Trích lời mẹ bé Na: “Lúc mới sinh Na mình ít sữa nên kết hợp cho con bú mẹ và bú bình. Sau đó 2 tuần con dần từ chối bú mẹ, chỉ đòi bú bình? Có phải là con không thương mẹ? Hay con không thích sữa mẹ nữa? @@ Mình đã rất dằn vặt, đau đớn và stress vô cùng. Nhớ cái miệng xinh xinh của Na nút sữa mẹ ấm áp nơi bầu ngực. Mình quyết tâm tìm lại niềm hạnh phúc khi con ti mẹ… May mắn là bạn mình đã giới thiệu group Mẹ Việt. Nhờ các cô hỗ trợ hướng dẫn mà bé Na đã chịu ti mẹ trở lại. Cảm ơn các cô trong Team Mẹ Việt rất nhiều!!!” Thật hạnh phúc khi đọc được những phản hồi như vậy từ các mẹ. Nếu mẹ bỉm nào cũng đang trăn trở về trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ thì hãy cùng đọc bài này nhé!
Mẹ Việt đã hỗ trợ nhiều mẹ kích sữa, tập cho con bú mẹ thành công. Hãy tham gia vào cộng đồng Mẹ Việt 4.0 để được tư vấn và hỗ trợ cách tập cho con bú mẹ. Hoàn toàn miễn phí. THAM GIA NGAY.
Mục Lục Bài Viết
Tư Thế Bế Bé Bú Cần Thoải Mái
Lần đầu làm mẹ, đôi khi mẹ bế con còn hồi hộp chứ đừng nói đến tự tin bế con bú. Vì thế mẹ hãy để ý xem tư thế bế con bú đã đúng chưa? Tay con có linh hoạt cử động được không hay bị chèn giữa người mẹ và con? Nếu có, hãy đặt sao cho tay con được thoải mái trong suốt cữ bú.
Một số bé chỉ yêu thích đúng một tư thế khi bú. Nhưng những bé khác có thể thích thử nhiều tư thế hơn. Bí kíp “chiêu dụ” con bú mẹ trở lại là luân phiên thay đổi tư thế cho con bú. Chẳng hạn như nằm, ngồi, đứng,… Tư thế mới có thể khiến con háo hức và tìm được tư thế phù hợp giúp con dễ dàng bú mẹ trở lại.
Cũng có thể bé chỉ thích ti bầu sữa bên này mà không thích ti bầu sữa bên kia. Lúc này không chịu bú mẹ chỉ là một cách “đòi hỏi” đáng yêu của con. Mẹ hãy da tiếp da với con thường xuyên bên bầu sữa con chưa thích để con thích dần nhé.
Đọc chi tiết:
Làm Gì Để Sữa Nhanh Về? 9 Cách Gọi Sữa Về Ướt Áo Cho Mẹ Sau Sinh
Nuôi Con Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ – Khó Hay Dễ???
Tập Cho Con Bú Đúng Khớp Ngậm
Trẻ bú bình không chịu bú mẹ thường rơi vào trường hợp này – con bị sai khớp ngậm. Bú đúng khớp ngậm là bản năng đầu đời giúp con ti sữa mẹ. Từ cách há miệng ngậm ti đến vị trí đặt lưỡi, cách lưỡi con massage bầu ngực để tiết sữa. Tất cả những yếu tố này ti bình đều không cần đến. Vì vậy trẻ vừa sinh ra đã bú bình có thể mất dần bản năng bú mẹ này.
Do đó, khi con ti mẹ không đúng cách, sữa xuống chậm làm con “chờ đợi” sẽ hơi khó chịu. Hoặc sữa xuống nhiều quá làm con bị sặc, con sợ bú mẹ dẫn đến dần từ chối bú mẹ luôn.
Vấn đề khớp ngậm đúng là rất quan trọng. Nên các mẹ lưu ý không cho trẻ dưới 6 tuần tuổi ti bình. Điều này sẽ tránh được trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ. Còn trường hợp những trẻ bú bình không chịu bú mẹ thì làm thế nào? Bí kíp dành cho mẹ là hãy giúp con chỉnh lại khớp ngậm đúng nhé!
Mẹ đọc hướng dẫn chi tiết về chỉnh khớp ngậm và tư thế bú mẹ trong bài viết:
Cho Trẻ Sơ Sinh Bú Đúng Cách – Tuyệt Chiêu Để Sữa Mẹ Tràn Trề
Ngoài ra, trẻ bú bình sữa công thức sớm có thể có phản ứng chê sữa mẹ. Do lượng đường trong sữa công thức luôn cao hơn sữa mẹ. Vị ngọt của sữa công thức hấp dẫn con hơn. Trường hợp này thì mẹ phải quyết tâm rèn cho con chấp nhận, yêu thích sữa mẹ lại thôi. Hãy nhớ đến lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với sức khỏe của con. Đường trong sữa mẹ không ngọt như trong sữa công thức nhưng lại dễ tiêu hóa và giúp con hấp thụ tốt.
