Con sốt luôn là câu chuyện muôn thuở khiến cha mẹ lo lắng. Bản thân mình cũng đã tư vấn cho rất nhiều cha mẹ về câu chuyện trẻ sốt không rõ nguyên nhân, sốt 39 độ. Bằng kiến thức, kinh nghiệm thực tế đó, mình viết bài này với mong muốn giúp các mẹ trả lời câu hỏi trẻ sốt 39 độ phải làm gì. Hãy cùng tìm hiểu để có thể bình tĩnh xử lý, chăm sóc khi con sốt 39 độ, mẹ nhé.
Trẻ sốt 39 độ là đang sốt cao. Mẹ ưu tiên giảm thân nhiệt cho trẻ bằng cách cho trẻ uống thuốc hạ sốt, kết hợp các phương pháp hạ sốt tại nhà khác mà mình chia sẻ ở phần dưới của bài viết này. Đồng thời mẹ chủ động quan sát thêm các dấu hiệu bên ngoài của trẻ để nhanh chóng xác định nguyên nhân gây sốt. Từ đó có biện pháp chăm sóc hợp lý tiếp theo.
Ba mẹ cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc hỗ trợ Đồng hành cùng ba mẹ của Mẹ Việt. NHẮN TIN NGAY.
Mục Lục Bài Viết
Xác Định Nguyên Nhân Trẻ Bị Sốt Cao 39 Độ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị sốt. Việc trẻ sốt cao 39 độ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Thông thường, tình trạng sốt cao ở trẻ nhỏ thường do 2 nguyên nhân chính là sốt do nhiễm trùng và sốt vì các nguyên nhân khác.
Khi trẻ sốt 39 độ, mẹ hãy quan sát các dấu hiệu trên cơ thể trẻ nhé. Trẻ có bị phát ban, nổi nốt xuất huyết, đau tai, sưng quai hàm, xuất hiện nốt phỏng nước,… hay không. Nếu câu trả lời là có, mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị.
Đối với trường hợp trẻ sốt không rõ nguyên nhân, mẹ cho trẻ uống thuốc hạ sốt và theo dõi thêm tại nhà. Ngoài ra nếu mẹ nghĩ trẻ sốt là do ủ ấm, mọc răng nhưng thực tế những nguyên nhân này thường không làm trẻ sốt tới 39 độ mẹ nhé.
Để hiểu rõ hơn về sốt ở trẻ em, những bệnh liên quan đến sốt, mời các mẹ đọc thêm ở bài viết: Sốt Ở Trẻ Em – Những Điều Mẹ Cần Biết
Cộng đồng Mẹ Việt là nơi trao đổi, thảo luận của các ba mẹ Việt 4.0 về các chủ đề chăm sóc và nuôi dạy con khoa học. TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN MẸ VIỆT.
Trẻ Sốt 39 Độ Phải Làm Gì Để Không Gặp Nguy Hiểm?
Uống Thuốc Hạ Sốt
Khi trẻ sốt 39 độ, trẻ có nguy cơ mất nước nhiều khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu. Mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân. Vì đây là cách hạ sốt nhanh cho trẻ.
Tuy nhiên, mẹ lưu ý với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi thì không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhé.
Hiện nay 2 loại thuốc hạ sốt chính mẹ thường dùng là:
- Acetaminophen (Paracetamol): Liều lượng sử dụng là 10-15 mg/kg thể trọng/lần. Các liều uống cách nhau 4-6 giờ, tối đa 5 lần/ngày.
- Ibuprofen: Ibuprofen (advil,motrin): được cho phép sử dụng với trẻ trên 6 tháng tuổi. Liều lượng sử dụng là 5-10mg/kg thể trọng/lần. Các liều uống cách nhau 6-8 tiếng, tối đa 4 lần/ngày. Tuy nhiên, thuốc này có tác dụng phụ, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Không sử dụng Aspirin cho bé vì có thể gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng như hội chứng Reye (gây sưng phù ở gan và não).
Việc trẻ uống thuốc hạ sốt sau bao lâu có tác dụng còn tùy thuộc vào loại thuốc trẻ uống. Và cha mẹ cũng bình tĩnh xử lý nếu trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ nhé.
Sau khi uống thuốc hạ sốt và được bác sĩ thăm khám, trẻ có thể được chăm sóc tại nhà nếu nguyên nhân không nguy hiểm. Mẹ có thể tham khảo các biện pháp rất hữu ích dưới đây để chăm sóc trẻ tại nhà an toàn mà hiệu quả nhé.
Bù Nước Cho Trẻ
- Bù nước là rất cần thiết và là một cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Mẹ cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, nước dừa, sữa tươi, sữa bột,… Trẻ sơ sinh cần tăng cường bú sữa mẹ. Trẻ lớn hơn có thể cho ăn bột, dùng soup.
- Ngoài ra, mẹ có thể dùng dung dịch điện giải như oresol, hydrite. Tác dụng chính là bù nước, thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng giúp trẻ mau giảm sốt.
