Bé bị ngộ độc thức ăn thường tiêu chảy, nôn nhiều làm mẹ rất lo lắng. Trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều, nôn nhiều vốn dĩ đã rất mệt. Đường ruột của con không khỏe khiến con chán ăn, người lại thêm yếu. Chăm sóc con lúc này mẹ nên thận trọng. Những sai lầm tưởng như đơn giản có thể làm chậm quá trình phục hồi của con. Thậm chí có thể khiến bệnh diễn tiến nặng hơn. Vì vậy Ba Mẹ hết sức lưu ý nhé!
Mục Lục Bài Viết
Dấu Hiệu Bé Bị Ngộ Độc Thức Ăn
Ngộ độc thường xảy ra khi trẻ ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn như thức ăn ôi thiu, bẩn, quá hạn sử dụng,… Bé bị ngộ độc thức ăn thường có các biểu hiện như:
- Trẻ bị đau bụng và nôn.
- Trẻ bị đau bụng đi ngoài.
- Trẻ bị nôn không sốt nhưng cũng có trẻ nôn nhiều sốt nhẹ.
Các dấu hiệu cụ thể mẹ tham khảo bài viết:
Dấu Hiệu Trẻ Bị Ngộ Độc Thức Ăn Và Cách Mẹ Sơ Cứu Nhanh
Dưới đây mình lưu ý những sai lầm ba mẹ thường mắc phải khi chăm sóc trẻ bị ngộ độc.
Uống Thuốc Cầm Tiêu Chảy
Một trong những triệu chứng chính của ngộ độc thức ăn là trẻ bị đau bụng đi ngoài liên tục. Phân thì toàn nước là nước. Con thì mỗi lần đi xong người như gầy xọp đi, tiều tụy, mệt lả cả người. Mẹ chứng kiến cảnh này hẳn rất xót xa, chỉ muốn thay con chịu khổ sở mà không được! Mẹ muốn cho con uống thuốc cầm tiêu chảy với hi vọng các triệu chứng này nhanh chấm dứt. Tuy nhiên, trên thực tế giải pháp này có thực sự hiệu quả? Các mẹ cùng xem giải thích dưới đây.
Thứ nhất, tiêu chảy do bé bị ngộ độc thức ăn không quá nghiêm trọng. Đây là quá trình thực sự cần thiết với trẻ lúc này. Đi ngoài nhiều giúp cơ thể con tự đào thải các thực phẩm ngộ độc ra ngoài. Khi nào đào thải xong, trẻ sẽ hết ngộ độc và sẽ không nguy hiểm nữa. Con tự động hết tiêu chảy mà không cần dùng viên thuốc nào cả. Do đó, thuốc cầm tiêu chảy là không cần thiết và mẹ không cần cho con uống.
Thứ hai, nhiều trường hợp virus, vi khuẩn gây bệnh có khả năng sản sinh độc tố gây ngộ độc. Việc uống thuốc cầm tiêu chảy sẽ ngăn cản quá trình đào thải tác nhân gây bệnh ra bên ngoài. Virus, vi khuẩn và độc tố của chúng khi đó bị giữ lại trong hệ tiêu hóa của trẻ. Nhẹ thì chúng làm con chướng bụng, đầy hơi, đau bụng rất khó chịu. Nặng hơn là độc tố có thể ngấm vào cơ thể, gây ngộ độc toàn thân rất nguy hiểm.
Vì vậy, mẹ tuyệt đối không cho bé bị ngộ độc thức ăn uống thuốc cầm tiêu chảy nhé.
Pha Oresol Không Đúng Tỷ Lệ
Tình trạng này tuy ít xảy ra nhưng nếu có sẽ rất nguy hiểm nên mẹ đặc biệt lưu ý.
Trẻ Có Thể Bị Ngộ Độc Muối
Oresol có tác dụng bù nước, điện giải Na+, K+,… đã mất trong lúc trẻ nôn và tiêu chảy. Tuy nhiên, oresol pha loãng quá sẽ không đủ bù lượng điện giải cần thiết cho trẻ. Oresol pha đặc quá sẽ làm trẻ bị rối loạn điện giải. Trẻ có hiện tượng da nhăn, môi khô, mắt trũng, niêm mạc lưỡi khô, nước tiểu ít. Đặc biệt là con sốt cao, thở nhanh, co giật, lừ đừ, ngủ lơ mơ khó gọi dậy. Đây là dấu hiệu trẻ bị ngộ độc muối. Nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời sẽ có nguy cơ trụy mạch, tử vong.
Do đó, mẹ chú ý pha theo đúng theo tỷ lệ hướng dẫn trên gói oresol. Pha đúng tỷ lệ là dùng dụng cụ đo lường chính xác lượng nước chứ không ước chừng mẹ nhé. Nhà mẹ nào cũng có bình sữa hoặc bình đựng nước của con có chia vạch. Mẹ cứ lấy ra đong là không sợ thiếu hay thừa nước.
Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Pha Oresol
Bên cạnh đó, mẹ cũng tránh những trường hợp sau:
- Chia gói oresol ra pha nhiều lần: vì sẽ làm sai lệch tỷ lệ các chất trong gói thuốc. Oresol giữ được trong 24h nên mẹ cứ pha hết cả gói cho con uống dần.
