Bé của chị Dung đã 38 tháng, hỏi gì cũng biết mà chỉ nói được vài từ. Muốn gì là chỉ tay ra hiệu cho ba mẹ lấy. Ba mẹ thấy các bé đồng trang lứa suốt ngày bi bô nói không ngừng thì sốt ruột. Muốn cho con đi học can thiệp để nhanh nói. Ông bà cứ bình chân như vại, bảo trẻ lên 3 cả nhà tập nói, không việc gì phải vội. Thế là ba mẹ phải giấu chuyện đưa bé đi can thiệp mong sớm ngày nghe con bi bô. Trẻ 3 tuổi chậm nói có nên đợi đến lúc trẻ tự nói không? Bé 3 tuổi chậm nói phải xử trí như thế nào? Bài viết này Team Mẹ Việt sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ điều đó. Đồng thời chia sẻ cho ba mẹ lộ trình giúp trẻ 3 tuổi tập nói.
Tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt – Chữa Chậm Nói Cho Trẻ Tại Nhà để nhận các hướng dẫn, chia sẻ cách dạy trẻ hàng tuần. Giúp nhanh chóng cải thiện tình trạng chậm nói ở trẻ. THAM GIA NGAY!
Mục Lục Bài Viết
Nguyên Nhân Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói
Trẻ 3 tuổi chậm nói, trước tiên, ba mẹ cần đánh giá tình trạng chậm nói của con. Trẻ chậm nói có nhiều nguyên nhân. Trong đó, trẻ chậm nói bình thường thì cách điều trị, xử lý sẽ đơn giản hơn nhiều. Nếu biểu hiện chậm nói của trẻ đi kèm với một số biểu hiện bất thường thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn.
Đánh giá nguyên nhân trẻ 3 tuổi chậm nói sẽ giúp ba mẹ phần nào hiểu được con đang chậm nói mức độ nào. Từ đó, lên kế hoạch giúp con tập nói dễ dàng.
Trẻ có thể chậm nói vì những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân thực thể:
Trẻ có thể bị chậm nói do khiếm khuyết hay cản trở bởi các cơ quan nghe – nói như: Trẻ bị vấn đề về chức năng nghe, dính thắng lưỡi, lưỡi ngắn, sứt môi, hở hàm ếch,… Các nguyên nhân liên quan đến não bộ: Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, chậm phát triển, tăng động, giảm chú ý.
Nguyên nhân tâm lý: trẻ được nuông chiều quá và được đáp ứng dễ dàng nên không có nhu cầu giao tiếp. Các trẻ nhỏ trải qua cú sốc tâm lý cũng có thể chậm nói. Ví dụ: xa ba mẹ, bạo lực gia đình, bị hành hung, ngược đãi, la mắng. Hay thay đổi môi trường sống, bị gia đình bỏ bê.
Nguyên nhân môi trường: Xem quá nhiều tivi, điện thoại. Trẻ ít có cơ hội giao tiếp, tương tác với người khác.
Đánh giá cụ thể về nguyên nhân và tình trạng chậm nói của trẻ, ba mẹ xem trong bài viết này:
Nguyên Nhân Trẻ Chậm Nói Và Cách Tạo Môi Trường Kích Nói Cho Trẻ
Trẻ 3 Tuổi Chậm Nói Có Ảnh Hưởng Gì Không
Trẻ 3 tuổi chậm nói có ảnh hưởng đến quá trình học hỏi và phát triển nhiều mặt của trẻ. Đơn cử là trẻ chậm nói thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt. Dẫn đến hay nóng nảy, ăn vạ, đánh chính mình hay đánh người khác. Bởi vì trẻ muốn nói mà nói không được, không có từ vựng để nói nên trẻ sẽ thể hiện bằng hành động.
Thói quen này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến việc trẻ không biết cách chia sẻ. Và mỗi lúc trẻ gặp khó khăn, bế tắc thường giải quyết bằng các hành động tiêu cực. Điều này ảnh hưởng ngầm nhưng tác động trực tiếp lên quá trình phát triển của trẻ.
