Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm cộng với hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện, trẻ sơ sinh bị viêm da ở mặt là tình trạng khá phổ biến. Biểu hiện của viêm da ở mặt là da khô và đỏ ửng, nổi mẩn đỏ, hay mụn nước li ti, gây ngứa. Một chế độ chăm sóc khoa học tại nhà sẽ giúp những triệu chứng này nhanh chóng mất đi, làn da của trẻ sẽ trở lại mịn màng vốn có.
Viêm da ở trẻ có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Trong đó, nếu bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì khả năng cao tình trạng viêm da ở mặt của trẻ cũng là biểu hiện của bệnh này. Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh không hề phức tạp. Chăm sóc và điều trị tại nhà rất quan trọng nhưng cách thực hiện lại cực kỳ đơn giản.
Đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt – Dấu Hiệu Của Trẻ Bị Viêm Da Cơ Địa
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm da ở mặt do viêm da cơ địa gồm 3 yếu tố cơ bản: chăm sóc và dưỡng ẩm cho da, loại trừ nguyên nhân gây bệnh và điều trị bằng thuốc.
Mục Lục Bài Viết
Chăm Sóc Và Dưỡng Ẩm Cho Da
Kem dưỡng ẩm: đây là bước chăm sóc đầu tiên và đơn giản nhất. Khi bị viêm, da của trẻ thường bị khô, khả năng bảo vệ của da giảm sút. Mẹ bôi kem dưỡng ẩm giúp làn da trẻ được cung cấp đủ độ ẩm, mịn màng, làm dịu tổn thương, hạn chế được bệnh lây lan. Mẹ nên chọn những loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thẩm thấu nhanh phù hợp với da bé và thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đắp gạc ướt: Mẹ đắp gạc ướt cho trẻ giúp làm dịu da, giảm ngứa, trẻ không gãi nhiều nữa sẽ nhanh hồi phục.
Tắm cho trẻ: không nên tắm cho trẻ lâu hơn 10 phút với nước quá nóng vì sẽ làm da trẻ bị mất độ ẩm, bị khô hơn. Mẹ chỉ nên tắm trẻ từ 5-10 phút với nước âm ấm, khoảng 36°C.
Dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, ít kiềm: sẽ giúp loại bỏ sạch những bụi bẩn trên da mà không gây kích ứng cho trẻ.
Bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm: giúp bổ sung lại lượng ẩm đã mất.
Cắt móng tay: tránh trẻ gãi và làm trầy xước, lây lan, nhiễm trùng da.
Bơi lội: thường áp dụng cho trẻ bị viêm da cơ địa toàn thân, ngâm mình trong nước khi bơi lội, trẻ cảm thấy dễ chịu và giảm các triệu chứng ngứa, da sẽ lành nhanh hơn. Tuy nhiên, mẹ nhớ tắm lại cho trẻ thật sạch sau khi bơi để loại bỏ các tác nhân gây kích ứng có trong nước hồ bơi.
Loại Trừ Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Ở Mặt
Đây là bước cực kỳ quan trọng vì chăm sóc và điều trị bằng thuốc tốt đến đâu mà không loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh thì bệnh rất dễ tái phát nhiều lần và chuyển thành mãn tính.
Quần Áo
- Giặt sạch và giặt riêng quần áo của trẻ.
- Không mặc cho trẻ các áo len, dạ, nylon vì những chất liệu này ngoài dễ gây kích ứng da còn làm bí lỗ chân lông, với cơ địa nhạy cảm của trẻ sơ sinh có thể gây viêm da.
- Nên cho trẻ mặc quần áo 100% cotton, thoáng mát cho da.
- Tránh sử dụng xà phòng giặt có đặc tính tẩy cao, chất làm mềm vải vì các chất hóa học này có thể làm gây dị ứng.
Thức Ăn
- Trẻ bú mẹ: tiếp tục bú mẹ lâu nhất có thể. Mẹ có thể tăng cường ăn cá biển (các loại không gây dị ứng) để tăng chất ARA – chất chống dị ứng. Mẹ không nên ăn trứng, trứng cá, mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… có thể tiết qua sữa mẹ, gây dị ứng cho trẻ.
