Quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ, là giai đoạn nhạy cảm. Do thai nhi còn quá nhỏ và mẹ bầu cũng chưa quen với những biến đổi của cơ thể. Vì vậy bên cạnh việc chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ hãy lưu ý danh sách các thực phẩm khác mẹ bầu không nên ăn. Để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi nhé.
Mục Lục Bài Viết
Những Loại Rau, Củ Bà Bầu Không Nên Ăn
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của bà bầu. Thế nhưng có những loại rau mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Đó là:
Rau ngót: Đây là loại rau đứng đầu danh sách các loại rau không nên ăn của mẹ bầu. Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Nhưng rau ngót cũng chứa chất Papaverin – một chất độc được tìm thấy trong cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung co thắt nhiều /dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Rau sam: Đây là loại rau tối kỵ với các mẹ khi mang thai, nhất là vào 3 tháng đầu. Vì rau sam mang tính hàn cao nên sẽ khiến tử cung co bóp dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Rau răm: Bà bầu không nên ăn gì? Không thể không kể đến rau răm. Bởi trong rau răm có chứa chất làm cho cơ thể bà bầu mất máu dẫn đến co bóp tử cung. Nghiêm trọng hơn nếu ăn quá nhiều có thể khiến bị sảy thai. Hoặc làm cho thai nhi phát triển không bình thường.
Ngải cứu: Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu. Tuy nhiên, nếu ăn ngải cứu quá nhiều có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung, sảy thai.
Chùm ngây: Loại hormone alpha-sitosterol có trong rau chùm ngây là cực độc với mẹ bầu. Mẹ bầu không nên ăn rau này trong thời gian thai kỳ. Vì không có lợi cho thai nhi và dễ gây sảy thai.
Rau mầm, giá đỗ
Mẹ bầu cũng không nên rau mầm khi mang thai. Bởi vi khuẩn có thể xâm nhập vào các loại hạt trước khi hạt nảy mầm, phát triển. Các loại vi khuẩn, vi trùng này rất khó để rửa sạch loại bỏ kể cả ngâm với nước muối.
Củ dền
Loại củ này có thể gây oxy hóa máu thành methemoglobin. Khiến hồng cầu giảm khả năng vận chuyển oxy, làm thiếu máu, gây ngộ độc cho thai nhi.
Các loại khoai đã nảy mầm
Khoai tây đã mọc mầm chứa độc tố cực kỳ có hại là solanine (chất kiềm sinh vật). Chất này nếu đi vào cơ thể mẹ bầu sẽ gây dị tật bẩm sinh thai nhi.
Mướp đắng (khổ qua)
Vị đắng của mướp đắng gây kích thích dẫn đến co bóp tử cung và dạ dày. Hậu quả có thể gây sảy thai ở những người có tử cung ngả sau. Tử cung có sẹo hoặc đã qua nạo phá nhiều lần. Ngoài ra, ăn quá nhiều mướp đắng cũng gây ra tiêu chảy, đau bụng và rối loạn tiêu hóa. Do đó, các nhà khoa học cảnh báo rằng phụ nữ có thai nên tránh ăn quá nhiều mướp đắng.
Đọc thêm: Mẹ Bầu Ăn Gì Để Con Tăng Cân Nhanh
Quá Trình Phát Triển Thai Nhi Trong Bụng Mẹ Theo Từng Giai Đoạn
Mẹ Bầu Không Nên Ăn Trái Cây Gì?
Một số loại trái cây mẹ bầu không nên ăn để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Đu đủ xanh: Trong đu đủ xanh có rất nhiều chất latex. Đây là một chất làm co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ có nguy cơ gây sảy thai. Nó cũng không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Quả Dứa: Mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu không nên ăn, uống quá nhiều nước ép dứa. Vì loại quả này có thể gây ra những cơn co thắt tử cung. Và có thể gây tiêu chảy hoặc dị ứng cho bà bầu. Nguyên nhân do dứa tươi chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, tạo ra chất gây phá thai. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể ăn một lượng dứa vừa phải, phù hợp.
Quả nhãn: Theo các tài liệu Đông y, khi ăn nhãn bà bầu thường có triệu chứng nóng trong, táo bón. Ăn nhãn nhiều càng làm 2 triệu chứng này trở nên nghiêm trọng hơn. Với những mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai thì nên tránh xa nhãn trong suốt thời gian thai kỳ.