Các mẹ đọc thêm về lợi ích sữa mẹ Ở ĐÂY.
Mẹ cần tư vấn và hỗ trợ trực tiếp hãy nhắn tin cho Mẹ Việt trên fanpage nhé.
Tăng Cường Da Tiếp Da Với Con
Da tiếp da là bước mẹ thường thực hiện rất tốt sau sinh hay lúc còn đang ở bệnh viện. Tuy nhiên, khi về nhà chỉ còn một số ít mẹ tiếp tục da tiếp da đến hết tháng 1. Trường hợp này kết hợp con có bú bình nữa thì nhiều khả năng con từ chối bú mẹ.
Cách giải quyết hoàn toàn đơn giản và miễn phí mẹ nhé! Đầu tiên, mẹ hãy tạm dừng việc cho con bú bình. Nếu lo con bị đói mẹ chuyển sang đút sữa bằng muỗng (không kéo dài lâu đâu).
Tiếp theo, mẹ hãy áp dụng bí kíp da tiếp da với con thật nhiều, nhất là trước cữ bú. Con thích nằm yên trên ngực mẹ ấm áp, thích cọ cọ vào làn da mẹ. Cứ như thế đến lúc đói con sẽ muốn ti mẹ. Nếu con vẫn chưa sẵn sàng (quấy khóc), đừng ép buộc con. Mẹ bế con đi vài vòng cho thong thả tí rồi thử lại từ bước da tiếp da nhé.
Da tiếp da + khớp ngậm đúng + tư thế bú mẹ thoải mái + không ti bình tất cả các cữ. Chắc chắn 3- 7 ngày mẹ sẽ chinh phục được bé. Con sẽ vui vẻ hợp tác trở lại.
Chủ đề nhiều mẹ quan tâm:
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Dùng Vitamin D3 Cho Trẻ Sơ Sinh Từ A-Z
6 Giải Pháp Hữu Hiệu Chấm Dứt Tình Trạng Trẻ Sơ Sinh Vặn Mình
Cho Bé Bú Đủ
Mẹ thường lo lắng con bị đói nên sẽ cố gắng cho con bú nhiều hơn một chút. Hay do hiểu nhầm tín hiệu, mỗi lần con khóc mẹ đều nghĩ là do con đói. Thế là con được bế lên ti khi chưa có nhu cầu (chưa đói). Dần dần, con sẽ khó chịu, đẩy ti mẹ ra không hợp tác và ngày càng lười bú.
Mẹ cần biết là dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ nên không thể chứa cùng lúc quá nhiều sữa. Do đó, mẹ hãy điều chỉnh lịch ăn cho con hợp lý nhé.
Trẻ sơ sinh dưới 6 tuần tuổi bú no sẽ có nhu cầu ăn lại sau 2-3 tiếng. Thời gian này ở trẻ 6-8 tuần là 3-4 tiếng. Trẻ trên 8 tuần là 3.5 tiếng trở lên. Con ăn đúng nhu cầu sẽ hợp tác tốt với việc bú mẹ.
Thêm nữa, có biểu thời gian ăn hợp lý giúp mẹ dễ dàng “đọc đúng tín hiệu” của con. Ví dụ, chưa đến giờ ti mẹ mà con khóc thì không phải là do đói. Mẹ xem con có buồn ngủ, nóng, kiểm tra tã cần thay,…
Tham khảo kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh:
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – 1 Tháng Tuổi
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 2
Kể Chuyện Mẹ Sóc Chăm Con – Tháng Thứ 3
Sữa Có Mùi Vị Lạ
Mùi vị các thức ăn trong bữa của mẹ sẽ phảng phất vào hương vị sữa của con. Con không thích những mùi vị nồng hay quá lạ. Vì thế nếu đột nhiên bé không chịu bú mẹ, hãy kiểm tra lại thực đơn hàng ngày. Mẹ nên loại bỏ các món ăn nhiều gia vị, cay, nóng, tanh, đồ uống có cồn,… Mẹ trả lại con vị sữa mẹ nhạt nhạt, thơm thơm con sẽ lại mê mẩn việc tu ti mẹ ngay.
Trên đây, là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác và cách xử lý mẹ tham khảo thêm dưới đây.
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Không Chịu Bú Mẹ
- Bé gặp các vấn đề về sức khỏe: nhiễm trùng tai, sốt, nghẹt mũi, khó tiêu, trào ngược dạ dày,… → Mẹ nên đưa con đi khám và điều trị sớm. Con hết bệnh sẽ ti lại bình thường.
