Wiki Mẹ Việt – Giải đáp mọi câu hỏi về dạy con tại nhà!
Ba mẹ có bất kỳ câu hỏi nào về chủ đề dạy con, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, theo dõi sự phát triển, can thiệp vấn đề chậm nói... Chỉ cần đặt câu hỏi. Đội ngũ chuyên gia của Mẹ Việt sẽ trả lời cho ba mẹ nhanh nhất.
Có hàng trăm câu hỏi đã được các chuyên gia Mẹ Việt trả lời hàng tuần! Mời ba mẹ xem chi tiết ở dưới. Ba mẹ có thể click vào từng tab chủ đề để xem kiến thức phù hợp. Ví dụ click vào tab Chậm nói để xem các câu hỏi và trả lời về các vấn đề chậm nói, Tab glenn doman để đọc các câu hỏi và trả lời về chủ đề glenn doman…
Các Chủ Đề Hỏi Đáp của Ba Mẹ (Nếu cần hỗ trợ gấp – Ba mẹ liên hệ Zalo/hotline 035 227 5339 )
- Giáo Dục Sớm 0-10t
- Massage sơ sinh, chạm ngôn ngữ
- Phát Triển Ngôn Ngữ (0-6t)
- Phương pháp glenn doman
- Shop Mẹ Việt
- Tiếng Anh Tại Nhà
- Trẻ Chậm Nói
Chào ba mẹ! Ba mẹ xem tại hai link tổng hợp dưới đây
- Series tất cả các bài chia sẻ của Mẹ Việt https://hotro.meviet.vn/giao-duc-som-day-con/day-con-hoc-tieng-anh/
- Group thảo luận về Tiếng Anh tại nhà cho con: https://www.facebook.com/groups/daycontainhamv
Được mẹ nhé. Mẹ nên rèn thói quen học tập sớm cho con bằng cách mỗi tối chọn 1h cố định để ngồi học cùng con. Việc học ở độ tuổi của con không phải là việc học cứng nhắc, yêu cầu con viết cái này, vẽ cái kia, làm cái nọ. Mà việc học con chỉ đơn giản cùng mẹ tham gia các hoạt động vui chơi có nội dung giáo dục rõ ràng. Khi con ngồi vào bàn tham gia cùng mẹ sẽ tập dần cho con thói quen học tập sớm, đến giờ vào bàn học, học mà chơi một cách vui vẽ thoải mái và nhận được rất nhiều kiến thức ba mẹ nhé.
Để giúp trẻ phát triển tư duy, ba mẹ cần có những bài hướng dẫ cụ thể trong từng hoạt động. Bên cạnh đó, trong sinh hoạt hằng ngày ba mẹ cần có những câu hỏi kích thích con tư duy. Nếu con đặt nhiều câu hỏi, ba mẹ không nên vội trả lời con ngay mà hãy hỏi lại con để con suy nghĩ. Khi trẻ gặp tình huống gì đó khó khăn ba mẹ nên động viên, hỗ trợ con giải quyết vấn đề.
Để kích thích trẻ nói tốt, ba mẹ phải cung cấp cho con vốn từ phong phú. Sau khi con đã có lượng kiến từ đa dạng ba mẹ sẽ lồng vào các hoạt động, tổ chức cho con các trò chơi kích thích con nói như: Chơi các trò chơi ai nói đúng, trò chơi nối từ, cùng sáng tác các câu đơn giản, tạo những câu ngộ nghĩnh, kể câu chuyện theo tranh…
Nội dung phát triển nhận thức cho trẻ từ 0-2 tuổi giúp con kích hoạt và phát triển các giác quan. Cung cấp kiến thức, thông tin cho con thông qua phương pháp Glenn Doman. Giúp con nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh, kích thích nhu cầu học hỏi, khám phá thế giới xung quanh.
Để giúp con phát triên vận động ba mẹ tập thường xuyên massage cho con, mỗi ngày 2 lần. Kết hợp tập cho con những bài tập vận động chuyên sâu theo từng lộ trình cụ thể.
Muốn con biết nói sớm mẹ phải cho con nghe đủ nhiều, nghe đúng cách, hướng dẫn con nói hiệu quả. Nghe thông qua việc đọc sách, nghe thông qua trò chuyện, nghe thông qua việc học thẻ theo phương pháp Glenn Doman. Ba mẹ tìm hiểu về việc học thẻ theo phương pháp Glenn Doman tại đây nhé: https://www.facebook.com/groups/daycontainhamv/permalink/824713971500898/
Tham gia khóa học chuyên sâu giúp con phát triển ngôn ngữ (Link khóa học ngôn ngữ).
Nội dung giáo dục sớm cho trẻ từ 0-2 tuổi bao gồm các lĩnh vực: Giúp con phát triển ngôn ngữ, phát triển vận động, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm, thẩm mỹ.
Hai tuần đầu, mẹ tiến hành cho con kích thích thị giác, đọc sách cho con nghe, trò chuyện, tương tác cùng con mỗi ngày nhé.
Hướng dẫn ba mẹ kích thích thị giác cho con hiệu quả https://vt.tiktok.com/ZSeejtoFB/
Có rất nhiều phương pháp giáo dục sớm hiện nay. Nhưng để có thể áp dụng cho con sớm nhất, và mang lại kết quả cao nhất ba mẹ nên áp dụng PP Glenn Doman. Đây là group Mẹ Việt đồng hành cùng ba mẹ dạy con tại nhà https://www.facebook.com/groups/daycontainhamv/
Trẻ sinh ra bộ não chỉ bằng 25% trọng lượng bộ não của người trưởng thành. Nhưng đến năm 3 tuổi, não của con đã cơ bản hoàn thiện đến 90% so với não người lớn. Vì vậy, giai đoạn từ 0-2 tuổi là giai đoạn bộ não trẻ phát triển vượt trội, con có thể tiếp thu lượng thông tin vô cùng lớn một cách dễ dàng. Ba mẹ nên áp dụng cho con càng sớm càng tốt nhé.
Trẻ từ 0 tuổi đã có thể áp dụng GDS cho con rồi mẹ nhé.
Bạn có thể thanh toán tiền mặt khi nhận hàng hoặc thanh toán chuyển khoản.
Mẹ Việt liên tục có những chương trình khuyến mãi hàng tháng, hoặc có thể vào những dịp đặc biệt nhằm tri ân khách hàng. Ba mẹ theo dõi webstore shophotro.meviet.vn. Hay group FB Shop Mẹ Việt để đón nhận những thông tin khuyến mãi mới nhất nhé.
