Nghĩ đến giây phút vượt cạn, hầu như mẹ nào cũng không tránh khỏi cảm giác lo lắng. Đau đẻ là nỗi sợ, nỗi ám ảnh của không ít mẹ trước, trong và sau sinh. Vì thế, phương pháp gây tê ngoài màng cứng hay còn gọi phương pháp “đẻ không đau” đã ra đời. Phương pháp này giúp quá trình sinh nở của mẹ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng nó. Và bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp cũng có những nhược điểm nhất định. Mẹ hãy cùng tìm hiểu về phương pháp gây tê ngoài màng cứng – đẻ không đau này nhé!
Mục Lục Bài Viết
- 1 Gây Tê Ngoài Màng Cứng Là Gì
- 2 Có Nên Thực Hiện Gây Tê Ngoài Màng Cứng???
- 3 Ưu Điểm Của Phương Pháp Đẻ Không Đau
- 4 Nhược Điểm Của Phương Pháp
- 5 Những Tác Dụng Phụ Của Gây Tê Màng Cứng
- 6 Khi Nào Có Thể Thực Hiện Gây Tê Ngoài Màng Cứng
- 7 Trường Hợp Không Áp Dụng
- 8 Giá Dịch Vụ Gây Tê Ngoài Màng Cứng
- 9 Kết Luận
Gây Tê Ngoài Màng Cứng Là Gì
Gây tê ngoài màng cứng hay phương pháp “đẻ không đau” là một kỹ thuật gây tê. Được thực hiện để giảm đau do cơn co thắt tử cung trong chuyển dạ.
Bác sĩ gây mê hồi sức sẽ đặt một ống thông rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng ở cột sống lưng. Thuốc gây tê sẽ được truyền liên tục qua ống thông này. Nhằm ngăn chặn sự dẫn truyền thần kinh, mẹ bầu không cảm giác cơn đau trong quá trình chuyển dạ.
Chuẩn bị đón bé yêu chào đời, mẹ nên đọc bài này:
Ra Mắt Series – Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 10 Ngày Tuổi
Mời các mẹ bầu tham gia và Cộng đồng Mẹ mang thai và nuôi con nhỏ của Mẹ Việt. Cùng chia sẻ và thảo luận, học hỏi kinh nghiệm về các chủ đề chuẩn bị cho hành trình vượt cạn nhé. THAM GIA NGAY.
Có Nên Thực Hiện Gây Tê Ngoài Màng Cứng???
Câu trả lời là phụ thuộc vào nhu cầu của mẹ. Đây là phương pháp sử dụng các kỹ thuật hiện đại. Các bác sĩ có chuyên môn sẽ giúp mẹ có cuộc vượt cạn thành công. Và giúp mẹ kiểm soát được các rủi ro xảy ra. Do đó, phương pháp được đánh giá là an toàn, không ảnh hưởng đến em bé của mẹ.
Để có thể lựa chọn phương pháp sinh đẻ phù hợp nhất với bản thân mình. Các mẹ bầu cùng theo dõi tiếp những ưu, nhược điểm của phương pháp này nhé.
Mẹ cần hỗ trợ về chuẩn bị sinh nở hay chăm sóc bé sau sinh, liên hệ Mẹ Việt để được TƯ VẤN TRỰC TIẾP.
Tham khảo thêm:
Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 1
Chuyện Ở Cữ Sau Sinh Đúng Cách Của Mẹ Thời Đại 4.0 – Phần 2
Ưu Điểm Của Phương Pháp Đẻ Không Đau
Khi gây tê ngoài màng cứng, cuộc chuyển dạ và sinh nở của mẹ trở nên dễ dàng hơn:
Giúp mẹ giảm đáng kể cơn đau khi chuyển dạ. Sau khi gây tê, cơn đau chuyển dạ của mẹ sẽ giảm hẳn sau khoảng 10 phút. Tác dụng của thuốc giảm đau sẽ kéo dài trong khoảng 45 – 70 phút. Bác sĩ gây tê kiểm soát hiệu quả giảm đau thông qua điều chỉnh linh hoạt loại thuốc, liều lượng và cường độ của thuốc. Tiếp theo, bác sĩ sản khoa sẽ tiến hành đỡ đẻ cho mẹ.
