Tiết trời trở lạnh, các mẹ nuôi con nhỏ cần cẩn thận vì con rất dễ nhiễm bệnh đấy. Nếu bé của mẹ có dấu hiệu ho đờm, mẹ hãy áp dụng ngay những cách chữa dưới đây. Những bài thuốc này vừa hiệu quả, vừa an toàn rất thích hợp để làm cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trở lên. Những cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh đặc biệt phát huy công dụng khi trẻ vừa chớm ho. Vì vậy, mẹ hãy lưu lại ngay để tham khảo những lúc cần. Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ với các mẹ về việc dùng kháng sinh, thuốc ho, thuốc tan đờm cho trẻ sơ sinh. Hy vọng, bài viết sẽ giúp mẹ hiểu và trị ho cho con đúng cách nhé!
Tham gia Cộng đồng Mẹ Việt trên Facebook – Để được chia sẻ, thảo luận các kiến thức kinh nghiệm về Nuôi con. Các vấn đề về hệ tiêu hóa Bà Bầu và trẻ nhỏ. Hướng dẫn Xử lý triệt để tiêu chảy táo bón của mẹ và bé . THAM GIA NGAY
Mục Lục Bài Viết
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ho Có Đờm?
Trẻ sơ sinh còn non yếu thường là đối tượng dễ bị virus, vi khuẩn tấn công và gây bệnh. Đờm là dịch tiết của đường hô hấp. Đờm hoạt động như một chiếc bẫy, bắt dính virus, vi khuẩn và ngăn chúng lại. Không để chúng gây bệnh cho cơ thể trẻ. Ho là phản xạ con tống hết đờm cùng toàn bộ mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Cả ho và đờm bình thường đều là phản xạ có lợi cho con.
Tuy nhiên, đờm nhớt sản sinh ra nhiều lại làm con hít thở khó khăn, thậm chí là khó thở. Con khó chịu trở nên quấy khóc dữ dội, lười bú, mệt mỏi. Tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như sự phát triển chung của con.
Đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Ho Phải Làm Sao? Ý Nghĩa Tiếng Ho Của Trẻ
Cách Chữa Ho Có Đờm Cho Trẻ Sơ Sinh, Trẻ Nhỏ
Có một điều mẹ cần hết sức chú ý. Trẻ sơ sinh ho có đờm nếu không loại bỏ hết đờm sẽ không hết bệnh được. Đây là điểm khác biệt với ho khan. Thường khi ho khan, con có thể tự phục hồi mà ít cần đến sự can thiệp của mẹ. Trong khi đó, trẻ sơ sinh chưa thể tự khạc đờm ra ngoài. Vì vậy con rất cần sự trợ giúp của mẹ. Cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh mẹ làm như sau:
- Làm loãng đờm: trẻ sơ sinh mẹ tăng cường cho con bú nhiều. Nước trong sữa làm đờm loãng dần, con dễ dàng tống ra ngoài. Trẻ trên 6 tháng, mẹ cho con uống thêm nước lọc, nước ép trái cây,…
- Vỗ rung long đờm: biện pháp này khá quen nhưng gần như 90% các mẹ đều làm sai cách. Vỗ rung sai cách con sẽ không tống được đờm mà còn có thể ảnh hưởng đến phổi của con. Cách vỗ rung đúng mẹ xem Tại Đây. Hoặc nếu cần hướng dẫn chi tiết, mẹ nhắn tin cho mình qua facebook, mình sẽ hỗ trợ nhé.
- Giữ ấm cơ thể: nhất là vùng cổ, ngực và mũi.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: không khí trong lành, thoáng đãng rất có ích cho quá trình phục hồi của con.
Mẹ không nên ăn đồ nóng, lạnh, cay, nhiều dầu mỡ hay nước ngọt, đồ uống cồn. Các thức ăn này khi bài tiết qua sữa cũng làm triệu chứng ho có đờm của con lâu khỏi.
Ngoài ra, mẹ hạn chế cho con tiếp xúc khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật,… Những yếu tố này có thể làm con ho nhiều hơn đó mẹ.
