Cái rét của mùa đông làm ta tê tái, chị em nhớ mặc trang phục ấm để giữ nhiệt cho cơ thể chống lại thời tiết bên ngoài nhé. Đặc biệt, bạn nên lưu ý chế độ ăn giúp tăng cường sức đề kháng, không mắc các bệnh vào mùa đông như cảm cúm, viêm mũi, ho,… Mẹ Việt mách các bạn cách giữ ấm cơ thể bằng các món ăn ngon miệng như bài thuốc để bồi bổ cơ thể nè.
Mục Lục Bài Viết
Món Ăn Kết Hợp Với Gừng
Gừng là nhiên liệu từ thiên nhiên có rất nhiều tác dụng như trị ho, chống say tàu xe,… Giữ ấm cơ thể là một trong những lợi ích không thể bỏ qua trong mùa đông này. Theo đông y thì gừng có vị cay làm ấm chống lạnh, tiêu đờm và giúp tiêu hóa tốt.
Vào mùa đông mọi người có thể nấu những món ăn cho gừng vào như cá đồng kho gừng, tôm rim gừng,… Rất nhiều món kết hợp với gừng tạo nên hương vị tuyệt vời.
Ngoài ra có thể làm đồ uống trà gừng hay bát canh gừng làm ấm bụng lưu thông khí huyết. Để giữ đầy đủ dược tính của gừng thì không nên cạo vỏ, chỉ cần rửa sạch là có thể yên tâm dùng được. Bên cạnh những lợi ích thì các chị em cũng nên lưu ý những cấm kỵ của gừng:
- Gừng rất tốt nhưng không được ăn nhiều vì gừng có tính nhiệt ăn nhiều sẽ bị khô miệng, khát nước.
- Người đau dạ dày, dạ tràng không nên ăn gừng vì thành phần trong gừng kích thích niêm mạc dạ dày. Những người đau dạ dày hoặc dạ dày yếu sẽ bị bào mòn gây ra những vết loét.
- Bị bệnh gan nhất là bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng. Thành phần trong gừng sẽ kích thích tế bào gan khiến cho tế bào gan dễ bị hoại tử trong tình trạng kích thích.
- Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn gừng. Gừng có tác dụng chống buồn nôn, nên các chị em mang bầu thường mang gừng bên người. Tuy nhiên vào những tháng cuối của thai kỳ thì không nên ăn gừng vì sẽ làm tăng huyết áp ảnh hưởng đến thai phụ.
Món Ăn Kết Hợp Với Gừng Lựa Chọn Hoàn Hảo Cho Gia Đình Bạn
Món Ăn Kết Hợp Với Tỏi
Món ăn kết hợp với tỏi không những làm dậy mùi thơm còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Mọi người có thể ăn một tép tỏi khi đi ngoài trời lạnh để phòng tránh cảm cúm. Đặc biệt tỏi đen rất tốt cho cơ chống ung thư, nâng cao sức đề kháng. Tuy nhiên mùi khó chịu của tỏi lưu lại trong miệng khiến nhiều người không thích. Nên thay vì trước khi ra ngoài thì có thể sau khi ra ngoài ăn một tép tỏi cũng giúp làm ấm cơ thể ngăn ngừa cảm lạnh.
Kết hợp tỏi trong một số món ăn như: bánh mì nướng bơ tỏi giòn rụm hoàn hảo cho bữa sáng của bạn. Hay tôm tim tỏi, cánh gà nướng bơ tỏi, chân gà chiên mắm tỏi, ếch xào tỏi, cá cơm chiên tỏi,…
Món Ăn Chế Biến Với Tỏi Thơm Ngon Cho Cả Nhà
Một số thực phẩm không kết hợp được với tỏi:
- Tỏi không kết hợp với trứng vì nếu kết hợp sẽ tạo thành chất độc gây hại cho cơ thể
- Không ăn thịt chó với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Mọi người thấy chó kết hợp sả, riềng nhưng không được kết hợp với tỏi. Tỏi có tính cay, kết hợp với thịt chó nhiều đạm sẽ gây chướng bụng và đi ngoài. Nên mọi người lưu ý nhé.
