Em bé của mẹ tuy mới nhỏ nhưng đã “kịp” quen một bạn khá thân và hay nhiệt tình viếng thăm. Đó là sốt! Trong hầu hết các trường hợp mẹ không cần quá bận tâm về người bạn này. Nhưng với tính khí thất thường, đôi lúc bạn làm mình làm mẩy thì sẽ lắm rắc rối xảy ra đấy. Vậy nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Cách trị sốt cho trẻ sơ sinh?… Bài này mình cùng bàn về cách tiễn nhanh người bạn khó tính này nhé!
Tham gia Cộng đồng Mẹ Việt trên Facebook – Để được chia sẻ, thảo luận các kiến thức kinh nghiệm về Nuôi con. Các vấn đề về hệ tiêu hóa Bà Bầu và trẻ nhỏ. Xử lý triệt để tiêu chảy táo bón của mẹ và bé . THAM GIA NGAY
Mục Lục Bài Viết
Biểu Hiện Khi Trẻ Bị Sốt
Mẹ sẽ dễ dàng nhận biết sốt ở trẻ em qua những biểu hiện như: nhiệt độ >37.2°C (đo ở nách), đổ mồ hôi, trẻ quấy khóc, dễ nổi cáu, mệt mỏi, lơ mơ. Trẻ có dấu hiệu thở gấp, ngủ li bì, bỏ bú, ít uống nước, chán ăn.
Có nhiều nguyên nhân làm cho trẻ bị sốt. Bài này sẽ hướng dẫn các mẹ xử lý những cơn sốt thông thường hay gặp nhất. Để nắm được các dấu hiệu nhận biết các bệnh sốt phổ biến, nguy hiểm hay không, mẹ xem tại đây:
Sốt Ở Trẻ Em – Những Điều Mẹ Cần Biết
Cách Trị Sốt Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ
Mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Hay trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc? Đối với trẻ sơ sinh dù chỉ là sốt nhẹ (chỉ cần 38°C) cũng có thể là tín hiệu trẻ bị nhiễm bệnh nghiêm trọng. Độ tuổi này mẹ không tự ý dùng thuốc hạ sốt cho con. Cách xử lý đúng nhất là đưa trẻ đến gặp bác sĩ.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, vì sốt là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể nên nếu trẻ sốt nhẹ (<38.5°C) mẹ không cần can thiệp. Sốt nhẹ chứng tỏ hệ miễn dịch của trẻ đủ mạnh để chống lại những đợt tấn công của vi khuẩn, virus.
Khi trẻ sốt cao từ 38.5°C trở lên, tùy vào thể trạng và tinh thần của trẻ, mẹ cân nhắc cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Nhưng trước khi cho trẻ uống thuốc, mẹ hãy cùng mình tìm hiểu các cách giúp trẻ giảm sốt tự nhiên nhé.
Cách Giảm Sốt Cho Trẻ Không Dùng Thuốc
Chườm Mát
Chườm Mát: dùng khăn nhúng qua nước ấm, vắt khô chườm/lau cho trẻ ở những vị trí nhiệt độ cao như trán, cổ, nách, bẹn, lưng. Nhiều mẹ băn khoăn khi con sốt có nên tắm cho con không? Nếu chỉ là sốt thông thường, mẹ có thể tắm nước ấm cho con ở phòng kín. Con sốt cao có thể cho con ngâm mình trong nước ấm 10-20 phút để con dễ chịu.
Tuy nhiên, tắm mát hay chườm mát chỉ là biện pháp làm giảm tạm thời nhiệt độ bên ngoài da. Trong khi đó, phải thực sự hạ nhiệt bên trong thì sốt mới chấm dứt. Điều này chỉ xảy ra khi kháng thể tiêu diệt xong các tác nhân lạ gây bệnh. Vì vậy, theo những thông tin mới của y khoa thế giới, chườm mát hay tắm mát chỉ có hiệu quả trấn an cha mẹ. Cách này không có tác dụng nhiều đối với sốt ở trẻ em.
Thực ra, quan điểm y khoa là thế nhưng mẹ có lựa chọn thực hiện hay không thì tùy quan điểm mỗi người. Nếu mẹ quan trọng tính hữu ích hay không thì có thể chọn không thực hiện. Riêng bản thân mình, theo kinh nghiệm mình thấy, khi con ốm thường rất hay bám mẹ. Chườm mát lúc này mang ý nghĩa gắn kết tình cảm mẹ con nhiều hơn. Bản thân mẹ cũng khó lòng nhìn con sốt mà mẹ không hề có động thái gì. Cho nên dù giảm sốt ngoài da chỉ giúp con dễ chịu hơn một tí thôi mà con cảm nhận được tình thương, mẹ thấy yên tâm hơn thì nên làm.
