Bé đến tuổi ăn dặm, mẹ đang băn khoăn lựa chọn cho bé cách ăn dặm phù hợp. Phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật có nhiều điểm tương đồng với ăn dặm truyền thống của Việt Nam. Con ăn dặm từ nhuyễn đến thô. Bên cạnh đó, bé ăn dặm kiểu Nhật còn có thói quen ăn ngoan, ăn đa dạng món. Đó là lý do mà nhiều mẹ lựa chọn cho bé ăn dặm kiểu Nhật. Cụ thể cách ăn dặm kiểu Nhật như thế nào các mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mẹ quan tâm giáo dục sớm cho bé, nuôi con khỏe – dạy con thông minh hãy tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt 4.0. Nhiều kiến thức, tài nguyên dạy con từ 0-6 tuổi đang được chia sẻ hàng ngày.
Mục Lục Bài Viết
Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là sự phối hợp các loại thực phẩm khác nhau. Tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng. Cách chế biến món ăn dặm phù hợp với các giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ. Nhờ đó, mẹ sẽ kích thích được trẻ ăn ngon miệng, ăn được phong phú các loại thức ăn. Giúp con có hệ tiêu hóa tốt và hấp thu đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh và thông minh.
“Bí quyết” của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật nằm ở việc huấn luyện cho con khẩu vị tuyệt vời. Bởi vì, theo cách ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được giới thiệu các món ăn riêng rẽ. Con có cơ hội cảm nhận được mùi vị đặc trưng của từng loại thức ăn. Từ đó, kích thích vị giác của con nhận biết nhạy cảm, tinh tế với các hương vị đặc trưng khác nhau. Trẻ được ăn thô sớm, cơ hàm phát triển tốt hơn khi nhai, nuốt.
Bài cùng chủ đề:
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Theo Từng Tháng Tuổi Của Mẹ Việt
Dụng Cụ Ăn Dặm Kiểu Nhật – Tất Tần Tật Những Món Mẹ Cần Dùng Đến
Vì Sao Nhiều Mẹ Lựa Chọn Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật
Cách ăn dặm kiểu nhật có những đặc điểm nổi trội như sau:
- Hình thức ăn dặm: trẻ được làm quen với ăn thô sớm.
- Khả năng chấp nhận thức ăn: Trẻ ăn đa dạng các món.
- Phương pháp chế biến: nấu một lần dùng cả tuần. Thức ăn chế biến xong có thể trữ đông trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi bữa ăn sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé, giúp mẹ tiết kiệm thời gian.
- Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật: bé ăn các thức ăn riêng để tôn trọng hương vị nguyên bản của thức ăn. Không trộn lẫn thức ăn như cách ăn dặm truyền thống.
- Nguyên tắc ăn uống: Luôn tôn trọng ý thích, ý muốn của trẻ.
Những đặc điểm này giúp cho con rèn luyện thói quen ăn uống tốt. Con ăn đa dạng thực phẩm, giúp con hấp thu được nhiều dinh dưỡng và cả vi chất cần thiết. Con cảm nhận tinh tế hương vị món ăn, biết thưởng thức bữa ăn. Bé ăn dặm kiểu Nhật tự giác ăn uống cũng là học cách tự chăm sóc bản thân. Mẹ có thể yên tâm về việc ăn uống của bé.
Tuy nhiên, vì cho bé ăn theo nhu cầu nên cân nặng các bé thường đạt chuẩn. Ít có bé mũm mĩm, tròn trịa. Vì thế phương pháp phù hợp với các mẹ quan tâm cho con ăn ngon, tự ăn giỏi. Mẹ không bị áp lực về phát triển chiều cao và cân nặng của con phải bằng bạn này bạn kia. Còn với những mẹ muốn con béo tròn thì sẽ khó kiên trì theo được phương pháp. Vì ngay từ đầu mục tiêu của mẹ đã khác với mục tiêu của phương pháp ăn dặm kiểu nhật.