Thêm vào đó chậm nói còn gây cản trở cho trẻ tìm hiểu về thế giới, học tập những điều mới. Trẻ không hỏi sẽ không thu nhận được nhiều kiến thức. Lâu dần hình thành thói quen học tập thụ động. Mất đi khả năng tư duy phản biện rất cần trong thời đại ngày nay.
Và còn những ảnh hưởng khác, ba mẹ xem đầy đủ tại bài viết này để hiểu về những hệ lụy khi trẻ chậm nói. Từ đó, nhận thức và sớm có biện pháp can thiệp kịp thời cho con. Như vậy, ba mẹ đừng chủ quan đợi đến lúc con hết chậm nói vì có thể vô tình bỏ lỡ nhiều lợi ích cho con đấy.
Trẻ Chậm Nói Có Ảnh Hưởng Gì Không?
Lộ Trình Dạy Bé 3 Tuổi Chậm Nói
Quá trình phát triển ngôn ngữ tự nhiên là đến 3 tuổi trẻ đã có thể nói nhiều nói tốt. Trẻ chậm nói thường có biểu hiện ít nói, chỉ nói được vài từ đơn hoặc vài từ đôi. Một số bé nói được thêm vài câu ngắn. Vậy lộ trình dạy bé 3 tuổi chậm nói như thế nào?
Trước tiên, ba mẹ hãy giúp bé đạt được các mốc mà bé đã bỏ lỡ, bao gồm:
Bước 1 – Dạy Từ Đơn
Cung cấp cho trẻ thật nhiều từ vựng dạng từ đơn, từng tiếng một: ba, mẹ, ông, bà, bò, gà, cá,… Sau khi trẻ đã nói được ít nhất 50 từ đơn thì chuyển sang bước 2.
Bước 2 – Dạy Từ Đôi
Tương tự như dạy từ đơn, ba mẹ cung cấp cho trẻ thật nhiều từ đôi. Các từ đôi này có thể là từ 2 âm tiết, từ láy, từ ghép. Ví dụ: đồng hồ, ô tô, đi chơi, đi học, lấp lánh, lêu lêu, bóng xanh, gấu đỏ, lá vàng,… Khi trẻ làm chủ được ít nhất 50 từ đôi thì bước sang bước 3.
Bước 3 – Cụm Từ Và Câu Ngắn
Hãy dạy trẻ nói những cụm từ hoặc câu ngắn gọn dao động 3-4 từ. Ví dụ: Đi tắm nào, Bé đi học, cơm với canh, áo của bé, bé yêu mẹ. Hay con chó đang ngồi, con mèo đang nằm,… Trẻ nói tốt các câu ngắn, đây là lúc ba mẹ nên dạy trẻ những câu dài.
Bước 4 – Câu Dài
Dạy trẻ diễn đạt những câu dài, bắt đầu từ 5-6 từ. Dạy trẻ trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi, kể chuyện,…
Chi tiết cụ thể, team Mẹ Việt đã chia sẻ trong bài viết:
Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Nhanh Biết Nói Cực Kỳ Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Đặc biệt không thể bỏ qua Sách & Đồ Chơi Giáo Dục hỗ trợ bé tập nói và phát triển tư duy. Ba mẹ hãy lựa chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi, tính cách của con nhé. Cần tư vấn >> LIÊN HỆ MẸ VIỆT TEAM!
Ba mẹ lưu ý: Giai đoạn này quan trọng nhất là con tập nói. Do đó, hãy khuyến khích con nói thật nhiều. Sẽ có bé nói ngọng, nói không rõ lời, phát âm không chuẩn là hoàn toàn bình thường. Hãy khuyến khích để trẻ chịu nói trước, các tật nói ngọng, nói lắp sẽ xử lý sau nhé.
Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dạy Trẻ Nhanh Nói
Bí Quyết Tăng Vốn Từ Nhanh
Cách tốt nhất để giúp bé phát triển nhanh đến các bước tiếp theo trong lộ trình tập nói là: Mở rộng dựa trên vốn từ trẻ đã biết. Ví dụ:
- Từ đơn: Chó → từ đôi: con chó, chó con, bạn chó, chú chó
- Từ đôi: Con gà → Câu ngắn: Con gà đang mổ thóc, con gà đang ăn, con gà đi chơi, con gà trong sân.
- Câu ngắn: Bé đi học → Câu dài: Mẹ chở bé đi học. Bóng đang lăn → quả bóng tròn đang lăn, quả bóng màu đỏ đang lăn, quả bóng đỏ lăn nhanh nhanh nhanh.
Ba mẹ hãy để ý vốn từ con đã biết được để mở rộng cho con dựa trên các vốn từ cơ bản ấy. Như thế con sẽ ghi nhớ rất nhanh.
Lưu ý: Ba mẹ chỉ giúp con mở rộng vốn từ, khi con đã ghi nhớ tốt từ đó và sử dụng nhuần nhuyễn. Trường hợp khi con mới học được từ, chưa sử dụng linh hoạt thì không nên mở rộng. Khi nào ba mẹ hỏi mà con trả lời được ngay lập tức. Đây chính là dấu hiệu có thể mở rộng từ cho con.
Mở rộng vốn từ cho con bằng cách: Khi con nói câu ngắn, hãy lặp lại nguyên văn câu nói của con một lần. Sau đó, lặp lại câu nói của con có thêm các từ mới. Ba mẹ chỉ nên thêm 2-3 từ vào câu của con thì con sẽ tiếp thu tốt nhất. Thêm quá nhiều từ mới sẽ dễ làm con bị rối, con không ghi nhớ được.
Vì vậy, bí quyết dạy con tập nói, hỗ trợ cho trẻ chậm nói. Là phải thật bình tĩnh, kiên trì ba mẹ nhé!!!
Tạo Niềm Vui Cho Trẻ
Ba mẹ để ý sẽ thấy, trẻ vui thích sẽ nói nhiều, còn nếu cảm thấy không vui sẽ không nói. Vậy thì hãy chú tâm tạo niềm vui cho con khi học nói.
Dạy nói cho con thông qua các trò chơi, bài hát, thơ ca, hò vè, đọc sách. Trò chuyện vui vẻ, thoải mái với con và cười nhiều, khen ngợi mỗi khi con nói. Đây là cách đơn giản, ba mẹ nào cũng có thể thực hiện và mang lại hiệu quả cao đấy.
Mua sách hỗ trợ con tập nói trực tiếp trên TIKI – CỬA HÀNG CHÍNH HÃNG MẸ VIỆT
Hãy chú ý đến ngữ âm, ngữ điệu trong giọng nói. Ba mẹ càng diễn đạt biểu cảm con sẽ càng chú ý và ghi nhớ nhanh. Đồng thời, con sẽ hợp tác hơn vì con không cảm thấy áp lực phải học nói. Mà là con đang chơi đùa với ngôn ngữ, lời nói, ngôn từ.
Hướng dẫn chi tiết cách tạo niềm vui cho trẻ được chia sẻ cụ thể trong Cộng Đồng Mẹ Việt. Ba mẹ hãy gia nhập Cộng đồng để xem nội dung cụ thể nhé. ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
Tương Tác Nhiều
Tương tác nhiều, nói chuyện nhiều với con để kích nói nhanh cho trẻ 3 tuổi chậm nói. Tất cả các hoạt động trong ngày của bé đều là một cơ hội để tương tác với con. Cụ thể:
Tương tác: Buổi sáng khi vệ sinh cá nhân, thay vì ba mẹ im lặng đánh răng rửa mặt cho con, hãy “thuyết minh” cho con biết mình đang làm gì. Bây giờ 2 mẹ con mình đánh răng nhé! Xong rồi. Mẹ đang rửa mặt cho em nè. Rửa mặt xong rồi. Hai mẹ con mình cùng đi thay quần áo nha.
