cũng đã từng áp dụng nhiều phương pháp nhưng kết quả nhận lại là rất chậm, thậm chí là không tiến bộ cho đến khi gặp Mẹ Việt. Vì sao mẹ đang ở Đức mà lại quyết định đăng ký học 1 khoá học “online” ở Việt Nam để can thiệp chậm nói cho con? Mẹ có gặp rào cản nào đáng ngại khi tham gia không?
Vì ở Đức để đến được quá trình can thiệp cần thời gian tính bằng năm. Và trẻ từ 3 tuổi thì mới được can thiệp => bỏ lỡ thời gian vàng của bé.
Phương án gửi về Việt Nam để học mẫu giáo kèm can thiệp rất hay nhưng công việc của mẹ không cho phép nghỉ dài. Ngoài ra bé ở Việt Nam sẽ học tiếng Việt lúc quay lại nghe tiếng Đức lại là trở ngại với bé. Lúc trước khi biết Mẹ Việt em có tham gia 3 buổi học ở 1 nhóm khác. Nhưng theo cảm nhận là không khoa học, logic ạ.
May mắn em được mẹ Hương MVK32 giới thiệu cho em về khóa học của Mẹ Việt ạ. Lúc trước mẹ Hương đăng hỏi về tình trạng chậm nói của bé nên em chia sẻ với mẹ Hương, tụi em hay nói chuyện để chia sẻ tình trạng hay có phương pháp nào để bé cải thiện. Có khoảng thời gian mẹ Hương nói bận học rồi nói có kết quả sẽ khoe ngay, khoảng 2,3 tuần thì Louis có nhiều tiến bộ. Em còn phân vân và định dời lại một thời gian thì chị Nhung có động viên học càng sớm thì con nhanh tiến bộ vì bé đang trong giai đoạn vàng ạ. Lúc đầu nói chuyện với mẹ Hương bé Louis chỉ nói theo chưa nói chủ động nhưng sau 1 tháng bé nói chủ động 50 từ. 1 tháng nhưng kết quả bằng mấy tháng tụi em dạy bé. Khoá học Mẹ Việt online phù hợp với thời gian của mẹ, mẹ áp dụng dễ dàng với bé, lộ trình logic, khoa học. Nên em quyết định đăng ký tham gia ạ.
Thật là có duyên với nhau quá mẹ Ý nhỉ. Mẹ Hương cũng ở Đức và đã nghỉ hẳn việc để hỗ trợ cho Louis khi phát hiện ra vấn đề của con. Và thật may mắn là Louis tiến bộ nhanh chóng giúp mẹ Hương có động lực đi chia sẻ cơ hội cho các ba mẹ khác như mẹ Ý đây.
Bắt đầu hành trình can thiệp
Quay trở lại với chương trình chuyên sâu online của Mẹ Việt, hiện tại Mẹ Việt đang hỗ trợ rất nhiều ba mẹ ko chỉ ở các tỉnh thành khác nhau mà kể cả các ba mẹ ở các nước trên thế giới. Vì khóa học online nên Mẹ Việt có cơ hội giúp đỡ nhiều ba mẹ. Tối ưu hóa thời gian, môi trường, ngôn ngữ cho từng em bé. Để các con có thể học nói ngay tại gia đình của mình. Chúc mừng mẹ đã nắm bắt duyên lành này, nỗ lực không ngừng nghỉ để giúp con có sự tiến bộ như ngày hôm nay. Với mẹ Ý sau khi được học các phương pháp can thiệp chậm nói cho con của Mẹ Việt, mẹ đã áp dụng cho con như thế nào?
Trước khi biết đến Mẹ Việt bé xem ti vi nhiều nên không tập trung vào phần nghe. Ba mẹ chưa biết tương tác dẫn đến bé không đủ thông tin đầu vào. Ba mẹ chưa biết cách để giúp bé biết đi vệ sinh. Ba mẹ ít cho bé ra ngoài chơi nên bé không biết chơi và tương tác với các bạn.