Những Thực Phẩm/ Món Ăn Bà Bầu Không Nên Ăn
Các Món Gỏi, Thịt Sống
Các món gỏi, thịt sống như cá hồi, tiết canh, sushi hay lẩu tái. Là những thực phẩm còn tiềm ẩn các vi khuẩn, chất gây hại như Listeria có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi. Từ đó gây ra hàng loạt các vấn đề về sức khỏe ở cả mẹ và bé. Thậm chí có thể dẫn đến sinh non, sảy thai, thai chết lưu… Đây cũng chính là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi bà bầu không nên ăn gì.
Các Loại Cá Biển Nước Sâu
Đây là nhóm cá chuyên sống ở vùng nước sâu có hàm lượng thuỷ ngân cao. Điển hình như cá kiếm, cá ngừ, cá mú, cá thu… Hàm lượng thuỷ ngân cao có thể gây sẩy thai, khuyết tật khi sinh. Vì thuỷ ngân được truyền từ người mẹ qua nhau thai, ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
Đồ Hộp, Thực Phẩm Ăn Nhanh, Phô Mai Mềm, Bơ, Pate.
Đây cũng là những thực phẩm mẹ bầu nên tránh. Theo nghiên cứu thì đây là nhóm thực phẩm có chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes. Gây các loại bệnh rối loạn tiêu hoá, nhất là đồ hộp. Rủi ro thường gặp là tăng hiện tượng sinh non và sẩy thai.
Các đồ ăn nhanh còn chứa nhiều mỡ, như mỡ trans fat không có lợi cho thời gian thai kỳ.
Mẹ cũng không nên ăn bánh kẹo ngọt vì loại thức ăn này cũng không hề tốt. Đặc biệt là các mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Với phô mai, bơ, mẹ chỉ nên dùng các loại cứng, đã qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn.
Các Loại Nước Mẹ Bầu Không Nên Uống
Bà bầu không nên ăn gì? Bên cạnh các loại thực phẩm, thì nước uống cũng là điểm mẹ bầu cần quan tâm. Dưới đây là các loại thức uống mẹ bầu không nên sử dụng trong suốt quá trình mang thai. Và đặc biệt nên tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Rượu Bia
Giới dinh dưỡng thường khuyến cáo phụ nữ khi mang thai và cho con bú không nên uống rượu bia. Vì nó gây chứng nhiễm độc cồn bào thai làm suy giảm sức khỏe thể chất, tinh thần của bé.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ tuyệt đối không nên uống rượu, bia.
Cà Phê
Đồ uống có chứa nhiều caffein được xem là bất lợi cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Caffeine có nhiều trong chè, cà phê, coca, nước tăng lực vv… Hậu quả có thể làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp của mẹ dẫn đến mất ngủ, đau đầu. Căng thẳng thần kinh và dễ gây các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai hay đẻ non.
Sữa Tươi Chưa Tiệt Trùng
Tươi không có nghĩa là sạch các mẹ nhé! Trong các loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn có hại. Và các mầm bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
Nước Ép Hoa Quả Chưa Được Khử Trùng
Nhiều bà mẹ có thói quen uống nước hoa quả ép sẵn ngoài chợ. Mà không biết rằng quá trình chế biến chúng có thể không đảm bảo an toàn vệ sinh. Những loại nước này có thể chứa vi khuẩn listeria không hề có lợi cho mẹ mang thai. Vì vậy tốt hơn hết nếu muốn uống nước hoa quả, mẹ nên tự mua về nhà chế biến. Hoặc sử dụng nước trái cây đã được tiệt trùng.
Nước Dừa
3 tháng đầu mẹ đang ốm nghén. Với các triệu chứng ốm nghén, nôn ói… uống nước dừa sẽ khiến mẹ thêm mệt mỏi, buồn nôn. Thêm vào đó, nước dừa có tính hàn, không tốt cho quá trình phát triển thai nhi 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đây lại là thức uống rất tốt cho thai nhi từ tháng thứ 5 trở đi. Đặc biệt là với các mẹ có nguy cơ ít ối. Thì nên uống nước dừa đều đặn vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Trà Thảo Mộc
Rất nhiều loại trà thảo mộc có tác dụng làm mát cơ thể. Nhưng lại dễ khiến mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai. Vì vậy hãy tránh xa các loại trà thảo mộc nếu mẹ không biết công dụng của chúng.
Kết Luận
Một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý là yếu tố vô cùng quan trọng để giúp bé yêu phát triển toàn diện. Mẹ hãy nhớ danh sách các thực phẩm không nên ăn ở trên để có thể bảo vệ tốt nhất cho bé yêu.
Do đó, mẹ đừng quên xem lại video chia sẻ của mình về các loại sữa cho mẹ bầu hay việc bổ sung canxi, sắt cho mẹ bầu nhé.
Cuối cùng, xin chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, nhiều niềm vui.
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023