Đặt câu hỏi: Con thích mặc váy màu hồng hay màu xanh? Con thích mặc áo thun hay áo sơ mi? Con thích mang giày hay mang sandal? Con có thích cột tóc hai que không?
Luôn luôn đáp lời con: Mẹ, thằn lằn. Thay vì mẹ ừ 1 tiếng rồi làm việc khác. Hãy nhân cơ hội này để khuyến khích con quan sát và nói nhiều hơn về chủ đề con đang quan tâm. Con thằn lằn à? Con thằn lằn ở đâu vậy con? – Ở kia. Ở kia là trên bức tường hay cửa sổ con nhỉ? – Bức tường. À, Con thằn lằn đang ở trên bức tường à? Thế theo con, con thằn lằn có đói bụng không nhỉ? – Có. Con nghĩ thằn lằn thích ăn gì nè?…
Ba mẹ thấy đấy, chỉ từ 2 từ thằn lằn đầu tiên, ba mẹ khéo léo đặt câu hỏi là bé đã có thể nói được rất nhiều. Vì thế, đừng bỏ qua những cơ hội khi bé chủ động nói chuyện với ba mẹ nhé. Hãy khai thác thật nhiều từ chủ đề con quan tâm để dạy con nói.
Tuy nhiên, ba mẹ nên chú ý hãy hỏi con những câu ngắn và hỏi những câu con biết đáp án trả lời nhé!
Thời Gian – Kiên Trì
Tập nói cho trẻ 3 tuổi chậm nói cần có thời gian. Trẻ không thể nói tốt trong ngày 1 ngày 2. Mà đó là cả một thời gian dài thực hiện liên tục các cách dạy trẻ tập nói. Có thể những lần đầu trẻ sẽ không phản hồi lại tín hiệu của ba mẹ. Đừng vội nản mà bỏ cuộc. Bởi vì trẻ cần có thời gian nhất định để làm quen với môi trường ngôn ngữ.
Thông thường, ba mẹ chỉ cần tập trung kích nói liên tục cho trẻ trong vòng 2-3 tháng. Kết hợp thực hiện đầy đủ các hướng dẫn tập nói cho trẻ là sẽ thấy trẻ bắt đầu nói nhiều.
Bên cạnh thời gian đó là kiên trì. Ba mẹ cần kiên trì thực hiện đồng bộ các cách giúp trẻ cải thiện tình trạng chậm nói. Bởi những hoạt động này bổ trợ qua lại lẫn nhau. Giúp con học từ mới, ghi nhớ lâu và hình thành phản xạ giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ linh hoạt. Thiếu vắng một số hoạt động sẽ làm chậm đi quá trình tập nói của con.
Do đó, ba mẹ có trẻ 3 tuổi chậm nói hãy xác định đồng hành với con liên tục trong 2-3 tháng. Theo sát con và thực hiện các cách dạy trẻ chậm nói đều đặn hàng ngày nhé!
Kết Luận
Trẻ 3 tuổi chậm nói đơn thuần không khó để cải thiện tình trạng chậm nói. Đặc biệt, trẻ đang ở trong gian đoạn bùng nổ về nhu cầu học tập, khám phá thế giới. Ba mẹ đừng để lý do chậm nói làm cản trở khả năng lĩnh hội kiến thức của con. Hãy quan tâm và dành thời gian để giúp con nhanh chóng chấm dứt tình trạng chậm nói. Ba mẹ hãy áp dụng lộ trình dạy trẻ chậm nói như trên. Và tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt để được đội ngũ Mẹ Việt tư vấn và hỗ trợ trong suốt quá trình dạy con chậm nói tại nhà.
Link tham gia group Mẹ Việt – Đồng hành cùng ba mẹ dạy con tại nhà.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023