Hôm nay tình cờ dạo mấy group mẹ bầu thấy đang rôm rả bàn tán chuyện sữa non. Từ một chủ đề sữa non tốt hay không? Có nên vắt bỏ sữa non? Bên cạnh những mẹ đã biết về sữa non thì còn rất nhiều mẹ mơ hồ sữa non là gì. Các mẹ biết không, sữa non được ví như là sữa vàng dành cho con. Tuy nhiên, vì những hiểu biết về sữa non còn chưa phổ biến nên mẹ thường hay hiểu lầm. Kết quả là con không được hưởng trọn vẹn những giọt sữa non quý giá ngay sau khi chào đời. Các mẹ hãy tìm hiểu tác dụng của sữa non để dành tặng cho con những giọt sữa vàng quý giá đầu đời nhé!

Hướng dẫn kích sữa đúng cách để giúp mẹ nhiều sữa >>> Các mẹ tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt 4.0 Đọc các bài chia sẻ cách làm. Và được Mẹ Việt hỗ trợ kích sữa thành công nhé! 

Sữa Non Là Gì?

Sữa non (colostrum) là sữa được hình thành trong bầu ngực của mẹ từ tuần 16-20 của thai kỳ. Tình trạng tiết sữa non ở mỗi mẹ là khác nhau. Có mẹ ngay trong những tháng cuối thai kỳ đã bắt đầu rỉ sữa non. Nhưng cũng có những mẹ sau sinh mới bắt đầu có sữa. 

Sữa non chứa hàm lượng dưỡng chất cao, nhiều dưỡng chất quan trọng. Mặc dù lượng sữa non thường rất ít. Nhưng công dụng của sữa non trong tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ là rất lớn.

1 tiếng sau sinh mẹ nên bắt đầu cho con bú cữ đầu tiên để kích thích tiết sữa non. Sữa non chỉ tồn tại khoảng 72h giờ sau sinh (giai đoạn tạo sữa 1 – Lactogenesis I). Sau thời gian đó, sữa non sẽ chuyển sang giai đoạn sữa chuyển tiếp*.

Vấn đề các mẹ thường quan tâm nhất sau sinh là làm sao để có nhiều sữa. Giai đoạn cho con bú sữa non này ảnh hưởng rất lớn đến việc mẹ nhiều sữa hay ít sữa. Mẹ tham khảo thêm về bí quyết giúp mẹ nhiều sữa trong bài viết:

9 Cách Nhanh Chóng Gọi Sữa Về Ướt Áo Cho Mẹ Sau Sinh

Làm Sao Biết Bé Bú Đủ Sữa Mẹ Hay Chưa?

*Sữa chuyển tiếp là sữa mẹ có từ ngày 6-10 sau sinh. Sữa trưởng thành được tính từ ngày 11 sau sinh trở đi.

Đặc Điểm Của Sữa Non

Như vậy sau sinh mẹ đã có ngay sữa non cho con bú. Tuy nhiên, vì sao các bà các mẹ thường nói “sữa chưa về” trong khi mẹ đã có sữa non??? Đó là vì mẹ cứ nghĩ rằng sữa là phải màu trắng ngà, về ồ ạt thì mới đủ sữa. Đây là những đặc điểm của sữa già, không phải của sữa non. Sữa non thường bị hiểu lầm là do:

Về màu sắc, sữa non có thể vàng đậm, vàng nhạt, hơi hồng, hơi nâu, hơi cam hay trắng trong. Chứ không trắng ngà như sữa già mẹ đã thấy (hay tưởng tượng).

Về lượng, sữa non không nhiều, mỗi cữ chỉ từ 5-7ml VỪA ĐỦ cho dạ dày bé xíu của con. Mẹ thường được truyền kinh nghiệm là bé mới sinh phải pha bình sữa 15ml cho con uống kẻo đói. Đó là lời khuyên theo thói quen. Trên thực tế khoa học đã công bố thể tích dạ dày trẻ mới sinh chỉ từ 5-7ml. Vậy nên mẹ hoàn toàn tin tưởng mình đủ lượng sữa non cho con bú nhé.

Về tính chất, sữa non đặc, sệt, dẻo và dinh dính như keo. Nhiều mẹ thấy vậy nghĩ rằng sữa non bẩn, không có chất mà vắt bỏ đi là rất lãng phí. Thay vào đó, mẹ hãy để dành những giọt sữa vàng này cho con. 

Chủ đề liên quan: 

Cách Vắt Sữa Non An Toàn Cho Mẹ Bầu Và Mẹ Sau Sinh

Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Đúng Cách – Tuyệt Chiêu Để Sữa Mẹ Tràn Trề

Sữa Non – Nguồn Dinh Dưỡng Vàng Cho Con

Hàm lượng dinh dưỡng trong sữa non cao gấp 10 lần so với sữa chuyển tiếp và sữa trưởng thành.