- Con khóc vì đói quá lâu: có thể mẹ chưa hiểu tín hiệu hoặc đợi con đói bú cho tốt. Mẹ làm con dỗi rồi đó. Lúc này, mẹ hãy da tiếp da với con, xin lỗi con và bắt đầu lại cữ bú khi con đã nguôi ngoai. Hãy nhớ rút kinh nghiệm không để con quá đói nữa nhé!
- Con bị dị ứng hay nhạy cảm với thức ăn của mẹ. → mẹ ngưng không ăn thức ăn đó nữa.
- Con thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng → Mẹ kiểm tra lại khớp ngậm và vỗ ợ hơi cho con sau cữ bú tầm 15-20p.
- Mẹ thiếu hứng thú với việc cho con bú: con cảm nhận được điều đó sẽ dần chán bú mẹ. Ví dụ như: mẹ vừa cho con bú vừa xem điện thoại, tivi,… → Mẹ cần tập trung tương tác với con nhiều hơn trong mỗi cữ bú để kết nối với con. Để những cữ bú mẹ là khoảng thời gian riêng 2 mẹ con tranh thủ vun đắp tình cảm thật bền chặt nhé!
- Mẹ nói chuyện nhiều trong cữ bú: con hóng chuyện không tập trung được. → hạn chế nói chuyện, không nói to tiếng. Mẹ chủ yếu tương tác bằng mắt với con, âu yếm, vuốt ve con.
Nên Cho Con Bú Mẹ Hay Bú Bình
Đầu tiên, mẹ nên biết là nếu cho con bú mẹ song song với bú bình thì rất có khả năng con sẽ chọn 1 trong 2. Trong nhiều trường hợp con có xu hướng chọn bú bình hơn là bú mẹ. Bởi vì bú bình nhanh, con cũng đỡ tốn sức lực ^^. Do đó, sẽ tốt hơn khi mẹ hạn chế cho bú bình khi con dưới 6 tuần tuổi.
Tiếp theo, về quan điểm nên cho con bú bình hay bú mẹ? Điều này phụ thuộc vào mong muốn, hoàn cảnh và điều kiện của mẹ.
Có những trường hợp:
- Ti mẹ bất thường như đầu ti nhỏ hay to quá, hoặc bị thụt vào trong.
- Mẹ đi làm sớm nên quyết định cho con ti bình.
- Mẹ quá mệt mỏi, stress vì chuyện bú mẹ, ít sữa,..
Nếu cho con ti bình giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, nhẹ nhàng hơn thì hãy làm như thế.
Tuy nhiên, em bé ôm ti mẹ nút sữa là hình ảnh vô cùng hạnh phúc và thiêng liêng. Giúp mẹ cảm nhận rõ ràng hơn và kết nối với con sâu sắc. Mẹ sẽ nhanh chóng “đọc vị” được nhu cầu của bé yêu và tự tin làm mẹ. Con bú mẹ trực tiếp cũng giúp kích thích tuyến sữa, hạn chế mẹ bị tắc tia sữa, cương sữa, ít sữa và duy trì nguồn sữa lâu cho bé.
Nếu mẹ thực sự muốn con bú mẹ trở lại thì không hề khó. Chỉ cần mẹ quyết tâm và thực hiện đúng cách Mẹ Việt đã hướng dẫn sẽ thành công. Hãy Liên hệ Mẹ Việt nếu mẹ cần hỗ trợ.
Kết Luận
Trẻ sơ sinh không chịu bú mẹ quả thực gây cho mẹ rất nhiều stress và áp lực. Khi tập cho con bú mẹ trở lại chắc chắn mẹ sẽ gặp những khó khăn nhất định. Sẽ có bé phản ứng mãnh liệt gào khóc to hay đấu tranh bằng bỏ cữ sữa. Đây chính là những khoảnh khắc mẹ có tâm lý xót con nhất và muốn bỏ cuộc. Mẹ biết không, con có thể từ chối 1-2 cữ sữa đầu nhưng khi đói con sẽ bắt đầu hợp tác tốt hơn. Mẹ chỉ cần kiên trì thực hiện đúng hướng dẫn thì trong vòng 3 ngày – 1 tuần con sẽ bú mẹ trở lại. Và được ôm con trong tay, nhìn con bú mẹ là hình ảnh ngọt ngào rất xứng đáng với những công sức của mẹ. Chúc các mẹ thành công nhé!
Bài kế tiếp:
Lịch Tiêm Chủng Cho Trẻ – Những Điều Cha Mẹ Cần Biết
Hướng Dẫn Kích Thích Thị Giác Cho Trẻ Sơ Sinh Đến 1 Tuổi
Làm Thế Nào Để Trẻ Sơ Sinh Ngủ Sâu Giấc
Thời điểm Vàng Áp Dụng Phương Pháp Glenn Doman Cho Trẻ Sơ Sinh
Giáo Dục Sớm Là Gì? Giáo Dục Sớm Có Phải Là Nhồi Nhét Con?
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023