Xem thêm: Trẻ Sốt 39 Độ Phải Làm Gì Để Không Gặp Nguy Hiểm?
Đảm Bảo Cho Trẻ Thoáng Mát
Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát để trẻ dễ tỏa nhiệt. Khi ngủ, có thể đắp một miếng vải hoặc chăn mỏng cho trẻ. Nhiều mẹ sợ con lạnh hay thấy con rét run thì cố gắng mặc đồ dày, ủ chăn kín để con ấm. Cách làm này khiến con không tỏa nhiệt được, sốt sẽ trầm trọng hơn chứ không giảm đi. Đặc biệt mồ hôi toát ra khi trẻ bị sốt không thoát ra được sẽ ngấm lại càng làm tình trạng cảm sốt ở trẻ nặng hơn.
Đảm bảo nhiệt độ phòng của trẻ ở mức thoải mái, không quá lạnh hay quá nóng. Theo kinh nghiệm thực tế, trẻ bị sốt ở trong phòng lạnh, nhiệt độ mát mẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
Chế Độ Ăn Uống
Uống nhiều nước: khi trẻ sốt, trẻ có nguy cơ mất nhiều nước mà mẹ không biết. Mẹ hãy khuyến khích con uống thật nhiều nước lọc. Nước trái cây hoặc nước dừa cũng tốt nhưng một số bệnh khi trẻ sốt không nên uống. Mẹ nên tìm hiểu kỹ nhé. Trẻ tránh uống nước ngọt, các chất chứa cafein vì chúng làm tăng tiểu, khiến tình trạng mất nước tồi tệ hơn.
Ưu tiên món lỏng, súp: các món này vừa bổ sung nước, vừa dễ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu trẻ mệt không ăn được nhiều, mẹ hãy chia nhỏ các bữa cho con nhé.
Nôn mửa, tiêu chảy: khiến trẻ sẽ bị mất nước nhiều. Mẹ hãy hỏi bác sĩ xem nên mua các gói bổ sung nước, điện giải cho trẻ em hay không. Mẹ không dùng các loại nước, điện giải cho người lớn hay dân thể thao nhé. Chúng không phù hợp với hệ tiêu hóa của con nên sẽ làm tình trạng nặng thêm.
Nếu trẻ không ăn được nhiều hoặc không ăn, mà vẫn uống nước được thì mẹ không cần lo lắng. Khi mẹ bệnh mẹ cũng có lúc không muốn ăn, phải không nào?
Nghỉ Ngơi Thoải Mái
Con không nhất thiết phải luôn nằm trên giường nghỉ ngơi. Nếu con muốn chơi là dấu hiệu tốt con đang khỏe lên, mẹ hãy cho con chơi những trò vừa sức.
Nếu con ngủ nhiều hơn mọi khi nhưng khi mẹ gọi dậy vẫn dậy được dù có hơi mệt chứng tỏ con ổn. Giấc ngủ sẽ giúp con nhanh hồi phục hơn. Cơn sốt của con sẽ qua nhanh sau 1-2 ngày.
Dùng Thuốc Hạ Sốt
Các loại thuốc hạ sốt hay dùng cho trẻ gồm:
- Paracetamol (acetaminophen): tên thị trường là Efferhasan, Hapacol, Panadol, Tylenol,…
- Ibuprofen: tên thị trường là Advil, Motrin hay Ibrafen,…
Liều lượng theo chỉ định cho trẻ là Paracetamol: 10 – 15mg/kg thể trọng/lần và Ibuprofen: 5-10mg/kg thể trọng/lần. Các liều cách nhau 4-6 tiếng, nếu trẻ vẫn sốt cao. Trẻ hạ sốt hoặc tươi tỉnh hơn mẹ có thể ngưng thuốc. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg thể trọng/ngày.
Lưu ý:
- Tuyệt đối KHÔNG DÙNG ASPIRIN cho trẻ dưới 18 tuổi vì sẽ dẫn đến hội chứng Reye nguy hiểm.
- Dùng thuốc hạ sốt ở trẻ em chỉ giúp trẻ hạ nhiệt từ 1-2°C chứ không giúp trẻ hết sốt được.