Đọc thêm:
Review 4 Bộ Đồ Ăn Dặm Kiểu Nhật Được Các Mẹ Tín Nhiệm Nhất
Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn Của Trẻ – Giải Tỏa Áp Lực Tâm Lý Cho Mẹ
Đặc Điểm Của Phương Pháp Ăn Dặm Kiểu Nhật
Cách Cho Bé Ăn
Bé tự chủ ăn uống thường làm rơi thức ăn tung tóe, vấy bẩn thức ăn lên quần áo. Mẹ Nhật vui vẻ chấp nhận điều đó và sớm bắt đầu cho con ngồi ăn chung với cả nhà. Bé ăn dặm kiểu Nhật cũng được khuyến khích tự sử dụng muỗng xúc thức ăn từ rất sớm. Không chỉ khuyến khích tính tự lập mà còn giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động tinh khéo léo. Nếu bé không hứng thú với một loại đồ ăn nào đó bé có thể dừng bữa ăn. Mẹ không ép bé ăn.
Với ăn dặm truyền thống: mẹ Việt không yên tâm để con tự xúc ăn nên vừa bón vừa dỗ đủ trò. Thậm chí cho trẻ đi rong hay cho bé xem tivi…
Các hoạt động này phân tán sự chú ý của bé khỏi việc ăn uống. Bé mải chơi ăn như một cách thụ động, không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Không cảm nhận được niềm vui khi ăn uống và rất có hại cho hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, nhiều mẹ ép con ăn thật nhiều để “đủ chất”, “ăn thật no cho mau lớn”, “ăn cho béo mới dễ thương”,… Dẫn đến trẻ ăn nhiều thì béo phì, các trẻ khác thì chán ăn, biếng ăn tâm lý “sợ ăn”. Về phương diện này, mẹ nên áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con nhé!
Đọc chi tiết:
Cách Cho Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật Đúng Chuẩn Giúp Bé Hợp Tác Ăn Ngon
Chế Độ Ăn
Với các bé ăn dặm kiểu Nhật, chế độ ăn được thiết kế phù hợp giúp con dễ dàng tiêu hóa. Con có cảm giác đói để kích thích con ăn ngon miệng.
Giai đoạn đầu: con ăn ngày 5 bữa: gồm 4 bữa sữa và 1 bữa mặn. Mỗi bữa cách nhau 4 tiếng.
Giai đoạn sau: mỗi ngày bé ăn 2 – 3 bữa mặn cùng thời gian với người lớn. Kết hợp với 2 bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.
Trong khi đó, với ăn dặm truyền thống, mỗi ngày bé ăn từ 7 – 9 bữa bao gồm cả sữa và bột, cháo. Như vậy, nếu chia đều khoảng cách giữa các bữa thì mỗi bữa cách nhau chưa đến 2 tiếng. Khoảng thời gian ngắn này chưa đủ để bé tiêu hóa hết thức ăn, dễ dẫn đến biếng ăn.
Cách Chế Biến
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường sử dụng nước hầm rau củ giàu dưỡng chất – gọi là nước dashi. Nước dashi chứa rất nhiều vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Với lợi thế là có nguồn cá hồi dồi dào, giàu DHA tốt cho trẻ phát triển trí não. Vì thế, mẹ sẽ thấy thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật có mặt cá hồi rất nhiều. Trẻ còn được khuyến khích ăn rong biển, cá bào,… Để cung cấp chất dinh dưỡng đa dạng cho cơ thể.
Với cách ăn dặm truyền thống, mẹ lại hay sử dụng nước xương hầm. Vì nghĩ rằng có chứa nhiều canxi và đạm. Thực tế là hai dưỡng chất này rất khó hòa tan trong nước nên vẫn ở lại trong phần cái. Do đó, trẻ hầu như nhận được rất ít dưỡng chất từ nước dùng xương hầm và thịt.