Cụ thể:

  • Protein: Hàm lượng protein trong sữa non cao gấp 5 lần sữa mẹ thông thường.
  • Vitamin: sữa non chứa nhiều vitamin A, E, B2, B3, K,…
  • Lactose: Hàm lượng Lactose trong sữa non thấp giúp con dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. 
  • Nguyên tố vi lượng: như clo và natri, đồng, sắt, kẽm và một số khoáng chất khác,… Hàm lượng nguyên tố vi lượng ở sữa non nhiều hơn đáng kể so với sữa mẹ trưởng thành. Ví dụ, nguyên tố sắt cao gấp 3-5 lần, đồng cao gấp 6 lần,…
  • Thành phần miễn dịch: Mỗi tế bào trong sữa non có khả năng miễn dịch nhất định.
  • Kháng thể IgG, IgF, IgA,… 
  • Immunoglobulin: sữa non chứa 1 lượng lớn globulin có khả năng miễn dịch và chống lại các bệnh khác nhau. Đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa rủi ro nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ. 
  • Sữa non chứa nhiều muối và ít đường.

Thật không thể ngờ những giọt sữa ít ỏi, tưởng chừng như nghèo nàn lại giàu dinh dưỡng đến vậy. Nếu không tìm hiểu trước có khi mẹ vô tình vắt bỏ sữa non đi thì tiếc đứt ruột mất. Mà không chỉ giàu dưỡng chất, mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết về những công dụng của sữa non đấy.

Mẹ cần hỗ trợ tư vấn về kích sữa mẹ hay các vấn đề chăm sóc bé sau sinh, liên hệ Mẹ Việt TẠI ĐÂY.

Tác Dụng Của Sữa Non

Phát Triển Não Bộ

Trong sữa non có một thành phần quan trọng gọi tên là ganglioside. Đây là một nhóm chất béo không thể thiếu trong việc phát triển trí não của trẻ sơ sinh.

Ngoài ra ganglioside còn có nhiệm vụ cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt, chất này có khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm đường ruột bằng cách thu hút vi khuẩn có hại và trung hòa chúng.

Tăng Cường Hệ Miễn Dịch

Sữa non với hàm lượng kháng thể đậm đặc, gấp từ 8-12 lần kháng thể trong sữa trưởng thành. Lượng kháng thể này giúp kích hoạt hệ miễn dịch của trẻ tự tạo kháng thể bảo vệ mình. Như vậy, tác dụng của sữa non như là vacxin tự nhiên cho cơ thể trẻ và an toàn tuyệt đối. 

Kháng thể còn giúp bảo vệ trẻ tối đa 72h sau sinh trước sự xâm nhập của vi khuẩn, virus,… Kháng thể sữa non chính là kháng sinh tự nhiên cho trẻ mà không hề có tác dụng phụ. Vì lý do đó, trẻ được bú sữa non ngay sau sinh thường có hệ miễn dịch khỏe mạnh.

Tráng Ruột Trẻ Sơ Sinh

Ruột non ở trẻ sơ sinh là phần quan trọng của hệ tiêu hóa. Ruột non có lớp niêm mạc ruột được phủ đầy bởi các lông ruột. Và trên các lông ruột lại được phủ kín bởi các vi lông ruột. Lông ruột là nơi hấp thụ toàn bộ dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa vào hệ tuần hoàn (máu) đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, lúc mới sinh, các lông ruột chưa được phủ kín bởi vi lông ruột (hiện tượng hở ruột). 

Tráng ruột bằng sữa non của mẹ mới giúp trẻ khắc phục tình trạng hở ruột. Bởi vì sữa non có chứa:

  • Hormone EGF, giúp phát triển các vi lông ruột phủ kín lông ruột, bao phủ toàn bộ niêm mạc ruột.
  • Hormone chuyển hóa phát triển TGF giúp kích thích phát triển chung của hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, sẽ thiếu sót nếu không kể đến công dụng của sữa non là giúp trẻ nhuận tràng. Các chất trong sữa non thúc đẩy cơ thể trẻ nhanh chóng đẩy phân xu ra ngoài. Đồng thời đào thải bilirubin dư thừa, giúp ngăn ngừa vàng da, giảm thiểu nguy cơ dị ứng ở trẻ.

Đây là những tác dụng của sữa non mà không một sữa công thức nào khác thay thế được. Vì vậy, mẹ hãy cho con ti sữa non để giúp con phát triển toàn diện ngay từ sớm nhé.

Cách Vệ Sinh Ti Mẹ

Như vậy chúng ta đã biết sữa non là gì, đặc điểm, thành phần và công dụng của sữa non. Để sẵn sàng cho con bú mẹ, mẹ hãy tìm hiểu cách làm sạch ti mẹ ngay từ những tuần cuối thai kỳ. Đầu ti mềm mại, tia sữa thông thoáng sẽ giúp mẹ sau sinh này tiết sữa dễ dàng hơn. 