Thuốc tuy có hiệu quả giảm sốt nhanh nhưng những gì còn sót lại được đào thải qua gan. Dùng quá nhiều thuốc không cần thiết sẽ ảnh hưởng xấu đến gan. Vì vậy, mẹ hãy chỉ cho trẻ uống thuốc khi thực sự cần nhé.
Đọc thêm: Uống Thuốc Hạ Sốt Bao Lâu Thì Có Tác Dụng?
Có Nên Sử Dụng Thuốc Hạ Sốt Cho Trẻ?
Chúng ta thường tự hỏi, mình nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt hay trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc. Vậy mà chúng ta quên mất câu hỏi mục tiêu hạ sốt cho trẻ là gì? Có nhiều mẹ ngay khi con vừa sốt đã lăm le “trị sốt” cho con bằng uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, “trị sốt” có thực sự tốt hay không các mẹ cùng xem xét dưới đây nhé!
Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể trước sự tấn công của tác nhân lạ gây bệnh. Tăng thân nhiệt vừa gây ức chế sự sinh sôi của tác nhân lạ, vừa là tín hiệu báo động đỏ cho hệ miễn dịch chiến đấu. Lúc này, mẹ gửi thuốc hạ sốt đến lập lại trật tự “thân nhiệt”. Hệ miễn dịch hiểu nhầm như thế này: “báo động giả thôi anh em, về đi, không còn gì cần chống đâu”. Và như vậy, hạ sốt không cần thiết lại thành ra cản trở cơ chế bảo vệ tự nhiên của con.
Thêm vào đó, thuốc hạ sốt giúp giảm đau. Mà đau hay không, đau ở vị trí nào lại là dấu hiệu giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra tác nhân gây bệnh. Trong trường hợp này, hạ sốt lại gây khó khăn trong chẩn đoán bệnh sớm.
Mình biết một số mẹ đến đây sẽ thấy hoang mang. Thế cứ để con sốt cao mà không uống hạ sốt à? Nhỡ con gặp nguy hiểm thì sao? Điều mà mình muốn chia sẻ với các mẹ là hãy hiểu đúng về sốt và thuốc hạ sốt để sử dụng khi THẬT CẦN THIẾT – các mẹ nhé!
Dấu Hiệu Mẹ Cần Đưa Trẻ Đến Bệnh Viện Ngay
Trong đa số trường hợp, sốt ở trẻ em có thể được theo dõi và điều trị tại nhà. Nếu sau khi áp dụng các cách trị sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại nhà mà con vẫn sốt cao. Hoặc mẹ nhận thấy những dấu hiệu sau, mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
- Với trẻ < 3 tháng tuổi: sốt 38ºC, ngay cả khi vẻ ngoài của trẻ vẫn có vẻ tốt.
- Trẻ >3 tháng tuổi: sốt 38ºC hơn 3 ngày hay khi vẻ ngoài của trẻ không tốt (bứt rứt, không chịu bú,…
- Với trẻ 3-36 tháng: sốt 39ºC trở lên.
- Trẻ sốt rất cao trên 40ºC.
- Sốt cao co giật.
- Sốt tái đi tái lại nhiều lần.
- Trẻ có bệnh nền: tim mạch, ung thư, lupus, hay hồng cầu liềm,…
- Sốt kèm phát ban trên da.
- Trẻ bị cứng cổ, khó quay đầu.
- Uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ.
Đọc thêm: Trẻ Uống Thuốc Hạ Sốt Mà Không Hạ: Kinh Nghiệm Của Mẹ Việt
Nhắn Gửi Mẹ:
Cách trị sốt cho trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ không quá khó phải không các mẹ! Tuy nhiên, điều quan trọng là mẹ cần biết khi nào nên đưa trẻ đi khám bệnh và khi nào cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
Cũng là một người mẹ, mình hiểu cảm giác xót con khi con sốt, mệt mỏi. Nhưng mẹ Việt ơi, hãy yêu thương con cả bằng trái tim và lý trí trong dùng thuốc hạ sốt. Sốt là một thử thách để rèn luyện sức đề kháng cho con. Vì vậy, mẹ hãy cho con cơ hội rèn luyện và trở thành chiến binh khỏe mạnh nhé.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023
Bé nhà e đk 20 ngày tuổi mak bị sốt thì cho bé uống thuốc j đk ạ
Bé sốt bao nhiêu độ vậy em? Có biểu hiện gì đi kèm nữa không. Bé còn nhỏ quá nên để an toàn em nên cho bé đi viện khám nhé.