Tất cả sản phẩm Mẹ Việt lựa chọn đều là những sản phẩm chính hãng, có chất lượng cao nhằm đem đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Thêm vào đó, là sự đồng hành cùng, hỗ trợ, tư vấn, tìm kiếm các giải pháp tốt nhất và tiết kiệm nhất cho ba mẹ trong hành trình nuôi dạy con và chăm sóc sức khỏe gia đình.
Vô cùng xin lỗi quý khách vì sự cố này, xin quý khách vui lòng liên hệ với nhân viên chăm sóc khách hàng của chúng tôi qua sdt: 035 2275339 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Ba mẹ có thể đặt hàng qua cửa hàng shophotro.meviet.vn. Hoặc liên hệ với Mẹ Việt qua sdt/ zalo: 035 227 5339, hoặc qua fanpage Mẹ Việt blog
để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
Tất cả các đơn hàng có giá trị trên 300k, Mẹ Việt sẽ freeship cho khách hàng.
Ba mẹ tham khảo danh mục sản phẩm và giá tại shophotro.meviet.vn. Hoặc liên hệ sdt/ zalo: 035 227 5339 để được tư vấn, hỗ trợ.
Tất cả sản phẩm Mẹ Việt lựa chọn đều được kiểm định về chất lượng, có giấy tờ hóa đơn đầy đủ, an toàn cho mẹ và bé. Đặc, biệt, các sản phẩm dinh dưỡng cho mẹ và bé, đều là các thương hiệu hàng đầu được các bệnh viện lớn tin dùng.
Hiện tại, Mẹ Việt đang cung cấp 2 dòng sản phẩm:
– Sản phẩm vật lý: bao gồm sách và đồ chơi giáo dục sớm cho bé. Ngoài ra, còn có các sản phẩm dinh dưỡng hỗ trợ mẹ và bé được các chuyên gia, và các bệnh viện lớn tin dùng.
– Sản phẩm phần mềm: là những khóa học chất lượng của Mẹ Việt thuộc các chủ đề Nuôi Con, Dạy Con, Chăm Sóc Sức Khỏe Gia Đình giúp trang bị đầy đủ kiến thức cho ba mẹ.
Khi mới tập nói con nói ngọng là bình thường mẹ nhé. Sau một thời gian nói nhiều con sẽ phát âm chuẩn. Ba mẹ cần phát âm chuẩn để làm gương cho con, không nên nhại cách phát âm của con (dù cách phát âm ấy khá dễ thương).
Muốn con nói nhiều hơn, mẹ cho con nghe loa tắm ngôn ngữ, đọc sách ehon, sách lật mở để tăng từ vựng. Các trò chơi thì chủ yếu là ba mẹ tương tác, nói chuyện với con trong quá trình chơi. Khuyến khích các trò chơi đóng vai mẹ nha ^.^
Mẹ không nên cấm con, vì biểu hiện ngồi lẩm bẩm 1 mình là con đang tự học ngôn ngữ. Con nghe mọi người nói chuyện hàng ngày và đang bắt chước nói theo. Mẹ cứ cho con thoải mái tự học con sẽ nhanh nói nhé.
Bé đang tập phát âm chuẩn bị nói. Mẹ dạy cho con nhiều từ đơn để con nói nhé!
Nói các từ linh tinh vô nghĩa là dấu hiệu con đang muốn bật âm tập nói. Điều đó là hoàn toàn bình thường ở giai đoạn này. Mẹ nghe xem con đang phát ra những âm nào. Tìm các âm có cách phát âm tương tự, và đọc to lên để con bắt chước theo, chuyển từ các âm vô nghĩa thành âm có nghĩa. Vd: ma ma ma ma ma >>>> má. chi chi chi >>> chị/chim,…
Giai đoạn này con đang tập phát âm nên có thể phát ra các âm thanh mama, baba một cách vô thức, chưa có chủ đích sử dụng các từ này để gọi. Vì thế, biểu hiện của bé là hoàn toàn bình thường mẹ nhé!
Ba mẹ phát triển ngôn ngữ cho con từ sớm để kích thích con nói sớm bằng cách:
– Thường xuyên trò chuyện với con.
– Đọc sách cho con nghe hàng ngày.
– Cho con nghe loa tắm ngôn ngữ hàng ngày.
– Dành nhiều thời gian chơi cùng con.
– Giới thiệu cho con nhiều từ vựng mới ngay từ nhỏ.
Phát triển ngôn ngữ sớm cho bé 0-1 tuổi là bao gồm phát triển cho trẻ khả năng nghe (giao tiếp với con thật nhiều để tạo ra môi trường ngôn ngữ kích thích giao tiếp) và ngôn ngữ nói như hóng chuyện, ê a, phát ra các âm baba mama đơn giản.
Ngay từ tháng đầu đời bé đã bắt đầu hóng chuyện nhưng dấu hiệu chưa rõ ràng. Bé từ 1-2 tháng tuổi trở lên biển hiện rõ ràng hơn, có thể phát ra các âm a, ê, u,… khi nghe người lớn nói chuyện. Ba mẹ nên tích cực nói chuyện với con để con phát triển ngôn ngữ sớm.
Được mẹ nhé, mẹ dạy con bộ thẻ flashcard kết hợp dạy nói và cung cấp tri thức cho con phát triển thông minh rất hiệu quả. Có nhiều bộ thẻ, mẹ liên hệ fanpage Mẹ Việt để được tư vấn bộ thẻ phù hợp với bé nhé https://www.facebook.com/mevietblog
Mẹ cho con chơi 1-2 cuốn sách vải cho con làm quen rồi chuyển sang đọc sách ehon nhé. Sách vải mẹ liên hệ Mẹ Việt để được tư vấn sách vải phù hợp với độ tuổi và khả năng nói của con hiện tại https://www.facebook.com/mevietblog
Mẹ cho con nghe theo sở thích, chọn trong 3 nội dung bài hát thiếu nhi, thơ mầm non hoặc đồng dao. Không nên nghe truyện cổ tích khi mới bắt đầu. Mẹ cho bé nghe truyện khi con đã phát triển ngôn ngữ ở mức khá.
Loa có sẵn file nghe hết rồi, có danh sách bài đính kèm. Mẹ chỉ cần bật lên cho con nghe thôi
Mẹ cho bé nghe sáng – chiều – tối, mỗi buổi ít nhất 1-1,5h. Có thể cho nghe thêm 30 phút trước khi con ngủ dậy hoặc 30 phút sau khi con đã ngủ vào buổi tối.