Nhờ tác dụng giảm đau sẽ giúp mẹ sẽ không bị mất sức, giảm lo lắng và sợ hãi. Điều này thật sự tốt cho tâm lý của mẹ trong và sau quá trình sinh con.
Đặc biệt mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình sinh nở. Thuốc gây tê chỉ tác động vào phần thân dưới, nên không tê liệt toàn bộ cơ thể của mẹ. Nó không ảnh hưởng gì đến thai nhi và sữa mẹ sau sinh.
Chăm sóc mẹ sau sinh:
Lưu Ý Mẹ Những Điều Cần Kiêng Cữ Sau Khi Sinh Em Bé
Mới Sinh Nên Ăn Gì – Kinh Nghiệm Cho Mẹ Sau Sinh
Nhược Điểm Của Phương Pháp
Bên cạnh những ưu điểm, nhiều mẹ cũng lo lắng liệu tiêm thuốc đẻ không đau có hại không? Các mẹ cùng tìm câu trả lời dưới đây nhé!
Lúc bác sĩ gây tê ngoài màng cứng có thể gây khó thở và khó chịu cho mẹ. Mẹ phải nằm tư thế nghiêng người, cong lưng, hai đầu gối co sát lên cao. Mẹ sẽ phải giữ nguyên một tư thế trong suốt 15-20 phút để tiêm thuốc và chờ thuốc phát huy tác dụng. Tư thế này thật sự không thoải mái lắm.
Nếu tiêm thuốc gây tê sớm, có thể mẹ sẽ mất phản xạ rặn và khả năng cảm nhận cơn co thắt tử cung. Điều này có thể khiến cho cuộc chuyển dạ lâu hơn so với không tiêm thuốc tê. Thường phương pháp này sẽ kéo dài thời gian đẩy thai ra bên ngoài trung bình là 20 phút.
Thuốc gây tê dùng trong gây tê ngoài màng cứng có thể gây hạ huyết áp tạm thời. Nhưng mẹ yên tâm nhé! Vấn đề này được kíp đỡ đẻ theo dõi chặt chẽ và can thiệp điều trị ngay nếu cần thiết.
Tác dụng phụ của thuốc tê có thể gây ngứa, đặc biệt ở vùng mặt của mẹ.
Gây tê ngoài màng cứng có thể gây ra một vài biến chứng. Như đau đầu, đau lưng, lạnh, run người… nhưng hoàn toàn không đáng lo ngại.
Đọc thêm: Phụ Nữ sau Sinh Nên Kiêng Ăn Gì Để Con Khỏe, Mẹ Vui
Hướng Dẫn Kích Thích Thị Giác Cho Trẻ Sơ Sinh Đến 1 Tuổi
Những Tác Dụng Phụ Của Gây Tê Màng Cứng
Đau Lưng
Đây chính là điều lo lắng nhất của mẹ và người thân khi tìm hiểu phương pháp “đẻ không đau”. Về phương diện khoa học, không có nghiên cứu chỉ ra đau lưng sau sinh là do gây tê ngoài màng cứng. Trên thực tế, 50% mẹ không dùng phương pháp “đẻ không đau” vẫn gặp đau lưng sau sinh.
Đau lưng sau sinh có thể do những nguyên nhân như:
- Sự biến đổi hình dạng cột sống khi mang thai.
- Giãn dây chằng vùng cột sống lưng.
- Tư thế không phù hợp trên bàn sinh do đau đẻ,…
Tuy nhiên, nếu đau do gây tê ngoài màng cứng tại vị trí tiêm sẽ tự hết trong 48 giờ. Do đó, tiêm thuốc đẻ không đau có hại không? Câu trả lời trong trường hợp này là không mẹ nhé!
Đau Đầu Sau Sinh
Mẹ cũng có thể gặp đau đầu sau sinh khi sử dụng phương pháp đẻ không đau. Nguyên nhân thường là do thủng màng cứng. Có thể gặp phải ở các trường hợp có khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật.
Nếu nhẹ thì không cần điều trị cũng sẽ tự hết. Trường hợp mẹ đau đầu nặng thì cần truyền dịch, dùng thuốc. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ tư thế nằm, cách ăn uống nghỉ ngơi để không để lại di chứng.