- Cá trắm kỵ tỏi. Tuy cá trắm rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng khi chết biến món này không nên ướp với tỏi, chỉ nên ướp gừng và thì là. Tỏi có tính nóng kết hợp với cá trắm sẽ gây chướng bụng và là nguyên nhân sinh ra sán.
Nước ấm Pha Mật Ong
Mật ong kết hợp với nước ấm giúp làm ấm cơ thể. Mỗi buổi sáng uống một ly nước ấm pha mật ong giúp thanh lọc cơ thể, phòng tránh cảm lạnh, cải thiện tiêu hóa.
Quế Và Tiêu
Với tính ấm nóng đặc trưng quế và tiêu là lựa chọn cho vào món ăn để giữ ấm cơ thể. Những món cháo hoặc món có mùi tanh thì lựa chọn tốt nhất là cho tiêu vào. Nhưng ăn cái gì nhiều cũng không tốt, ăn nhiều tiêu sẽ ảnh hưởng đến dạ dày.
Quế được lựa chọn cho vào các món lẩu để tăng hương vị ngọt và thơm nhất là trong ngày lạnh của mùa đông. Bạn cũng có thể cho quế vào trà đượm mùi ấm áp, nồng nàn bên gia đình.
Thực Phẩm Có Màu Đỏ
Với rau củ, thịt có màu đỏ sẽ cung cấp năng lượng làm cho cơ thể bạn ấm hơn. Rau củ màu đỏ như cà chua, cà rốt, ớt,… nhiều vitamin A và protein tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho máu và giúp tăng khả năng chịu lạnh. Không chỉ thế những thực phẩm này còn tăng cảm giác ngon miệng, nhiều món ăn đa dạng phong phú.
Mọi người có thể chọn những hoa quả màu đỏ như dưa hấu, táo đỏ, cherry,… làm món ăn tráng miệng tuyệt vời trong mỗi bữa ăn.
Món Ăn Chứa Nghệ
Nghệ là một loại gia vị chống viêm rất tốt, và được thêm vào trong những món ăn hàng ngày của gia đình bạn. Một chút nghệ cho vào món ăn giúp ăn ngon miệng và giữ ấm cơ thể rất tốt. Mọi người có thể làm gà kho nghệ, ếch xào nghệ, chân gà nướng nghệ, canh cá nấu nghệ,… Cùng rất nhiều món ăn hấp dẫn khác.
4 Món Ăn Kết Hợp Với Nghệ Ngon Miệng Cho Cả Nhà
Nghệ rất tốt nhưng một số hợp chất trong nghệ tiêu thụ vào cơ thể làm chậm quá trình đông máu. Nên nếu bạn đang dùng thuốc liên quan đến chống đông máu hoặc tiểu cầu đặc biệt lưu ý khi dùng nghệ.
Ngoài ra phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú cũng cẩn thận khi dùng nghệ tránh tác hại cho bé, vì nghệ là chất gây kích thích tử cung, lợi cho kinh nguyệt. Chính nguyên nhân này nên phụ nữ bị rong kinh kéo dài không nên sử dụng nghệ. Nghệ chữa bế kinh chứ không có tác dụng trong rong kinh.
Không được dùng quá nhiều nghệ, nếu sử dụng nhiều nghệ sẽ bị bệnh sỏi mật hoặc các bệnh sỏi khác.
Lợi Ích Bất Ngờ Từ Nghệ – Công Thức Trà Nghệ Chanh
Trên đây là một số thực phẩm Mẹ Việt khuyên các chị em nên thường xuyên sử dụng cho gia đình mình nhất là vào mùa lạnh. Không chỉ là món ăn ngon miệng mà còn giúp giữ ấm cơ thể, sức đề kháng tốt cho cơ thể. Hy vọng những bài thuốc đơn giản trên sẽ giúp chị em và gia đình luôn có sức khỏe tốt bất chấp mọi thời tiết nhé.
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023