Trong loa tắm ngôn ngữ cho bé chậm nói có hơn 1.300 file nghe cả tiếng Anh, tiếng Việt. Mẹ dạy con chậm nói cho con nghe tiếng Việt trước gồm bài hát thiếu nhi, thơ mầm non, đồng dao, truyện cổ tích. Tất cả đều được sắp xếp theo từng folder phù hợp với từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ, tình trạng cải thiện chậm nói của con. Có hướng dẫn sử dụng chi tiết cho mẹ.
Mẹ hướng dẫn cho ông bà ở nhà mở loa cho con nghe. Vừa giúp tắm ngôn ngữ cho con hiệu quả vừa giúp con cai tivi, điện thoại.
Mẹ đổi nội dung nghe theo sở thích của con: bài hát thiếu nhi hoặc là thơ hoặc là đồng dao, truyện cổ tích. Mẹ có thể tạm thời tắt đi, buổi sau bật lại. Hoặc mẹ có thể vặn nhỏ volum để con làm quen dần.
Mẹ không nên cho con nghe bằng điện thoại vì con nghe thời gian dài có thể bị ảnh hưởng bởi sóng điện thoại. Điện thoại cũng không thể nghe liên tục trong thời gian dài (cần sạc pin)
Cho bé nghe các nội dung ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi của bé gồm: bài hát thiếu nhi, thơ mầm non, đồng dao, truyện cổ tích.
Phổ biến nhất là mẹ tắm ngôn ngữ cho con với loa craven, có thể nghe thời gian dài, dễ điều khiển và nghe ở bất cứ đâu.
Mẹ tham khảo phương pháp tắm ngôn ngữ thụ động tại đây https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/posts/384521146373828/
Trước tiên mẹ cần làm mẫu cách trả lời bằng cách đưa ra câu hỏi và cả câu trả lời để con lựa chọn. Vd: con thích ăn quả gì? Táo hay nho? Con thích uống nước gì? Nước lọc hay nước dừa? Hỏi chuyện con thật nhiều, càng nhiều câu hỏi con sẽ học được cách chủ động đưa ra câu trả lời
Mẹ hay nói chuyện với bé nhưng con vẫn chậm nói thì xem lại mẹ có đang tương tác 1 chiều hay không? Mẹ nói nhiều mà con chỉ nghe thì cũng không kích thích được con nói. Mẹ điều chỉnh hỏi chuyện con nhiều hơn nhé. Mẹ hỏi thì con mới có cơ hội trả lời và nhanh nói.
Mẹ đọc cho con bộ sách Kỹ năng sống và bộ sách Tự lập cùng bạn Mèo Maru để dạy bé nói các nhu cầu cơ bản của mình nhé. Liên hệ fanpage https://www.facebook.com/mevietblog để được tư vấn chi tiết.
Mẹ tạo điều kiện cho con nói thật nhiều bằng cách tăng cường tương tác, hỏi chuyện con hàng ngày. Hỏi con từ những câu đơn giản nhất mà con luôn có thể trả lời chính xác Trẻ trả lời nhiều sẽ quen giao tiếp và chủ động nói chuyện.
Mẹ dạy bé bằng cách đặt nhiều câu hỏi để trẻ trả lời. Bé sẽ học mẹ cách đặt câu hỏi và chủ động giao tiếp khi trẻ có thắc mắc.
Mẹ cần tăng cường hỏi chuyện con thật nhiều để kích thích con giao tiếp. Thời gian đầu con chưa quen sẽ không đáp lại. Mẹ vẫn hỏi chuyện đều đặn hàng ngày cho đến khi con hình thành thói quen giao tiếp và trả lời mẹ nhé.
Không chỉ dạy con qua sách vở, đồ chơi, ba mẹ dạy con gọi tên các màu sắc, hình khối và con vật trong đời sống. Vd: Bàn chải của con màu hồng nè, con vịt vàng, cái bàn tròn,…
Bé hiện có xem nhiều tivi, điện thoại không vậy mẹ? Nếu có thì mẹ cắt hẳn tivi, điện thoại. Không vội vàng đáp ứng khi con có nhu cầu vì như thế là triệt tiêu động lực học nói của cpm. Cách xử lý mẹ xem chi tiết trong group Mẹ Việt https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/posts/397146401777969/
Mẹ cho con nghe loa tắm ngôn ngữ + đọc sách ehon hàng ngày để con nhanh chóng tích lũy lượng lớn từ vựng và học nói cả câu nhé.
Tổng hợp hướng dẫn dạy trẻ chậm nói bắt đầu với những hoạt động gì mẹ xem bài viết này nhé https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/posts/340094834149793
Mẹ dạy con đọc 2 bài đồng dao Bà ba đi bán lợn con và bài Con cò có cái cẳng cong cong. Con đọc đồng dao với các từ tương tự nhau như thế sẽ học được cách phát âm chuẩn và tự sửa sai, không nói lẫn lộn nữa nhé
Con không quay đầu cũng có thể là dấu hiệu của trẻ tự kỷ, cũng có thể là do cách tương tác của mẹ chưa đúng. Mẹ tham khảo cách xử lý trong group Mẹ Việt https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/posts/399509528208323/
Dạy con gọi ba mẹ: chỉ vào ba/mẹ và nói đây là ba/mẹ, đây là ba/mẹ của con. Thường xuyên gọi ba/mẹ trước mặt con, vd: Con ơi mẹ về rồi, ba đang đi làm, ba về nhà rồi, ba đang ăn cơm, mẹ đang lau nhà. Như thế bé sẽ nhanh nhận biết và gọi ba, mẹ.
Con đang tập phát âm, em nghe xem các âm của trẻ giống như cách phát âm từ gì em đọc to từ ấy lên để con bắt chước theo. Đọc và thực hành thêm theo hướng dẫn ở đây nhé https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/posts/399509528208323/
Bé mới tập nói nói ngọng là bình thường, con sẽ dần điều chỉnh phát âm chuẩn khi con luyện tập nói nhiều. Gia đình giúp bé bằng cách, không nhại theo con, luôn phát âm chuẩn để con nghe và tự sửa ngọng.
Mẹ theo dõi và làm theo các bài hướng dẫn dạy trẻ giao tiếp bằng mắt trong group https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/posts/399509528208323/ nhé
Đánh giá sơ bộ về tình trạng của trẻ trước khi đi khám, mẹ có thể vào trang a365.vn và làm bài test M-Chart để biết nguy cơ con có tự kỷ hay không. Nếu kết quả có nguy cơ, mẹ hãy sắp xếp thời gian đưa con đến khám tại bệnh viện để có kết quả chính xác.