Dinh Dưỡng Cho Trẻ Ho Có Đờm
Trẻ ho có đờm ngoài việc thở khó khăn thì việc ăn cũng là vấn đề khiến nhiều mẹ mệt mỏi. Đờm nhiều ở cổ họng dễ làm con nôn trớ ngay sau khi bú/ăn no. Con bệnh trông xơ xác đến tội, mẹ vừa cố gắng cho con ăn được một chút đã nôn ra hết. Có mẹ nào cũng không kiềm được cảm xúc mà quát luôn cả chồng con như mình không? Hi Hi! Mình rất hiểu cảm giác bất lực, ức chế vô cùng của mẹ lúc này. Giận thì giận mà thương thì lại thật thương. Mẹ cố gắng lên nhé! Chăm con ho có đờm mẹ cần kiên trì, đặc biệt chú ý vất vả hơn ở khoản ăn uống.
Mẹ cho con ăn thành nhiều bữa, mỗi bữa ăn ít thôi con sẽ không bị nôn trớ. Món ăn nên đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng, không cần kiêng khem gì cả. Mẹ chế biến các món dạng lỏng như cháo, súp, canh,… con dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
Sau khi ăn xong, mẹ cho con ngồi nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Trẻ nhỏ thì mẹ ẵm vác vai cho con ợ hơi. Mẹ có thể chuẩn bị trước nước ấm để vệ sinh và quần áo sạch để thay nếu con nôn trớ.
Con bệnh chỉ đòi mỗi mẹ lại còn thêm các khoản này thì mẹ thực sự muốn hụt hơi. Bất cứ khi nào mệt mẹ hãy dừng lại nhé. Lúc con ngủ, mẹ cũng tranh thủ chợp mắt nghỉ ngơi một tí cho lại sức. Mẹ yên tâm vì qua giai đoạn này con sẽ ăn uống rất tốt và nhanh phục hồi đấy!
Những Sai Lầm Mẹ Thường Gặp
Trị Ho Cho Trẻ Sơ Sinh Bằng Kháng Sinh
Thực tế nhiều mẹ vẫn biết dùng kháng sinh nhiều cho con là không tốt. Nhưng mẹ thấy con ho nhiều quá, mẹ sợ nếu không dùng thuốc bệnh sẽ nặng thêm. Hoặc không dùng thuốc con không dứt ho được. Vì vậy, nhiều mẹ vẫn chọn kháng sinh làm cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Sự thật là, kháng sinh chỉ dùng để điều trị nguyên nhân bệnh. Ho là triệu chứng nên không thể dùng kháng sinh để trị ho. Nếu mẹ thấy con uống kháng sinh hết ho là do một số bệnh đủ ngày con tự hết ho. Kháng sinh vô tình được hưởng lợi đấy mẹ à.
Có nhiều nguyên nhân khiến con bị ho. Trong đó, khoảng chừng 1% trường hợp là cần dùng kháng sinh điều trị. 99% còn lại dùng kháng sinh KHÔNG chữa được bệnh mà lại CÓ HẠI cho con. Con đi phân lỏng, tiêu chảy, chán ăn, tăng cân ít,… chính là tác dụng phụ của thuốc.
Do đó, mẹ chỉ sử dụng kháng sinh cho con theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ dựa trên kết quả xét nghiệm mới biết con cần dùng kháng sinh gì, liều lượng bao nhiêu. Quan trọng là bác sĩ chịu trách nhiệm với đơn thuốc của mình nên mẹ sẽ yên tâm hơn đấy.
Thuốc Ho, Siro Ho Có Thể Dùng Vô Tư?
Có những mẹ bị chuyện ho của con ám ảnh đến mức lựa chọn sử dụng thuốc ho triền miên. Thời tiết thay đổi, con chưa ho mẹ cũng cho uống thuốc ho dự phòng. Nhiều mẹ nghĩ siro ho, thuốc ho không phải kháng sinh, không có hại nên cho con uống vô tư. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.