- Giai đoạn ăn dặm, cho trẻ tiếp xúc đa dạng thức ăn, nhưng mẹ nhớ theo dõi phản ứng của con sau khi thử những thực phẩm lạ nhé. Mẹ không nên kết hợp nhiều món mới trong một lần thử. Hãy thay đổi chỉ một thành phần lạ để nếu như con bị dị ứng, mẹ sẽ ngay lập tức phát hiện được nguyên nhân và loại trừ.
- Trứng, sữa, mật ong có thể gây ra dị ứng. Vì vậy, mẹ nên bắt đầu cho trẻ tiếp xúc những món này khi trẻ ít nhất 12 tháng tuổi. Tăng lượng thức ăn từ từ là một cách nhanh chóng phát hiện dị ứng mà vẫn an toàn cho trẻ.
- Nếu tiền sử gia đình có ai bị dị ứng với loại thực phẩm nào đó, mẹ hãy thận trọng với thức ăn đó khi cho con ăn thử.
Môi Trường
- Làm ẩm phòng với máy phun sương: tuy nhiên không lạm dụng vì độ ẩm cao là môi trường cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Hãy đảm bảo nhà luôn thoáng khí để loại trừ bụi bẩn, nấm mốc.
- Quét dọn thường xuyên để tránh bụi, xơ vải vì đây chính là những dị nguyên có thể bám vào trẻ và gây viêm da.
- Gia đình có trẻ nhỏ nên cân nhắc nuôi thú cưng, nếu vẫn nuôi thì nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với thú cưng, vật nuôi. Lông của chúng, bọ ve, hay điều kiện vệ sinh của chúng có thể gây ra viêm da ở mặt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Thời tiết thay đổi đột ngột, các thời điểm giao mùa, mẹ nên chủ động chăm sóc da và làm lành mạnh môi trường xung quanh trước khi những yếu tố này xuất hiện sẽ làm giảm thiểu các lần tái phát, giảm nhẹ triệu chứng và nhanh phục hồi.
Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thực ra không hề khó. Chỉ cần chúng ta chăm sóc tốt và loại trừ các yếu tố kích hoạt bệnh là xem như đã giảm thiểu tối đa tái phát. Nếu tái phát, triệu chứng nhẹ và nhanh qua đi.
Điều Trị Cho Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Ở Mặt
Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cơ bản tuân thủ các nguyên tắc sau (áp dụng cho cả viêm da ở mặt và các vị trí khác):
– Dùng thuốc chống khô da, dịu da (bước kem dưỡng ẩm).
– Điều trị chống nhiễm trùng (các loại thuốc corticoid, steroid…).
– Điều trị chống viêm (thuốc kháng Histamin).
– Phòng bệnh (loại trừ nguyên nhân).
Một số loại thuốc dùng chữa viêm da cơ địa ở trẻ thường được sử dụng gồm:
Thuốc Corticoid, mỡ corticoid, steroid: thường dùng cho trẻ em dưới dạng kem, thuốc mỡ với nồng độ rất nhẹ. Thuốc khuyến cáo chỉ bôi 1-2 lần/ngày, chỉ dùng để điều trị ngắn ngày. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm đau, chống viêm, tác dụng nhanh. Nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng vì có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm (nghiện corticoid).
Dung dịch, thuốc làm ẩm da, thuốc bạt sừng bong vảy: thường dùng cho người lớn, bệnh có lichen hóa.
Thuốc ức chế miễn dịch, thuốc Kháng histamin H1: khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên, hệ miễn dịch giải phóng histamin (chất gây ngứa) để phản ứng lại với dị nguyên như là một cơ chế bảo vệ cơ thể. Các loại thuốc ức chế miễn dịch, kháng histamin sẽ ức chế phản ứng này, giảm ngứa cho trẻ. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng chống viêm.
Thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn: ngăn ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, xảy ra những biến chứng khác.
Lưu Ý Quan Trọng
- Corticoid có thể gây tác dụng phụ và được điều chế nhiều nồng độ khác nhau. Nếu sử dụng thuốc mà không hiểu rõ về thuốc sẽ rất nguy hiểm. Mẹ LUÔN LUÔN HỎI Ý KIẾN BÁC SĨ trước khi bôi cho trẻ.