Bé 13m là đang bắt đầu bước vào giai đoạn tập nói nên chưa thể gọi là chậm nói. Để con không chậm nói, mẹ kích thích ngôn ngữ sớm cho con bằng cách cho con nghe loa + đọc sách ehon + nói chuyện và dành nhiều thời gian chơi với con.
Tạm thời mẹ nên ngừng cho bé xem các chương trình tiếng Anh. Thay vào đó, cho trẻ nghe nhiều các chương trình tiếng Việt để kích thích tiếng Việt cho con. Mẹ cho con nghe loa tắm + đọc sách ehon hàng ngày để con nhanh bật âm tập nói nhé.
Bé chậm nói đơn thuần đi học can thiệp cũng có thể cần thời gian để làm quen với phương pháp rồi mới nói. Mẹ theo dõi thêm nếu con vẫn không tiến bộ sau 1 tháng nữa thì nên đổi trung tâm. Mẹ kết hợp can thiệp thêm cho con tại nhà để nhanh hiệu quả.
Muốn biết trẻ có bị tự kỷ hay không mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để có kết luận chính xác. Mẹ chưa có điều kiện đi khám có thể vào trang a365.vn làm bài test M-Chart xem con có nguy cơ tự kỷ không. Nếu cần hỗ trợ sau khi làm test thì mẹ nhắn tin vào group https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi/.
Trẻ 37m phát triển ngôn ngữ bình thường đã có thể nói được câu dài, diễn đạt tốt. Bé nhà mẹ chỉ nói vài từ đơn là chậm nói nhiều. Mẹ nên tích cực can thiệp tại nhà cho con.
Gọi không quay đầu, đi nhón gót có thể là dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Tuy nhiên, trẻ chậm nói đơn thuần cũng có thể có các biểu hiện này nếu như ba mẹ không tương tác với trẻ đúng cách. Trước mắt mẹ cần cai tivi, điện thoại để con chịu giao tiếp hơn nhé!
Để kiểm tra con có bị dính thắng lưỡi hay không mẹ quan sát các dấu hiệu sau:
Đầu lưỡi không thè ra ngoài môi được, đầu lưỡi có vẻ phẳng hoặc vuông, không thể đụng nóc vòm họng. Khi trẻ khóc đầu lưỡi có hình trái tim, lưỡi trẻ hình trái tim do cử động ra phía trước và ra sau của lưỡi bị giới hạn. Bé phát âm khó khăn.
Bé 19m đang bước vào giai đoạn học nói chỉ nói vài từ đơn là hơi chậm nói. Mẹ dạy bé không bắt chước theo có nhiều lý do. Tuy nhiên, các biểu hiện như mẹ mô tả thì chưa đủ thông tin để sàng lọc xem con có nguy cơ bị tự kỷ không. Mẹ lo lắng thì nhắn tin biểu hiện cụ thể của bé vào group Mẹ Việt https://www.facebook.com/groups/dayconchamnoi để được hỗ trợ nhé.
Được mẹ nhé. Mẹ có thể mua bộ cơ bản trước để dạy con, nhưng khi đã bắt tay vào dạy con mẹ dạy thật sự, không phải thử. Mẹ tin vào phương pháp sẽ giúp con học tốt, kiên trì mỗi ngày để đồng hành cùng con mẹ nhé. Tuy nhiên, đã có rất nhiều mẹ khi mua bộ cơ bản rồi, con học tốt lại phải mua thêm bộ nâng cao. Trong bộ nâng cao lại trùng 459 thẻ của bộ cơ bản. Vừa tốn phí, vừa mất công mẹ, vừa gián đoạn thời gian học tập của con. Vì vậy, mẹ nên dự tính trước và cân nhắc kỹ xem nên đầu tư bộ thẻ nào cho con nhé.
Nếu mẹ đã quyết định đầu tư cho con mẹ nên đầu tư bộ nâng cao ngay từ đầu nhé.
Bên Mẹ Việt hiện tại có 2 loại, bộ cơ bản, 459 thẻ gồm 100 thẻ từ đơn – 59 thẻ toán – 300 thẻ TGXQ, giá 1tr200đ ưu đãi giảm đến 44% khi mua trọn bộ còn 672k. Bộ nâng cao với chương trình chuyên sâu hơn. Trọn bộ gồm 709 thẻ: 200 thẻ từ đơn – 100 thẻ từ ghép – 109 thẻ toán – 300 thẻ TGXQ. Giá 1.780k giảm 11% còn 1.580k
Hiện tại có rất nhiều bộ thẻ giá rất rẻ trên thị trường. Nhưng đã có rất nhiều mẹ mua về lại bỏ đi, con không dùng được. Hoặc dùng mà con nhận biết thông tin không chính xác, con không thích học thẻ, mẹ vừa mất tiền vùa tốn thời gian dạy, con không học được gì mẹ nhé. Nếu đã quyết định đầu tư bộ thẻ cho con nên đầu tư bộ thẻ chuẩn, chất lượng ngay từ đầu để mang lại kết quả tốt nhất nhé.
Được mẹ nhé. Mẹ có thể làm thẻ cho con học. Tuy nhiên, mua giấy khá đắt, và việc làm thẻ thủ công sẽ tốn rất nhiều thời gian. Mẹ nên dành thời gian làm thẻ để dạy con và chơi cùng con sẽ hiệu quả hơn mẹ nhé.
Bộ thẻ chuẩn phải được thiết kế bằng giấy Ivory cao cấp, một mặt màu trắng đục nhẵn, một mặt trắng sáng. Các thẻ làm từ các chất liệu khác như nhựa, ép plastic đều không phải thẻ chuẩn.
Kích thước thẻ từ là 24x16cm, thẻ toán là 21x21cm, thẻ TGXQ khổ A5 15 x 21cm. Thông tin trên thẻ phải nhất quán, không có 2 loại hình thông tin (ảnh và chữ) cùng trên một mặt thẻ.
Bộ cơ bản nặng 5kg, bộ nâng cao nặng 10kg.
Có 3 bộ thẻ quan trọng mà mẹ cần chuẩn bị đầy đủ trước khi bắt tay vào dạy PP Glen Doman cho con, đó là:
- Đầu tiên, là bộ thẻ đọc là những thẻ từ đơn trong bộ cơ bản, và từ ghép trong bộ nâng cao.