  • Mỗi lần tắm, mẹ thấm nước ướt đầu ti. Sau đó nhẹ nhàng dùng tay lấy ra những mảng sữa rất nhỏ bám vào đầu ti.
  • Nếu sữa đã cứng lại, dùng bông gòn thấm dầu dừa, baby oil,… đắp lên. Mẹ đợi một xíu rồi lau nhẹ nhàng. Sữa đã vón lại sẽ bong ra mà không gây đau.
  • Núm vú ngắn, phẳng, tụt vào trong, mẹ nên dùng tay kéo ra mỗi ngày một chút. (Lưu ý tránh vê đầu ti gây kích thích dễ sinh sớm).

Mẹ vệ sinh đúng cách sẽ giúp các tia sữa luôn trong tình trạng tốt, sẵn sàng làm nhiệm vụ. Sau sinh, con bú mút dễ dàng, hành trình nuôi con sữa mẹ nhờ đó mà thuận lợi, suôn sẻ.

Chia Sẻ Kinh Nghiệm 

Cuối cùng, dù chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng đôi lúc mẹ vẫn bị xao động bởi những ý kiến sau. Mình sẽ giải thích cụ thể từng trường hợp giúp mẹ an tâm cho con bú sữa non nhé!

  • Con khóc nhiều là do đói, do sữa mẹ không đủ???

Sự thật con khóc là vì chưa thích nghi được với môi trường lạ. Mẹ da tiếp da với con càng nhiều sẽ giúp con ổn định thần kinh và ít khóc. Trẻ sơ sinh có nhiều năng lượng dự trữ nên con chưa biết đói đâu.

  • Mẹ sau sinh còn mệt nhiều. Con bú liên tục mẹ càng mệt hơn. Con đói thì bà pha bình sữa công thức cho uống để mẹ có thời gian nghỉ ngơi.

Sự thật là cho con bú tạo điều kiện cho mẹ vận động nhiều, giúp mẹ nhanh phục hồi hơn.

  • Không nên cho con nằm gần mẹ vì sau này con sẽ quấn mẹ. 

Sự thật con không quấn mẹ mẹ mới tủi thân ấy nhỉ :) Các mẹ hãy ôm con thật nhiều để kích thích sữa mẹ tiết nhiều nhé. Còn để tránh trường hợp con mè nheo, nhõng nhẽo mẹ sau này. Thì mời các mẹ tham gia Group: Mẹ Việt – Dạy Con Tại Nhà – Để chuẩn bị tâm thế làm cha mẹ đúng đắn nhé.

  • Uống vài bình sữa ngoài thì có sao???

Sự thật là uống sữa ngoài không giúp được hệ niêm mạc ruột của trẻ hoàn thiện. Hệ tiêu hóa của trẻ sau này dễ bị bệnh đường ruột, nhiễm khuẩn,…

  • Tập cho con ti bình để mẹ khỏe.

Sự thật là cho con ti bình mẹ phải hút sữa/pha sữa, vệ sinh bình,… rất vất vả. Chưa kể trẻ ít được ti mẹ trực tiếp có thể dẫn đến mẹ ít sữa. Mà quá trình kích sữa nuôi con cũng vô cùng gian nan.

Kết Luận

Đến đây, mẹ đã rõ sữa non là gì, tác dụng của sữa non quan trọng thế nào với con. Mẹ có thể tự tin đi sinh mà không cần đến bình sữa, sữa công thức rồi chứ?^^ Thực ra sữa non không chỉ có lợi ích trước mắt mà còn mang lại nhiều lợi ích lâu dài. Tuy các mẹ không thấy được hết. Nhưng mình tin trái tim người mẹ đủ sáng suốt để lựa chọn những điều tuyệt vời nhất cho con. Chúc cho tất cả các mẹ luôn nhiều sữa cho con ti thỏa thích nhé! <3 <3 <3

Đừng để bất kỳ ai làm mẹ stress về chuyện nuôi con sữa mẹ. Hãy tìm hiểu những kiến thức khoa học để tự tin nuôi con sữa mẹ:

10 Lợi Ích Tuyệt Vời Của Sữa Mẹ 

Lợi Ích Bất Ngờ Của Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Đối Với Sức Khỏe Mẹ

Nuôi Con Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ – Khó Hay Dễ???

5 Bí Kíp Mẹ Bỉm Chiêu Dụ Thành Công Trẻ Sơ Sinh Không Chịu Bú Mẹ

 

Đôi Chút Về Team Mẹ Việt

Với mong muốn được đồng hành cùng Ba mẹ trong những lúc khó khăn, vất vả của hành trình nuôi con. Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe gia đình. Đội ngũ Mẹ Việt đã và đang làm việc hết mình từ tổng hợp kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm, sắp xếp kiến thức theo một thứ tự dễ đọc, dễ tiếp cận nhất. Bao gồm bài viết trên web, video kênh youtube, hình ảnh, âm thanh podcast... Hy vọng đưa Mẹ Việt thật sự trở thành nguồn tài nguyên trực tuyến hữu ích với mọi gia đình!!!

Ba Mẹ muốn tham gia vào đội ngũ Chia Sẻ Mẹ Việt - Liên Hệ ngay với Founder Phạm Thuần trên facebook để biết thêm thông tin chi tiết về hành trình đầy ý nghĩa này nhé!

Xem Tất Cả Bài Viết Của Tác Giả