- Không pha với sữa, nước trái cây, nước khoáng, thêm đường,…: vì cũng làm sai lệch điện giải trong thuốc. Mẹ chỉ pha với nước sôi để nguội, khuấy tan hoàn toàn rồi cho con uống.
- Không thay thế oresol bằng các loại nước bù điện giải thể thao của người lớn.
Thực ra, điều trị ngộ độc nhẹ cho trẻ thường không cần sử dụng thuốc. Đúng hơn là mẹ cần những sản phẩm giúp hỗ trợ đường tiêu hóa của con làm việc hiệu quả. Mẹ đọc thêm bài viết sau để biết cụ thể và bổ sung cho con nhé.
Bé Bị Ngộ Độc Thức Ăn Nên Uống Gì, Ăn Gì Để Nhanh Hồi Phục
Thời gian này bộ máy tiêu hóa của con đang bị quá tải. Vì thế, việc ăn uống của con mẹ cũng điều chỉnh một chút để giúp con nhanh hồi phục. Một số thực phẩm có thể là món con yêu thích nhưng không phù hợp khi bé bị ngộ độc. Mẹ tham khảo những thức ăn nên kiêng cữ sau đây nhé.
Ăn Thực Phẩm Khó Tiêu
Dinh dưỡng đối với trẻ bị đau bụng và nôn hay trẻ bị đau bụng đi ngoài nhiều là rất quan trọng. Các bữa ăn cho con trong thời gian này mẹ không sử dụng:
- Đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ: các thực phẩm này khó tiêu hóa sẽ làm con thêm mệt bụng.
- Thức ăn sống: các món gỏi, rau củ quả chưa nấu chín, các món tái,…
- Bơ, sữa, phô mai: chứa nhiều đường lactose, trẻ bị mất nhiều men tiêu hóa sẽ khó dung nạp. Các thực phẩm này làm con đầy bụng, không muốn ăn uống.
- Đồ ăn nhanh, đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn: vừa khó tiêu, vừa không đảm bảo vệ sinh.
- Nước ngọt, bánh kẹo: những thực phẩm này nhiều đường sẽ làm con tiêu chảy nặng hơn. Đường có tính háo nước nên sẽ hút nước trong cơ thể trẻ, làm con mất nước nặng hơn.
Các bạn nhỏ khi bệnh đã lười ăn uống lại còn yêu sách hay đòi hỏi nước ngọt, bánh kẹo. Nhiều mẹ nghĩ rằng con bệnh thì con ăn được chút gì thì cứ cho con ăn. Tuy nhiên, những thực phẩm này vừa không cung cấp dưỡng chất, vừa không tốt cho sức khỏe. Con ăn nhiều những món này có cảm giác lưng lửng bụng không chịu ăn thức ăn giàu dinh dưỡng. Vì vậy, mẹ hãy thật kiên định nói KHÔNG với những yêu sách của con nhé.
Ngoài ra, các triệu chứng ngộ độc thường khiến con bị mất sức. Cơ thể con sẽ cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi mới nhanh khỏe lại. Vì vậy, việc vui chơi, vận động của con trong lúc đang ốm mẹ nên lưu ý những yếu tố sau.
Trẻ Vận Động Mạnh
Dù trẻ bị đau bụng đi ngoài hay trẻ bị đau bụng và nôn đều mệt lả sau mỗi lần tống hết thức ăn ra khỏi cơ thể. Vì vậy, trẻ cần nghỉ ngơi thật nhiều mới hồi phục được sức lực.
Hầu hết các trẻ khi mệt không muốn chơi, không muốn vận động nhiều. Tuy nhiên, với những bé thường ngày hiếu động sẽ không chịu ngồi yên. Thật ra, nếu con muốn chơi mẹ nên khuyến khích bởi vận động nhẹ nhàng cũng tốt cho con. Nhưng mẹ giúp con tránh những hoạt động mạnh có thể làm con mệt mỏi hơn nhé.
Cuối cùng, các mẹ nhớ đừng cho con xem tivi, iPad, điện thoại nhiều nhé! Con chắc chắn sẽ mè nheo, khóc lóc các kiểu để được xem. Nhưng con đang yếu trong người, dán mắt liên tục vào màn hình rất dễ bị nhức đầu, suy nhược.
Thay vào đó, mẹ cho con nghỉ ngơi yên tĩnh trong phòng để con ngủ nhiều hơn một chút. Khi con đã khá lên, mẹ có thể dắt con đi dạo hít thở khí trời mát mẻ và trong lành. Những điều này có ý nghĩa tích cực hơn với quá trình hồi phục của con đấy!
Kết Luận
Khi mẹ tránh các sai lầm thường gặp trên, chắc chắn các triệu chứng sẽ nhanh qua đi. Mẹ kết hợp chăm sóc đúng cách và đảm bảo đủ dưỡng chất, con sẽ mau hồi phục. Thêm vài ngày nữa con lại có thể vui vẻ, cười đùa huyên náo khắp nhà rồi. Tuy nhiên, nhìn lại chặng đường hai mẹ con vừa trải qua quả thật là hãi hùng đúng không nào? Nhân dịp này, mẹ hãy hướng dẫn con và cả gia đình chủ động phòng ngừa ngộ độc hiệu quả nhé!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023