- Thứ hai, là bộ thẻ toán bao gồm những thẻ chấm dot màu đỏ, từ 0-50 dot, bộ nâng cao từ 0-100 dot giúp con bước đầu làm quen với toán và hiểu đúng bản chất của toán học.
- Thứ ba, bộ thẻ thế giới xung quanh bao gồm các chủ đề về thế giới động vật, thực vật, phương tiện giao thông, địa danh ở VN và trên thế giới, cờ các nước, hình học.., giúp con có những kiến thức về thế giới xung quanh. Các bộ thẻ phải đúng tiêu chuẩn mới giúp con học hiệu quả nhất ba mẹ nhé.
Ba mẹ có thể mua bộ thẻ chuẩn trên shophotro.meviet.vn. Hoặc ba mẹ nhắn tin vào zalo 035 227 5339, sẽ được các chuyên gia Mẹ Việt hướng dẫn chi tiết cho ba mẹ lựa chọn được bộ thẻ chuẩn. Đặc biệt, khi ba mẹ mua combo bộ thẻ gồm thẻ từ, toán và thế giới xung quanh sẽ được tặng khóa học thực hành trị giá 600k nhé.
Con không chọn đúng không có nghĩa là con không biết, có thể do con chưa thích, hay ba mẹ chưa kích thích hoạt động chọn thẻ của con. Mẹ nên tạm dừng việc kiểm tra con và tiếp tục dạy con nhé. Một thời gian nữa, mẹ có thể kiểm tra con nhưng thông qua hình thức trò chơi, thi đua với mẹ con sẽ tích cực chọn thẻ hơn nhé.
Mẹ hãy thỏa thuận với con giờ học, kể cho con nghe câu chuyện thú vị mẹ sáng tạo ra. Ví dụ: Bin ơi, hôm nay mẹ nghe nói có bạn Khủng Long, bạn Gấu, bạn Voi… (Bạn nào con thích), nhưng bạn đó nói rằng sẽ đứng ngoài cửa xem con học, nếu con học ngoan bạn sẽ vào chơi với con. Bây giờ con ngồi ngoan học cùng mẹ nhé. Học giỏi để chúng ta được gặp bạn ấy nhé. Mẹ tráo thẻ, chú ý khi tráo xong mẹ phải có một trò chơi thú vị với người bạn ấy nhé. Lần sau, khi nhắc đến bạn ấy các con sẽ chăm chỉ học ngay.
Tuổi con hỏi là để học, không phải đứa trẻ nào cũng biết hỏi, nên mẹ cứ thoải mái khi con hỏi. Cách trả lời thông minh nhất trước câu hỏi của con là hỏi lại con: “Theo con thì chim ăn gì? Theo con cá sống ở đâu? Theo con cá có thở không?…Để kích thích trẻ tư duy, kích thích con nói. Dựa vào sự hiểu biết của con, mẹ sẽ cũng cố kiến thức lại lần nữa. Sau đó, mẹ thỏa thuận với con rằng, mẹ còn có nhiều điều bất ngờ trong bộ thẻ, con cùng mẹ xem đó là điều bất ngờ gì nha. Và tiếp tục tráo thẻ mẹ nhé, thao tác nhanh gọn.
Trẻ con rất thích mô phỏng lại hoạt động của người lớn, đây là đặc điểm tâm lý của trẻ. Mẹ cần tôn trọng con, và cứ để cho con được trải nghiệm cách dạy thẻ. Khi con tráo được, mẹ cũng hãy cứ khen ngợi con, tuyên dương con, có thể gọi con là cô giáo để con cảm thấy hào hứng. Mẹ thỏa thuận với con rằng, bây giờ chúng ta sẽ thi đua, mẹ 1 lượt con 1 lượt xem ai tráo thẻ giỏi nhé. Khi mẹ tráo con được học, khi con tráo mẹ có cơ hội kiểm tra con. Đây là hoạt động rất hay ba mẹ hãy tận dụng để chơi cùng con nhé. Nếu trường hợp con đọc sai, mẹ hãy đọc lại cho con nghe và con lặp lại nhé.
Đối với độ tuổi của con đã thích khám phá mọi thứ xung quanh, nên để giúp con tập trung vào buổi học mẹ cần có những trò chơi thu hút con, khi tráo cố gắng tráo thẻ thật nhanh, chia nhỏ các buổi học để con học tốt nhất. Chú ý thao tác của mẹ phải thật nhanh và gọn gàng, tránh để thẻ trước mặt con và giới thiệu quá dài dòng sẽ làm giảm độ tập trung của con nhé.
Trước khi dạy, mẹ nên tổ chức các trò chơi thu hút con, cho con tráo thẻ từ xen kẻ vào thẻ thế giới xung quanh. Nói với con rằng con thích thẻ thế giới xung quanh đúng không? Con chơi thẻ từ với mẹ rồi mẹ cho con xem thẻ thế giới xung quanh nhé. Thỏa thuận với con nếu trẻ lớn. Mẹ xen kẽ bộ thẻ từ, toán và thế giới xung quanh con sẽ tập trung tốt nhé. Chú ý thao tác phải nhanh gọn.
Nếu con không tập trung, mẹ cần tạo trò chơi thu hút con trước khi dạy con học thẻ. Mẹ xem kỹ video hướng dẫn này sẽ hình dung được cách dạy con nhé. (Link video thu hút con).
Để tráo thẻ nhanh em cần chú ý 4 điểm sau: Một là tập trước gương mỗi ngày. Hai biết cách cầm thẻ đúng. Ba dán miếng dính sau thẻ để tạo điểm gờ. Năm cắt ngón cái của bao tay cao su đeo vào để tạo độ rít khi tráo. Điều quan trong ba mẹ phải luyện tập mỗi ngày để thành kỹ năng.
Việc kiểm tra con mẹ không cần phải vội, tùy vào việc học của hai mẹ con có đều dặn hay không, nếu bỏ ra tầm 100 thẻ mẹ có thể kiểm tra con được. Tuy nhiên mẹ nên kiểm tra con dưới hình thức các trò chơi để thu hút con hơn.
Được em nhé. Buổi tối nên cần phải dạy đều đặn để duy trì và tập thói quen học tập cho con luôn. Nếu ban ngày mẹ không có thời gian dạy, mẹ sắp xếp dạy buổi tối từ 1-3 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút là được nhé.
Điều này là dựa vào thời gian của mỗi mẹ, phụ thuộc vào thời gian của gia đình. Mẹ chỉ cần lưu ý rằng, chọn thời điểm dạy con khi cả mẹ và con đều vui vẻ, thoải mái, mẹ có thể dạy từ 1-3 lần, nhưng những lần đó phải chất lượng. Không cố để dạy đại cho đủ 3 lần mà mẹ lại mệt, cọc cằn, con đói hoặc buồn ngủ cố ép con học thì không được em nhé.