Sau khoá học mẹ đã biết cho con tắm ngôn ngữ bằng loa, biết cách đọc sách cho con, chơi với con, hòa mình với con, học thẻ. Mẹ đã biết cách giao tiếp với con qua những hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Mẹ đi bộ đưa đón vì khoảng cách từ trường về nhà gần, mẹ sẽ dắt tay và nói chuyện với bé về những gì quan sát trên đường. Mẹ dặn bé quan sát xe khi đi qua đường và nhường đường nếu có xe đạp chạy cùng trên lề. Lúc đón về thì mẹ và bé ghé sân chơi ngoài trời, bé chơi với bạn hoặc mẹ đu quay, cầu tuột… Về nhà mẹ và bé cùng ra ban công tưới cây, bé cho cá ăn. Trong lúc mẹ nấu ăn thì bé tự chơi, nghe loa, nghe nhạc. Mẹ nấu xong thì 2 mẹ con cùng chơi đọc sách, đọc thẻ, tắm rửa. Mẹ và bé ăn cơm xong lại học thẻ, chơi xếp hình, đọc sách. Tối trước khi ngủ thì bé nghe file nhạc chúc ngủ ngon ạ. Từ ngày tham gia Mẹ Việt thì em biết nhiều phương pháp hơn, cũng hiểu vì sao phải làm vậy hay làm như thế nào, bao lâu. Chỉ mấy tháng nhưng bé tiến bộ rất nhiều. Có giai đoạn em đã từng ao ước bé gọi mẹ thôi nhưng giờ thì vượt quá mong đợi ạ.
Mừng quá mẹ Ý. Mẹ Ý đã áp dụng rất chính xác các phương pháp mà Mẹ Việt hướng dẫn. Tận dụng mọi thời gian bên con để dạy con mọi lúc mọi nơi. Đây chính là điều mà Mẹ Việt mong muốn hướng đến. Giúp ba mẹ tối ưu hóa thời gian để can thiệp cho con. Không cần đợi phải có nhiều thời gian rảnh mới dạy con hiệu quả. Mà trong chính những khoảnh khắc chăm sóc con, bên con là đã có những bài học phù hợp rồi.
1 tháng học nói từ đôi, 2 tháng đã nói được câu
Như vậy khi bắt đầu áp dụng các phương pháp can thiệp Mẹ Việt hướng dẫn, bao nhiêu lâu thì con bắt đầu chịu nói? Đến hiện tại con đã tiến bộ thế nào?
Trước đó bé đã nói nhưng chỉ nói từ đơn, sau 1 tháng mẹ học bài bản dạy cho con thì bé nói từ đôi nhiều, 2 tháng thì bé nói câu 3,4 chữ, câu cảm thán.
– Hiện tại sau 3 tháng bé có thể mô tả hành động của mọi người, biết hỏi ở đâu nhiều hơn, có thể nói câu 5,6 chữ, bé biết đi vệ sinh ở bô. Nhận thức tốt hơn bé biết nóng, lạnh, trái phải, thời tiết như thế nào, đi ra ngoài cần gì, biết cẩn thận nghe ngóng khi nghe thấy tiếng xe ở phía sau…
- Bé tình cảm hơn, ôm hôn ba mẹ, thấy mẹ đau thì sẽ nói mẹ đau, tội nghiệp mẹ.
- Bé chơi với các bé khác không còn trở ngại. Trước bé chạy xung quanh khu vui chơi thôi, ko chơi với bé nào. Giờ bé biết chơi trò chơi và cũng thấy tương tác với bé khác rồi ạ. Mới gặp lần đầu bé cũng theo chơi cùng.