Thành phần chính của thuốc giảm ho, long đờm, tan đờm hầu hết đều chứa dextromethorphan (giảm ho), guaifenesin, cysteine (long đờm),… Các thuốc này lúc đầu uống rất hiệu quả. Nhưng dùng liên tục trong thời gian dài con sẽ bị nhờn (lờn) thuốc. Từ đó triệu chứng ho hay kéo dài và dễ bị tái phát.
Tất nhiên không mẹ nào chủ đích lạm dụng thuốc ho, siro ho cả. Các mẹ thường nghĩ “mình chỉ dùng một lần này thôi thì sẽ không bị nhờn thuốc”. Nhưng một năm con ho 5-8 lần, mỗi “một lần này thôi” cộng lại thành ra con uống thường xuyên rồi còn đâu.
Tóm lại, thuốc tan đờm cho trẻ sơ sinh hay các thuốc ho khác là không cần thiết. Mẹ sốt ruột quá vẫn muốn dùng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ liều lượng phù hợp để con không bị lờn thuốc. Nếu mẹ muốn dùng siro thì có thể chọn siro trị ho nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược. Mẹ đọc bảng thành phần nếu thấy tất cả là thảo dược thì mẹ có thể an tâm sử dụng.
Sự thật là các thành phần chính của siro đều rất quen thuộc. Mẹ có thể tự làm siro trị ho cho con với hiệu quả tương tự ngay tại nhà. Cách làm mẹ tham khảo Tại Đây.
Thời Điểm Trẻ Ho Có Đờm Cần Đi Bệnh Viện
Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 6 tuổi đơn giản trên sẽ giải quyết hầu hết những bệnh nhẹ. Tuy nhiên, cũng có khi ho có đờm là triệu chứng của bệnh nguy hiểm. Do đó, mẹ cũng cần biết cách nhận diện các dấu hiệu nguy hiểm để xử lý kịp thời nhé. Đối với ho có đờm, mẹ có thể dựa vào màu sắc đờm của con khi ho.
- Màu trắng đục: con chỉ bệnh nhẹ. Mẹ chăm sóc hợp lý sẽ nhanh hết bệnh.
- Màu vàng, xanh: dấu hiệu con bị nhiễm khuẩn. Mẹ tìm hiểu nguyên nhân bệnh và tập trung theo dõi dấu hiệu ho, các triệu chứng khác của con. Mẹ cẩn thận hơn có thể cho con đi xét nghiệm để xem con có bị nhiễm vi khuẩn không.
- Màu hồng, đỏ: dấu hiệu đờm có lẫn máu, nguy hiểm. Mẹ thu xếp đưa con đi khám sớm. Màu hồng càng rõ hay trẻ có biểu hiện lừ đừ, thở gấp, khó thở mẹ nên đưa con đi khám ngay.
Thông thường, ho là triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp. Trong đó, phần lớn thời gian mẹ có thể chăm sóc và theo dõi con tại nhà. Các trường hợp trẻ phải cấp cứu thường xuất phát từ nguyên nhân chủ quan trong chăm sóc. Và cũng vì người nhà chưa biết cách nhận biết dấu hiệu bệnh nặng lên. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên cập nhật kiến thức để chủ động bảo vệ và chăm sóc bé yêu chu đáo nhé.
Kết Luận
Chăm trẻ sơ sinh là giai đoạn vất vả nhất vì mọi thứ còn quá mới, quá bỡ ngỡ. Mẹ chưa chuẩn bị sẵn sàng cả kiến thức và tâm lý sẽ rất căng thẳng, áp lực. Thêm chuyện con bệnh nữa sẽ cực kỳ mệt mỏi đúng không mẹ? Hy vọng những cách chữa ho đờm cho trẻ trên đây sẽ phần nào gỡ rối cho mẹ.
Mẹ biết không, mẹ càng hiểu con thì việc chăm con càng trở nên nhàn tênh. Vì vậy, khi có thời gian rảnh, mẹ có thể lướt xem các chủ đề mẹ quan tâm trên blog Mẹ Việt. Những thông tin chắt lọc sẽ giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian và chăm con dễ dàng hơn nhiều đấy! Hẹn gặp lại mẹ trong các bài chia sẻ tiếp theo nhé!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023