Nếu con ốm mẹ dừng vài hôm nhé, đợi đến khi con khỏe lại rồi hãy tục. Mẹ nên nhớ nguyên tắc vàng khi dạy con học thẻ, đó là hãy dạy khi con và mẹ cảm thấy thoải mái. Hãy chăm sóc con thật tốt và đợi con khỏe, vui vẻ trở lại rồi tiếp tục nha em.
Em nên dạy lại cho con nhé. Hãy bắt đầu dạy lại từ đầu cho con, bắt đầu với lộ trình cơ bản đến nâng cao nhé. Nên bắt đầu càng sớm càng tốt, đừng lo ngại mà hãy bắt tay vào dạy con em nhé.
4 tuổi là thời điểm con đang có những nhu cầu học tập cao, mẹ nên cho con học thẻ, con cần phải được cung cấp thông tin, kiến thức nền tảng, nếu trước đó mẹ chưa áp dụng được cho con thì bây giờ mẹ hãy bắt tay vào dạy con nhé. Tạo cho con sự hứng thú với việc học từ sớm, tạo cho con cơ hội làm quen thẻ từ, toán, thế giới xung quanh để sau này con có nhu cầu và luôn thích học hỏi những kiến thức này.
Khi con được 3 tháng mẹ bắt dầu dạy thẻ từ và toán cho con nhé. Đây là thời điểm cực kỳ tốt để mẹ áp dụng dạy con, mắt con đã quan sát tốt, lắng nghe tốt, con chưa biết bò, chưa thể khám phá mọi thứ xung quanh nên việc dạy vô cùng thuận lợi. Hãy nhanh chóng tận dụng thời điểm vàng để dạy con học thẻ nhé.
Thời điểm tốt nhất để bắt đầu dạy thẻ thế giới xung quanh khi con được 5 tháng, độ tuổi này mắt con đã nhìn được nhiều màu sắc hơn, khả năng quan sát nhạy bén hơn nên đến dộ tuổi này mẹ hãy dạy con. Không nên dạy con sớm quá mẹ nhé.
Con vẫn học tốt em nhé. Con em 2 tuổi vẫn đang thời điểm vàng để dạy con học thẻ, con vẫn có khả năng chụp ảnh thông tin qua quá trình học thẻ. Con vẫn có khả năng ghi nhớ lượng thông tin lớn, và độ tuổi này con đang có nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh nên việc dạy con cần có sự linh hoạt, và cần tổ chức nhiều hoạt động để thu hút con sẽ hiệu quả em nhé.
Bé hai tuần tuổi, mẹ nên chuẩn bị dạy cho con được rồi nhé. Tuổi này thẻ cho con chính là thẻ kích thích thị giác. Mẹ cho con xem thẻ KTTG đều đặn mỗi ngày vào những lúc con thức. Việc cho con dùng thẻ KTTG sẽ giúp con phát triển thị giác, bước đầu giúp con phát triển sự tập trung, vận động cơ cổ khi mẹ di chuyển thẻ cho con dõi theo. Điều này sẽ tạo một tiền đề rất tốt cho việc học thẻ từ và toán ở giai đoạn tiếp theo.
Khi mẹ dạy hết các bộ thẻ thế giới xung quanh cơ bản rồi, mẹ tiến hành dạy con lộ trình nâng cao. Với một số trẻ có nhu cầu tìm hiểu sâu về nôi dung, một chủ đề hay sự vật nào đó, mẹ có thể cung cấp thông tin cho con trong quá trình dạy lộ trình cơ bản. Mẹ hãy linh động, cung cấp những thông tin vừa sức với con, làm sao để con luôn có nhu cầu mong muốn tìm hiểu, nên dừng trước khi con muốn dừng em nhé.
Không nhất thiết phải đúng thứ thự dạy thẻ từ, thẻ toán rồi đến thẻ thế giới xung quanh mẹ nhé. Cơ bả mẹ nên theo lộ trình này, nhưng nếu không không hứng thú nhiều mẹ có thể thay đổi xen kẻ 1 bộ thẻ từ, 1 bộ thẻ thế giới xung quanh, thẻ toán để bắt sự tập trung của con, để giúp con có thể tập trung tốt trong quá trình học thẻ mẹ nhé. Đừng thiên dạy thế giới xung quanh trước nhiều vì sẽ làm gairm độ tập trung cảu con vào thẻ từ và toán là được.
Điều này là không nên mẹ nhé. Vì sao? Bởi vì như mẹ nói, trẻ rất thích thẻ thế giới xung quanh và hầu hết các trẻ khác đều như thế. Thẻ từ sẽ khô hơn, nếu mẹ dạy thế giới xug quanh trước thì con sẽ chỉ thích thế giới xung quanh và không còn hứng thú tập trung vào thẻ từ và chấm nữa. Nên mẹ sẽ không dạy thẻ thế giới xung quanh trước, mà hãy thu hút sau đó dạy thẻ từ, thẻ toán và thế giới xung quanh.
Không bắt buộc phải dạy đúng lộ trình này mẹ nhé. Đây là lộ trình cơ bản, tuy nhiên tùy vào độ hứng thú của con, tùy vào sự tập trung của con, tùy vào khả năng thu hút con của mẹ thì mẹ sẽ lựa chọn thêm bớt số lượng thẻ tùy ý. Mẹ có thể giảm bớt thẻ từ, tăng thẻ thế giới xung quanh để dạy con. Quan trọng mẹ phải quan sát con thật kỹ, để xem mức độ con học như thế nào để có sự điều chỉnh phù hợp.
Khi dạy hết các phép tính cộng trừ nhân chia trong phạm vi 100, nếu bộ thẻ của em là 50 thẻ em nên đầu tư bộ nâng cao 100 thẻ để con được học đa dạng phép tính hơn. Sau đó em tiến hành dạy con các phép tính phức tạp, rồi dạy đến số tiến, số lùi, chẵn, lẻ, số theo quy luật, dạy các biểu thức, dạy số…Em tham khảo khóa học thực hành trên edu.hotro.meviet.vn. Vì vậy, mẹ nên đầu tư cho con bộ thẻ nâng cao ngay từ đầu, để tiết kiệm chi phí hơn nhé.