- Như em hay nói thì nhạc nào cũng nhảy. Khi đi du lịch thì các phương pháp như đọc sách và học thẻ thì hầu như em không thực hiện được nhưng bù lại bé ra ngoài chơi rất nhiều, nhà em tranh thủ cho bé chơi khu vui chơi mỗi ngày, thăm thú sở thú, đi tắm biển. Ở nhà gặp ông bà bé cũng tình cảm với ông bà, cũng học được 1 số từ khi nghe ông bà nói. Mỗi ngày em sẽ cho bé coi lại hình và video, bé sẽ tự nói bé làm gì. Theo em thấy rất hiệu quả, bé thích thú và rất vui vẻ, bé biết nhiều hơn.
- Bé có thể vuốt đuôi bài hát, thơ.
- Nói nhiều câu 3,4 chữ dài hơn, bắt đầu biết suy luận (vd mẹ chỉ nói con cá bơi dưới nước thì bé tự suy luận con cá heo, con hà mã, con cua bơi ở nước), con chó sói bé sẽ kèm theo là con chó sói xấu xa (liên hệ với truyện cô bé quàng khăn đỏ), biết đếm số lượng.
- Bé tạo được thói quen đọc sách.
- Biết mách đau ở đâu, mách ba không vui, mẹ không vui.
- Biết biểu hiện rõ cảm xúc khi ăn ngon (bé uhm ngon tuyệt vời ), thấy ba mẹ đau thì bé biết xoa.
- Sau hơn 1 tháng rưỡi bé đã tự đi vệ sinh ở bô, vui vẻ dọn bô và vệ sinh (mẹ vẫn phải giúp một ít vì các vòi nước, nút bấm cao so với bé).
- Bé có thể chơi, tương tác với các bé khác, chia sẻ đồ chơi.
Tuyệt vời quá mẹ Ý. Mẹ đã tận dụng được nguồn lực vốn có để áp dụng dạy con một cách hiệu quả. Jacob đã có sự tiến bộ rất vượt trội. Các ba mẹ đang lắng nghe chương trình có thể học hỏi được rất nhiều từ những kinh nghiệm của mẹ Ý đấy ạ.
Tự trang bị giáo cụ theo hướng dẫn Mẹ Việt
Bên cạnh phương pháp chuẩn, lộ trình bài bản thì không thể thiếu sự hỗ trợ của giáo cụ học tập. Các cô thường nói đùa rằng “dạy con học nói mà ba mẹ thiếu giáo cụ thì giống như đi cày mà không mang trâu”, ba mẹ đang tự làm khó mình. Các mẹ ở Việt Nam thì dễ rồi. Còn ở bên Đức thì mẹ đã chuẩn bị giáo cụ như thế nào? Đặc biệt là khi mẹ muốn dạy cả tiếng Đức cho con.
Mẹ cũng gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình đồng hành cùng con như: Rào cản ngôn ngữ, mẹ tiếng không tốt để diễn đạt nhiều, đầy đủ đến bé. Khó khăn trong việc tìm tài liệu thơ, ca. Giáo cụ phải tự làm (ví dụ bộ thẻ đọc). Nhưng với sự hỗ trợ của các cô mẹ đã tìm tòi để khắc phục những khó khăn hiện tại để đồng hành cùng con hiệu quả hơn.
– Phần nghe loa mẹ tải các bài nhạc, thơ ở Youtube (nhưng tài liệu cũng không đa dạng, chất lượng âm thanh chưa tốt vì có bài người đọc đọc to, nhỏ khác nhau).
– Sách mẹ mua theo các chủ đề gần gũi hằng ngày với bé và theo sở thích (bé thích con vật, tàu, xe).
– Bộ thẻ Glenn Doman mẹ soạn riêng 1 bộ thẻ đọc cho bé, các thẻ TGXQ mẹ dịch từ rồi đọc cho bé (có lẽ mẹ phải soạn thêm vì nhiều cây, hoa, động vật ở vùng nhiệt đới không có ở vùng ôn đới và ngược lại, bé khó liên hệ với thực tế).