- Mẹ nên lưu lại lịch sử dùng thuốc liên quan corticoid của con để cung cấp cho bác sĩ khi cần thiết.
- Một số mẹ hay có thói quen khi thấy trẻ hết viêm da hay da đang lành thì ngưng thuốc vì sợ tác dụng phụ ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên, mẹ nên tuân thủ theo đúng kê toa của bác sĩ vì việc điều trị thuốc trong thời gian ngắn không gây ảnh hưởng đến trẻ. Nhưng nếu sử dụng không đủ liều lượng, phác đồ có thể gây ra nhờn thuốc, khó điều trị những lần sau. Thậm chí, con phải dùng thuốc nặng hơn, tác dụng phụ điều trị nhiều hơn mà hiệu quả chưa hẳn cao. Như vậy, đảm bảo tuân thủ đúng từ những đợt điều trị đầu tiên sẽ an toàn cho trẻ về lâu dài hơn các mẹ nhé.
Trường Hợp Nào Cần Đưa Trẻ Đi Khám?
Nếu mẹ đã thực hiện hết các bước chăm sóc trẻ và loại trừ dị nguyên trong nhà mà trẻ vẫn chưa khỏi, thậm chí có những biểu hiện sau thì mẹ nên đưa trẻ đi khám để được chữa trị kịp thời:
- Sau 1 tuần vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Vùng da bị viêm xuất hiện mụn mủ, hoặc đóng vảy nâu vàng, nâu nhạt – dấu hiệu da đã bị nhiễm trùng. Nếu không điều trị sẽ dẫn đến bội nhiễm.
Kết Luận
Các mẹ thấy đấy, điều trị viêm da cơ địa cho trẻ bằng thuốc sẽ giảm nhanh các triệu chứng nhưng những tác dụng phụ của thuốc rất ĐÁNG ĐỂ CÂN NHẮC. Chính vì thế, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mẹ thực hiện tốt các bước chăm sóc và loại trừ nguyên nhân, khả năng cao trẻ sẽ tự hồi phục nhanh mà không cần đến bác sĩ. Nếu những triệu chứng không giảm đi, mẹ hãy đưa trẻ bến bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu cần tư vấn sâu hơn về từng trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm da ở mặt, mẹ hãy liên hệ mình nhé.
Để tìm hiểu tổng quan về các bệnh viêm da ở trẻ em, mời mẹ Đọc Thêm: Trẻ Bị Viêm Da: Phân Loại Đúng, Chữa Trị Hiệu Quả
Các bài viết bổ ích cung cấp thông tin về những nguyên nhân khác gây viêm da ở trẻ em, mẹ có thể xem qua link bài viết dưới đây:
Trẻ Sơ Sinh Bị Viêm Da Dị Ứng: Mách Mẹ Cách Giải Quyết
Bé Bị Viêm Da Dị Ứng Thời Tiết: Chăm Sóc Đúng Sẽ Khỏi Nhanh
Trẻ Bị Ngứa Da Đầu Và Cách Mẹ Việt Trị Dứt Điểm
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023
Chào bác sĩ ! Bs cho mình hỏi con mình bị viêm da cơ địa và nổi mảng đỏ sần quanh vùng mắt thì mình có thể dùng thuốc chứa coticoid bôi quanh vùng mắt được không ạ ? Có nguy hiểm gì không ạ ? Cảm ơn bác sĩ !
Trường hợp bé nhà bạn nổi mẩn đỏ ở mức độ như nào? Có gây khó chịu cho bé? Bé bao nhiêu tháng rồi? Thông tin của bạn chung chung nên mình không tư vấn sâu được.
Còn riêng vấn đề viêm da vùng mắt thì bạn không được tùy tiện, vì đây là khu vực cần hết sức cẩn thận, nên được thăm khám trực tiếp.
Dạ cho e hỏi da con e bị như vậy là sao ạ
Bé nhà bạn bị sao ạ? Bạn cụ thể hơn nhé.