Nếu mẹ chưa kết hợp dạy phép tính, mà dạy hết một lượt các chấm từ 1-50 thẻ, mình sẽ bắt đầu dạy phép tính theo thứ tự cộng, trừ, nhân, phép tính với 0, phép chia. Kết hợp đầu tư thêm bộ nâng cao để dạy con bộ chấm đến 100, kèm các phép tính trong phạm vi 100.
Mẹ bắt đầu dạy phép tính cộng khi bỏ ra thẻ 19,20. Phép tính cộng, trừ, nhân mỗi phép tính dạy 2 tuần, sau đó đến phép ính với 0 1 tuần, phép chia 2 tuần, dạy lần lượt. Trong khi dạy phép tinh mẹ kết hợp song song dạy số chấm tiếp theo. Mỗi buổi dạy 3 phép tính, mỗi ngày 9 phép tính khác nhau. Tổng cộng trong 1 buổi dạy riêng đối với thẻ toán 2 bộ chấm mới + 3 phép tính.
Khi ghép từ không nhất thiết mẹ phải ghép câu đúng nghĩa, mẹ có thể thể ghép nhiều câu có nghĩa ngộ nghĩnh để con được làm quen, thường khi học những câu ngộ nghĩnh này con sẽ thấy rất thú vị.
Sau khi dạy hết bộ thẻ từ đơn, mẹ sẽ tiến hành cho con học tiếp bộ từ ghép, có hai cách dạy từ ghép: một là mẹ ghép các từ đơn trong 100 thẻ đã học tạo thành từ ghép, tạo thành cụm từ và câu ngắn để tráo cho con. Cách thứ hai mẹ đầu tư thêm bộ từ ghép nâng cao và tiếp tục dạy con như bộ cơ bản. Tốt nhất, mẹ nên đầu tư bộ nâng cao, vì bộ nâng cao có thêm 200 từ, và khi mẹ ghép 200 từ với nhau nữa tạo nên vốn từ cực kỳ phong phú để cung cấp cho con, con lại được làm quen những từ ngữ mới.
Trẻ con học qua hình thức chụp ảnh nguyên mảng của não phải. Khi tráo qua, chỉ cần con nhìn là một lần con chụp ảnh. Con chụp được ảnh là một lần con lưu giữ thông tin trong não. Tráo càng nhanh, con càng hứng thú tham gia vào buổi học. Các ba mẹ quan sát sẽ thấy trẻ con thường rất thích xem ti vi đặc biệt những đoạn quảng cáo, những đoạn quảng cáo này ngắn, nhưng cung cấp lượng thông tin nhiều mà cực kỳ nhanh. Thu hút các con dễ dàng, vậy nên ba mẹ hãy cứ tập tráo thẻ càng nhanh, càng tốt trong quá trình dạy con nhé.
Có rất nhiều ba mẹ thắc mắc vấn đề này, nhưng ba mẹ chỉ cần hiểu rằng trẻ con học không giống người lớn. Các con học theo nguyên tắc chụp ảnh của não phải, trẻ con có khả năng nhớ lượng thông tin cực kỳ lớn, nên con có thể dễ dàng ghi nhớ những thông tin ba mẹ cung cấp. Mẹ hãy yên tâm và tận dụng thời điểm vàng này để dạy con nhé.
Tùy vào độ tuổi của con để có thể soạn số lượng thẻ phù hợp. Đối với trẻ dưới 5 tháng bình thường mỗi buổi học thẻ từ 5 bộ 25 thẻ, thẻ toán 2 bộ 10 thẻ, chưa dạy thẻ thế giới xung quanh. Trẻ trên 5 tháng kết hợp thêm 10 thẻ thế giới xung quanh và 3 phép tính.
Câu Hỏi Mình Hay Được Hỏi Nhất :)
Đáp: Những động tác massage cơ bản trên mạng có chỉ dẫn. Nhưng bản thân mình cũng chưa bao giờ massage cho con theo các động tác đó. Cho tới khi mình tham gia khóa học Massage sơ sinh quốc tế của cô Silve Hétu – Giảng viên đến từ Canada của Hiệp hội massage sơ sinh quốc tế IAIM.
Vì sao lại như vậy??? Vì sau khi lĩnh hội được kiến thức chuẩn từ Hiệp hội mình mới hiểu được đầy đủ ý nghĩa của hoạt động Massage – chạm nuôi dưỡng với con yêu. Massage không chỉ là vuốt ve, nắn bóp mà còn là sự kết nối thực sự giữa bố mẹ và con. Đồng thời biết cách xin phép con, tôn trọng con và linh hoạt tùy từng tình trạng cơ địa của con. Chứ không phải các động tác như nhau áp dụng tại mọi thời điểm, cho mọi em bé. Và sau khi hiểu rõ kiến thức cũng như nắm vững tinh thần của Hiệp hội IAIM mình đã áp dụng trước hết cho 2 bé nhà mình. Hai con rất thích thú, hợp tác và luôn hào hứng khi được mẹ massage mỗi ngày.
Được sự tin tưởng, cấp chứng chỉ quốc tế từ hiệp hội, mình mong muốn lan tỏa những giá trị tốt đẹp này cho các bố mẹ. Để từ đó bố mẹ có thể trao tặng món quà tuyệt vời nhất này cho các bé yêu của mình ngay từ lúc mới ra đời.
Lớp học sẽ kéo dài cả tháng với lịch trình lý tưởng nhất là mỗi tuần 1 buổi trong 5 tuần liên tiếp.
Hỏi: Tại sao lại học kéo dài như vậy chị? Sắp xếp dồn vào học trong một ngày hoặc 5 ngày liên tiếp để em nắm hết các kỹ thuật còn massage cho con?
Đáp: Con là em bé sơ sinh. Không phải người lớn như chúng ta. Con cần thời gian để tiếp nhận cái mới. Nếu học dồn dập, liên tục con sẽ bị quá tải, căng thẳng, và lúc đó lại phản tác dụng. Các chuyên gia của Hiệp hội Massage Sơ Sinh Quốc Tế IAIM đã nghiên cứu thực tế và đưa ra lộ trình, cũng như cách tiếp cận phù hợp nhất cho các bé sơ sinh mẹ nhé.
Hỏi: Chỉ là massage cho con sao phải học tới 5 buổi? Mình nghĩ massage tay, chân, mặt, người cho con chỉ 15-30’ là hết chứ ạ???