Làm Mát Từ Bên Ngoài
Làm mát từ bên ngoài cơ thể có tác dụng hạ nhiệt bên ngoài, giúp trẻ thoải mái hơn. Một số biện pháp làm mát từ bên ngoài mẹ có thể tham khảo:
Chườm Mát Cho Trẻ
– Mẹ sử dụng khăn nhúng nước ấm để chườm lên trán trẻ. Hoặc lau toàn thân cho trẻ, ở trán, 2 hốc nách, bẹn, thay khăn 5-6 phút/lần.
– Mẹ lưu ý không chườm cho trẻ bằng nước lạnh. Vì khi chườm lạnh sẽ làm các mạch máu, lỗ chân lông co lại. Điều này sẽ làm nhiệt trong cơ thể trẻ không thoát ra ngoài được, khiến trẻ sốt cao hơn. Ngoài ra, chườm lạnh cũng có thể gây bỏng lạnh, suy hô hấp ở trẻ.
Tắm Cho Trẻ
– Các mẹ có thể tắm cho trẻ như một biện pháp giúp trẻ hạ sốt. Mẹ cho bé ngâm mình trong bồn nước ấm 34-35 độ C, từ 10-20 phút. Và lưu ý là luôn giữ cho phần đầu, cổ trẻ được khô ráo. Như vậy sẽ giúp trẻ thoát bớt nhiệt qua da và cảm thấy dễ chịu hơn đó mẹ.
– Sau khi tắm xong mẹ lau khô người, mặc áo mỏng và không đắp chăn quá ấm cho trẻ nhé. Ủ ấm khiến trẻ sốt cao hơn vì nhiệt độ trong người trẻ không tỏa ra được mẹ ạ.
Sử Dụng Các Thảo Dược Tự Nhiên
Ngoài việc sử dụng thuốc mẹ hoàn toàn có thể tham khảo và sử dụng các loại thảo dược tự nhiên dưới đây như một cách hạ sốt nhanh cho trẻ. Phương pháp này vừa an toàn, lành tính mà cách sử dụng cũng rất đơn giản:
– Lá nhọ nồi: Lấy một lượng lá nhọ nồi vừa đủ, rửa sạch, giã nát. Sau đó, mẹ lấy phần nước cốt cho trẻ uống. Phần bã còn lại thì đắp lên trán trẻ.
– Hành tây: Thái nhuyễn ¼ củ hành tây, rồi dùng khăn bọc lại. Sau đó, mẹ đắp khăn vào cổ tay trái trẻ để nước hành tây thấm xuống các huyệt. Điều này có tác dụng tích cực làm hạ sốt cho trẻ.
– Rau diếp cá, rau má: Rửa sạch rau diếp cá hoặc rau má, giã nát, lọc lấy phần cốt. Sau đó lấy phần cốt này cho trẻ uống. Nước diếp cá có vị tanh hơi chua, vì vậy, mẹ có thể cho thêm đường để trẻ dễ uống. Phần bã mẹ đắp lên trán hoặc kẹp nách trẻ để giúp hạ sốt.
– Chanh tươi: Mẹ hãy cắt chanh thành những lát mỏng, đắp lên trán, lên khuỷu tay, dọc theo sống lưng của trẻ. Lưu ý không nên đắp chanh lên vùng da bị xước, hay chà xát miếng chanh trên da trẻ.
Dấu Hiệu Trẻ Sốt Cần Đưa Đi Bệnh Viện
Khi chăm sóc cho trẻ tại nhà, mẹ lưu ý những dấu hiệu dưới đây để đưa con đi khám kịp thời nhé:
- Trẻ dưới ba tháng tuổi bị sốt từ 38 độ, kể cả trẻ vẫn tươi tỉnh.
- Sốt kéo dài hơn 72 giờ (hoặc hơn 24 giờ nếu trẻ dưới hai tuổi).
- Xuất hiện các triệu chứng bất thường như cổ cứng, đau họng, đau tai, phát ban, hoặc đau đầu dữ dội.
- Sốt co giật
- Trẻ trông có vẻ ốm yếu, khó chịu và bất động. Trẻ không chơi, li bì, thở nhanh bất thường, tiêu chảy, phân có nhầy máu.
- Trong trường hợp trẻ sốt cao bị co giật, mẹ cần hết sức bình tĩnh. Đa số trường hợp sốt ở trẻ em có co giật sẽ tự chấm dứt sau 1-2 phút. Nếu sau 5 phút trẻ vẫn co giật, mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đường thở của trẻ thông thoáng. Mẹ không nên nhét bất cứ vật gì vào miệng trẻ và đừng cố giữ trẻ để ngăn co giật. Sau đó, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Lời Kết
Qua bài viết, hy vọng các mẹ đã hiểu và trả lời được câu hỏi khi trẻ sốt 39 độ phải làm gì. Không quá khó phải không mẹ? Vì sốt ở trẻ em là một hiện tượng bình thường giúp con kháng cự các tác nhân gây bệnh. Mẹ không nên quá lo lắng và bình tĩnh xử lý mỗi khi cơn sốt đến.
Mẹ hãy nhớ, luôn có Mẹ Việt ở bên – sẵn sàng lắng nghe tâm tư của các mẹ trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con. Hãy cùng tham gia cộng đồng Mẹ Việt để được giao lưu, trao đổi với các bà mẹ tuyệt vời mẹ nhé!
Tư vấn các chủ đề chăm sóc trẻ khác, CLICK VÀO ĐÂY.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023