Các nguyên liệu cũng được điều chỉnh để phù hợp hơn với các thực phẩm có ở Việt Nam. Ví dụ như: thịt, tôm, cua, cá… Giúp con luôn được ăn thực phẩm tươi sống với nhiều dưỡng chất. Đồng thời, khi lớn lên con dễ dàng ăn chung thức ăn với cả gia đình.
Chi tiết:
Cách Nấu Cháo Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé Mới Bắt Đầu Ăn Dặm
Các Giai Đoạn Ăn Dặm Kiểu Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (từ 5 – 6 tháng tuổi): Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Thức ăn của bé được nấu theo dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Trong giai đoạn này, các mẹ nên cho bé làm quen với các món như: Khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu hũ non, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo… nghiền nhuyễn và để riêng từng loại để bé làm quen với từng vị riêng biệt. Nên tăng dần độ đặc từ rất loãng đến loãng và sánh dần lại để tập cho bé phản xạ nhai nuốt.
Giai đoạn 2 (từ 7 – 8 tháng tuổi): bé sẽ bắt đầu tập dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai vì vậy, thức ăn nên ninh nhừ, nghiền sơ. Giai đoạn này, ngoài các món như giai đoạn trước, mẹ có thể bổ sung thêm trứng (lúc này đã có thể ăn), thịt lườn gà, cá thịt đỏ, dưa chuột, nấm… Nếu bé thích nghi được có thể chuyển sang băm nhuyễn thức ăn thay vì nghiền.
Giai đoạn 3 (từ 9 – 11 tháng tuổi): mẹ có thể tăng dần độ cứng của thức ăn để bé có thể nhai bằng lợi. Sau đó, đến cuối giai đoạn này có thể tăng dần lên thành cháo sệt nguyên hạt, cháo đặc nguyên hạt và có thể thêm tôm đồng, thịt heo, bò, gà, bún, miến, giá đỗ… cho bé.
Giai đoạn 4 (từ 1 tuổi trở lên): bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai thức ăn được nấu mềm vừa phải. Bé có thể nhai mực, cua, hầu như tất cả các loại rau và chuyển dần sang cơm nát.
Nguyên Tắc Khi Bé Ăn Dặm Kiểu Nhật
Để đảm bảo cho bé ăn dặm kiểu Nhật đạt hiệu quả tốt, mẹ cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không nên thêm gia vị vào thức ăn của trẻ.
- Cân bằng dinh dưỡng 3 nhóm thực phẩm tinh bột – đạm – vitamin.
- Cân bằng dinh dưỡng giữa thực phẩm với lượng sữa.
- Cho bé ăn theo nhu cầu, không nên ép bé ăn cố.
- Không đi rong, không xem tivi hay chơi đồ chơi, nghịch điện thoại, Ipad… trong khi ăn. Khi bé đã ngồi được thì cần cho bé ngồi ghế ăn nghiêm túc.
- Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
Mẹ cần thống nhất về quan điểm lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho con. Tránh so sánh khả năng ăn của trẻ so với những bé khác.
Lựa chọn nguồn thực phẩm phù hợp, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Căn cứ vào sự phát triển của từng trẻ mà mẹ cân nhắc cho trẻ ăn thô sớm hay muộn. Mức ăn thô của mỗi trẻ cũng khác nhau, nên cần có sự điều chỉnh để hợp lý với từng trẻ.
Kết Luận
Mẹ vừa mới tìm hiểu xong về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm nên mẹ hoàn toàn có thể áp dụng cho con. Mẹ hãy theo dõi series bài viết chủ đề ăn dặm trên blog Mẹ Việt. Đề biết cách cho con ăn dặm đúng chuẩn. Giúp “huấn luyện” cho con một khẩu vị tuyệt vời và giúp con khám phá niềm vui trong ăn uống nhé! Chúc các mẹ thành công!
Bài kế tiếp:
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 4-6 Tháng
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 7-9 Tháng
Thực Đơn Ăn Dặm Kiểu Nhật Cho Bé 10-12 Tháng
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023