Đáp: Kỹ thuật massage chỉ là một phần nhỏ của lớp học Massage: Chạm yêu Thương – Chạm nuôi dưỡng này bạn nhé. Đến với lớp học các bố mẹ sẽ được học cách kết nối với con, cách đọc dấu hiệu từ con để hiểu con hơn. Nắm vững kiến thức về 6 trạng thái hành vi của trẻ. Hiểu được vì sao cần massage cho bé hàng ngày. Cũng như những giá trị vô giá mà liệu pháp chạm – nuôi dưỡng mang lại cho bé sơ sinh trong từng tình huống cụ thể như trẻ khóc dạ đề phải làm sao? Con bị đầy bụng, khó tiêu phải làm sao? Và để thực sự hiểu các kiến thức đó, để áp dụng tốt nhất cho em bé nhà mình, 5 buổi học là cần thiết Bố mẹ nhé.
Hỏi: Bé nhà em sinh non. Bé khá bấy bớt. Liệu có massage cho bé được không ạ? Hay em chờ cho con lớn cứng cáp rồi hãn đi học?
Đáp: Em bé sinh non chịu nhiều thiệt thòi hơn các bạn khác. Như con phải chịu đựng những đau đớn của quá trình sinh nở sớm hơn. Có thể con bị lấy máu nhiều lần để kiểm tra sức khỏe. Có thể con phải ăn bằng ống thay vì ti mẹ như thông thường. Có thể con phải nằm nồng ấp chứ không được nằm cạnh mẹ ngay sau khi ra đời. Chính vì vậy con càng cần những hành động vuốt ve, âu yếm từ bố mẹ. Con thực sự rất cần cảm giác bình an, cần được bố mẹ che chở, cần cảm nhận được sâu sắc tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Và đó là lý do con rất cần được tới lớp học Massage này. Thông qua những cái chạm tĩnh, ôm ghì – chứ không phải các động tác massage thông thường. Thêm nữa các bé sinh non cực kỳ ghét việc chạm nhẹ. Con cần những động tác massage chậm và sâu – những kỹ thuật này sẽ được hướng dẫn tại lớp học em nhé.
(Khi viết những dòng này mình thực sự mong muốn có thể giúp một chút gì đó cho các em bé sinh non. Đó là động lực thôi thúc mình, gác lại những bận rộn cuộc sống để tiến hành lớp học Massage này!)
Đáp: Được mẹ nhé. Phòng học mình thiết kế lựa chọn phù hợp cho các em bé sơ sinh. Và em bé cần được massage càng sớm càng tốt. Vậy nên đừng chờ tới khi bé lớn mới đi học massage mẹ nhé.
Đáp: Nếu có bé lớn mẹ có thể cho bé đi cùng. Hoặc mang bầu bé đầu, mẹ hãy đến thực hành massage trên búp bê để nắm vững lý thuyết và các kỹ thuật massage. Tới ngày bé ra đời là massage được luôn. Và sau này nếu mẹ gặp khó khăn gì, hãy liên hệ lại mình để được hỗ trợ. Mẹ cũng hoàn toàn có thể đưa bé đến học cùng các lớp hiện tại mẹ nhé.
Vâng! Cho con đi cùng, để trực tiếp massage cho con. Bởi chỉ khi massage và tương tác trực tiếp với bé, bố mẹ mới có thể nhìn thấy và kiểm chứng những dấu hiệu của bé, từ việc bé chấp nhận, đồng ý hay khi bé từ chối và rất nhiều dấu hiệu khác… Tất cả sẽ rất khác so với việc bố mẹ đi nghe lý thuyết và thực hành trên búp bê. Bởi vậy hãy cố gắng, sắp xếp đưa con đi cùng tới lớp bố mẹ nhé.
Đáp: Tại sao bố mẹ lại để người khác chạm vào em bé của mình??? Đến với lớp học Baby Massage theo chuẩn của hiệp hội Massage Sơ sinh quốc tế IAIM của mình, bố mẹ sẽ hiểu được tại sao bố mẹ lại là người đầu tiên quan trọng nhất đối với bé. Và khoá học không chỉ đơn giản dạy về những động tác massage, mà còn là bài học đầu tiên về cơ thể, về quyền riêng tư cá nhân và quyền được tôn trọng đối với một em bé.
>>>>> Khi chúng ra để cho một người lạ mát-xa cho trẻ, chính chúng ta đang dạy cho trẻ rằng trẻ có thể được động chạm bởi một người mà trẻ không quen biết một cách thân mật và điều này thực sự có hại!!!
Thẻ học cho trẻ chậm nói có gì khác so với thẻ học thông thường?
Trẻ thế nào được coi là chậm nói?
Mình xin phép không nhận ông bà hay người giúp việc đi học thay. Vì sao??? Tại lớp học Massage theo chuẩn IAIM của mình bố mẹ sẽ hiểu được rằng chỉ bố mẹ mới nên là những người chạm vào con của mình.
Hỏi: Vậy tới lớp của cô mình phải tự massage cho con của mình sao?
Đáp: Đúng vậy. Mình sẽ không giúp bố mẹ massage cho các em bé đâu ạ. Nếu bố mẹ đang nghĩ rằng ồ mang tới cô Thuần có kinh nghiệm massage cho bé dễ chịu. Thì mình xin thưa rằng chính bố mẹ sẽ là người thực hành massage cho con nhé. Mình sẽ không “chạm” vào em bé của bố mẹ đâu ạ ^^
Hỏi: Bố mẹ không biết massage thì mới nhờ tới cô chứ???
Đáp: Bố mẹ yên tâm các kỹ thuật massage cho con mình sẽ hướng dẫn chi tiết. Và bố mẹ sẽ làm tốt hơn mình rất nhiều vì chính bố mẹ mới là người con cần “chạm” vào con.
Lời Nhắn – Chúc Ba Mẹ Hạnh Phúc
Vì hệ tài nguyên của Mẹ Việt càng ngày càng đa dạng, với số lượng các bài viết, video, âm thanh podcast… được bổ sung rất lớn hàng ngày. Nên phần nào đó gây ra khó khăn cho ba mẹ, đặc biệt người mới tiếp cận với Mẹ Việt. Sẽ bị choáng ngợp bởi lượng kiến thức, tài nguyên chia sẻ quá nhiều.
Đó là lý do Mình thiết kế lên hai chuyên mục Wiki Mẹ Việt và Hướng Dẫn Bắt Đầu.
Để tất cả ba mẹ sử dụng hệ tài nguyên Mẹ Việt hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất. Cảm ơn sự ủng hộ của ba mẹ. Nếu có bất kỳ góp ý nào để nâng cao chất lượng trải nghiệm. Ba mẹ đừng ngần ngại nhắn tin cho mình trên facebook hoặc zalo hotline MV 035 227 5339.