Các Tác Dụng Phụ Khác
Ngoài ra thì thuốc gây tê còn có thể gây ra các vấn đề sau:
- Gây giãn mạch, tụt huyết áp. Nhưng đề phòng được bằng truyền dịch trước, trong khi gây tê.
- Đôi khi mẹ cảm thấy lạnh run, ngứa.
- Cảm giác tê chân, hai chân hơi nặng, khó khăn khi nhấc chân lên.
- Khó khăn khi tiểu và có thể phải đặt ống thông tiểu.
- Nhiễm trùng khoang ngoài màng cứng.
- Tai biến gây tụ máu ngoài màng cứng tại nơi gây tê (hiếm gặp).
Mặc dù có những tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, các mẹ đừng quá hoang mang về việc tiêm thuốc đẻ không đau có hại không. Bởi vì mẹ tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc vô trùng và quy trình kỹ thuật bác sĩ hướng dẫn. Chắc chắn có thể giảm thiểu tối đa được biến chứng này. Không gây hại cho mẹ và bé nhé!
Khi Nào Có Thể Thực Hiện Gây Tê Ngoài Màng Cứng
Đa phần, gây tê ngoài màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung mở từ 3 đến 8 cm. Bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh là người quyết định thời điểm tốt nhất để gây tê. Nhưng có thể được thực hiện sớm hơn nếu mẹ đau nhiều. Hay trong một số trường hợp bệnh lý của mẹ.
Đôi khi “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung mở hơn 8 cm. Miễn là em bé chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.
Trường Hợp Không Áp Dụng
Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể sử dụng cho hầu hết các mẹ. Tuy nhiên, mẹ sẽ không được thực hiện phương pháp này nếu gặp một trong các bệnh lý sau:
- Mẹ bị sốt cao.
- Có tiền sử rối loạn đông máu, số lượng tiểu cầu quá thấp.
- Tiền sử bệnh thần kinh hoặc bệnh lý tủy sống.
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân, có nhiễm trùng da vùng lưng…
- Là bệnh nhân đang điều trị bệnh lý tim mạch hay bệnh gan nặng.
- Trường hợp được chuẩn đoán đẻ khó như ngôi ngang, thai to, rau tiền đạo, hay mẹ có khung chậu hẹp.
- Mẹ bị thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, vẹo cột sống không phải là chống chỉ định tuyệt đối.
Trong trường hợp mẹ bị chống chỉ định với kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng. Bác sĩ sẽ lựa chọn những cách khác để giảm đau trong quá trình chuyển dạ. Giúp mẹ thoải mái hơn khi con yêu chào đời.
Giá Dịch Vụ Gây Tê Ngoài Màng Cứng
Hiện nay, có rất nhiều bệnh viện và cơ sở y tế có sử dụng kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng. Giá dịch vụ có thể khác nhau ở từng cơ sở. Tuy nhiên mức giá thường dao động từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000/lần gây tê. Mẹ nên lựa chọn sử dụng dịch vụ ở các bệnh viện uy tín mà mình tin tưởng.
Kết Luận
Vậy là mẹ đã tìm hiểu chi tiết về phương pháp gây tê ngoài màng cứng. Và có cho mình câu trả lời có nên sử dụng phương pháp đẻ không đau hay không. Thực ra, mỗi phương pháp giúp mẹ vượt cạn đều có những ưu, nhược điểm. Nếu sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định, mẹ nên ưu tiên phương pháp sinh thường. Bởi sinh thường sẽ giúp mẹ giảm thiểu các biến chứng sau sinh nở. Và giúp mẹ hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Sinh thường mẹ có thể trải qua những cơn đau đẻ dữ dội. Nhưng đó cũng là khoảnh khắc đáng nhớ, khi cả mẹ và bé đã mạnh mẽ như thế nào, để đưa con đến với thế giới này ^^.
Chủ đề sữa mẹ:
10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ
Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Đối Với Sức Khỏe Mẹ
Nuôi Con Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ – Khó Hay Dễ???
Những điều mẹ cần biết về chăm sóc bé sau sinh:
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Từ A-Z
Giải Mã Trẻ Sơ Sinh Khóc Nhiều Và Cách Mẹ Khắc Phục
9 Tác Dụng Tuyệt Vời Của Massage Cho Trẻ Sơ Sinh
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023