Vô cùng ngưỡng mộ và ghi nhận sự nỗ lực của mẹ Ý đã tìm đủ mọi cách để giúp con. Các mẹ đang ở nước ngoài có thể tham khảo cách làm của mẹ Ý nhé. Còn các mẹ ở Việt Nam thì dễ rồi, Mẹ Việt có chuẩn bị đầy đủ giáo cụ chuẩn cho từng giai đoạn ngôn ngữ của các con. Kể cả các ba mẹ ở nước ngoài mà dạy con tiếng Việt, tiếng Anh thì Mẹ Việt đều hỗ trợ giáo cụ cho chúng ta được nhé. Các mẹ không cần lo lắng việc chuẩn bị giáo cụ vì đã có các cô chuẩn bị sẵn. Với mẹ Ý, mặc dù ko mua trực tiếp những giáo cụ của Mẹ Việt. Nhưng với sự hỗ trợ và hướng dẫn của các cô mẹ đã có thể mang đến cho con những nguồn học liệu phong phú.
Bí quyết giúp con nhanh tiến bộ
Sau khi được các cô Mẹ Việt đồng hành thì mẹ thấy có những lưu ý như thế nào khi mình can thiệp chậm nói cho con ở môi trường song ngữ mẹ có thể chia sẻ cho các ba mẹ cùng nghe.
Mẹ muốn chia sẻ ba mẹ nên chú ý đến các mốc phát triển của bé và quan sát bé nhiều hơn, lưu ý đến những chia sẻ cô giáo và những người có kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ. Ngoài ra ba mẹ nếu nhận biết bé có rối loạn ngôn ngữ nên can thiệp ngay để giúp bé cải thiện tốt hơn. Có thể đi mẫu giáo sớm để bé được học chơi, giao tiếp cùng các bạn thay vì ở nhà xem ti vi nhiều. Ngoài ra các bé có thể được can thiệp tại các trung tâm. Quan trọng là bố mẹ cũng nên học để biết cách dạy trẻ vì phần lớn thời gian trẻ ở cùng ba mẹ. Theo em điều khiến dạy con tiến bộ hơn thì cần dạy đủ, đều, đúng lộ trình phù hợp với các giai đoạn ngôn ngữ của bé. Ví dụ như con em đang ở đầu giai đoạn 3 nâng cao nhận thức thì e cần lựa chọn sách có nhiều chữ, thông tin hơn cho bé thay vì giai đoạn trước sách có hình nhiều và chữ, thông tin đơn giản.
Cảm ơn những kinh nghiệm vô cùng quý báu từ mẹ Ý. Đúng là việc nhận diện vấn đề của con và can thiệp con kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Vì độ tuổi này hầu hết các con ở cùng ba mẹ, chỉ có ba mẹ là người hiểu con rõ nhất. Dễ dàng quan sát tất cả sự phát triển cũng như những bất thường của con. Nếu con được sự quan tâm hỗ trợ sớm như thế chắc chắn các con sẽ có sự tiến bộ trong thời gian nhanh nhất.
Bất ngờ vì những tiến bộ của con
Điều gì làm mẹ cảm thấy vui nhất khi mình vượt qua được trong quá trình can thiệp chậm nói cho con mẹ Ý?
Bé dần hòa nhập với mọi người. Bé nói nhiều dù từ ngữ chưa phong phú và đôi khi bé có những giai đoạn phát triển khiến cả gia đình bất ngờ. Bé đi đường gặp đèn đỏ bé nói ba đèn đỏ phải dừng lại. Bé đọc đến đoạn xe cứu hỏa bé nói nước dập lửa. Bé biết trả lời tên ba, bà, mẹ được. Có những lúc bé đang ăn bé hỏi đồ ăn của mẹ đâu. Nhiều khi bé nói nhiều câu giật cả mình luôn đó cô. Đợt rồi gia đình mới về thăm bà, bà thấy cháu nói nhiều bà vui lắm cô. Bé biết thể hiện tình cảm với bà, bà ngủ dậy ra ôm bà, đút cho bà ăn. Bà mừng lắm ạ.
Chúc mừng mẹ Ý với sự nỗ lực không ngừng nghỉ của mình chỉ trong khoảng thời gian ngắn đã có thể giúp con có sự tiến bộ nhanh chóng. Đến thời điểm hiện tại mẹ cảm nhận khóa học đã giúp mẹ thay đổi cách dạy con như thế nào?
Trước kia mẹ chỉ dạy tự phát không có kế hoạch lộ trình, thấy có gì hay thì mẹ áp dụng nhưng chỉ mấy ngày không thấy hiệu quả thì mẹ bỏ ngang. Mẹ không hiểu được ý nghĩa của lộ trình. Ví dụ như việc học thẻ mẹ chỉ biết cho bé nhận biết là thẻ gì, đọc được là ok chứ không khai thác được thông tin hay mở rộng câu. Sau khi tham gia khoá học Mẹ Việt mẹ đã có kế hoạch một ngày dạy con, mẹ biết lộ trình dạy con như thế nào? Ý nghĩa của các phương pháp dạy bé hay cách mở rộng câu để nói với bé. Mẹ biết thêm nhiều trò chơi để chơi cùng bé.
Lộ trình rất quan trọng đúng không mẹ Ý. So với việc đọc nhiều thông tin trên mạng mình rất khó để có thể áp dụng cho con. Nhưng chỉ cần lộ trình chuẩn ba mẹ như có tấm bản đồ trong tay. Dễ dàng có thể áp dụng cho con hiệu quả.
Kinh nghiệm can thiệp cho các bạn lớn lên trong môi trường song ngữ
Các bé sinh ra và lớn lên ở môi trường song ngữ nếu không được phát hiện sớm và kích thích ngôn ngữ đúng cách thì dễ chậm nói. Trẻ có thể gặp nhiều khó khăn trong cả học ngôn ngữ mẹ đẻ và cả ngôn ngữ bản địa để hòa nhập với cộng đồng. Với kinh nghiệm của bản thân đã can thiệp thành công cho con, mẹ có điều gì muốn chia sẻ với cộng đồng ba mẹ Việt đang nuôi dạy con tại nước ngoài nói riêng, và cộng đồng ba mẹ dạy con chậm nói nói chung?
Em cũng không có nhiều kinh nghiệm ạ. Bản thân em thì lúc bé có dấu hiệu chậm nói em loay hoay rất nhiều để đi tìm hiểu nguyên nhân, em muốn xác định bé có vấn đề gì. Đôi khi em xin tư vấn và nói chuyện với mọi người thì em muốn trốn tránh sự thật là bé đang có rào cản ngôn ngữ. Nhưng sau những gì trải qua thì em thấy cái đầu tiên quan trọng là mình chấp nhận bé có gì đó đặc biệt từ đó gấp rút tìm hiểu phương pháp giúp bé cải thiện. Với bé ở nước ngoài thì thường ít có gia đình bên cạnh và ba mẹ thường ít thời gian cho bé thì nên lựa chọn phương án cho trẻ đi học trẻ sớm hoặc đưa trẻ ra ngoài nhiều khi có điều kiện, tránh cho trẻ xem ti vi, ipad quá nhiều .
Lời cảm ơn: Chân thành cảm ơn mẹ Ý đã dành thời gian tham gia chương trình Gặp gỡ và chia sẻ của Mẹ Việt để góp phần truyền cảm hứng cho nhiều ba mẹ thêm tự tin chữa chậm nói cho con tại nhà. Cảm ơn sự nhiệt tình của mẹ đã luôn hướng tới cộng đồng các ba mẹ có con chậm nói. Chúc gia đình mẹ Ý nhiều sức khỏe và hạnh phúc. Chúc bé Jacob sẽ có thật nhiều trải nghiệm bên gia đình, con sẽ sớm chinh phục ở giai đoạn ngôn ngữ tiếp theo mẹ nhé.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023