Hầu hết chị em bỏ qua dấu hiệu mang thai trong những tuần đầu tiên và chỉ biết mình mang thai cho đến khi dùng que thử thai và đi khám. Tùy cơ địa từng người mà các dấu hiệu có thể xuất hiện sớm hay muộn cùng lúc hay riêng lẻ. Bạn hãy cùng xem chi tiết Top 14 dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên dễ nhận biết trong video dưới đây nhé.
Khi tinh trùng gặp trứng và thụ thai, thời gian kéo dài từ 1-2 sau quan hệ. Trứng và tinh trùng kết hợp thành công tạo thành hợp tử. Sau khi thụ thai, hợp tử làm tổ ở tử cung của phụ nữ và phân chia thành một khối tế bào gọi là phôi nang. Việc làm tổ của phôi thai và thai nhi thường diễn ra trong khoảng 2 tuần sau khi trứng rụng.
Vì vậy, thông thường, sau 7 ngày quan hệ là bạn đã có thể nhận biết được một số thay đổi trên cơ thể mình.
Dựa trên kinh nghiệm bản thân mình cũng như các kiến thức tổng hợp được trong quá trình tư vấn cho các chị em. Mình đã thống kê ra các dấu hiệu mang thai sớm dễ nhận biết nhất. Hy vọng sẽ giúp các bạn chủ động trong việc lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân nhé!
Mục Lục Bài Viết
Ra Đốm Máu Và Thay Đổi Dịch Âm Đạo
Đây là dấu hiệu thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 tới 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh. Các đốm máu xuất hiện ít, thường nhạt màu hơn so với máu kinh. Có thể kèm theo dịch màu trắng sữa. Nguyên nhân của hiện tượng này là do khi trứng làm tổ trong tử cung và thành âm đạo dày lên sau thụ thai sẽ gây ra hiện tượng xuất huyết.
Để hiểu về quá trình hình thành thai nhi trong bụng mẹ, mẹ xem thêm tại đây
Căng Tức Ngực
Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm và phổ biến nhất. Biểu hiện nhận biết là cảm giác căng tức ngực thường xuyên xuất hiện. Ngoài ra, kích thước vòng một của bạn tăng đáng kể. Kèm theo những cơn đau tức hơn bình thường. Vùng da xung quanh núm ti của bạn cũng trở nên sẫm màu hơn. Nguyên nhân là do những hormone bên trong cơ thể người phụ nữ như Progesteron và hCG có sự thay đổi. Làm máu lưu thông nhiều, kích thích những tế bào tại ngực sưng lên, gây cảm giác căng tức, thay đổi kích thước.
Thường Xuyên Đi Tiểu
Loại trừ những nguyên nhân sức khỏe khác, việc đi tiểu nhiều hơn so với bình thường có thể là “điềm báo” bạn đang có thai rồi đấy!
Sau khi trứng được thụ tinh, lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể. Do đó, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước hơn. Tiếp đó, sự chèn ép của tử cung ngày càng lớn lên bàng quang. Điều này sẽ làm bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.
Mệt Mỏi, Choáng Váng, Đau Đầu
Sự mệt mỏi thường trực này chính là một dấu hiệu mang thai điển hình nhất.
Nguyên nhân là khi mang thai, Cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, hệ tuần hoàn phải làm việc nhiều hơn. Thân nhiệt tăng cao cùng sự thay đổi các Hormone cũng làm bạn mất thêm nhiều năng lượng gây nên mệt mỏi, đau đầu, choáng váng.
Bạn có thể giảm căng thẳng và mệt mỏi với phương pháp trị liệu bằng tinh dầu tự nhiên trong thời gian mang thai. Và bổ sung chế độ dinh dưỡng giàu protein và sắt.
Buồn Nôn
Đây là dấu hiệu thường thấy khi bạn mang thai. Không nhất thiết là buổi sáng, bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn chỉ thấy buồn nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.
Xem thêm: Bà Bầu Không Nên Ăn Gì? Top Các Nhóm Thực Phẩm Mẹ Bầu Không Nên Ăn
Chuột Rút
Chuột rút có thể là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt mới, nhưng cũng có thể là một dấu hiệu nhận biết có thai.
Nguyên nhân do trong giai đoạn đầu mang thai, trứng làm tổ ở tử cung khiến tử cung bị kéo căng hơn bình thường để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Các cơ và dây chằng bị kéo căng, chèn ép các dây thần kinh và mạch máu gây đau nhức và chuột rút.
Thân Nhiệt Thay Đổi
Khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể bạn tăng cao hơn bình thường một chút. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể mình, bạn có thể dễ dàng nhận thấy dấu hiệu này. Đây là một dấu hiệu mang thai dễ bị bỏ sót, vì bạn có thể chỉ nghĩ rằng mình đang bị cảm lạnh hay quá mệt mỏi mà thôi.
Thay Đổi Thói Quen Ăn Uống
VD: Bạn thích ăn ngọt và cực kỳ ghét ăn chua. Bỗng một ngày, bạn nhận thấy mình đang cầm một trái cóc non và ăn ngon lành?
Giống như buồn nôn, thay đổi khẩu vị là một trong những dấu hiệu nhận biết bạn đang mang thai. Trong khi một số người ói đến mật xanh mật vàng. Và không dám đụng”tới bất kỳ món nào. Một số người khác lại lâm vào tình cảnh thèm ăn vô tội vạ trong suốt thời gian “mang bầu này”.
Đau Lưng
Đây cũng là một dấu hiệu mang thai dễ nhận biết. Tuy nhiên biểu hiện này có thể xảy ra trước kỳ kinh nguyệt nên thường không được chú ý. Nguyên nhân là do khi mang thai, dây chằng ở lưng sẽ bị kéo giãn, để giúp bạn thích nghi được với sự lớn dần lên của phần tử cung ở trong bụng. Điều này dẫn đến những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng và chúng thậm chí còn trở nên khó chịu hơn khi thai nhi trở nên lớn dần.
Tâm Trạng Thay Đổi
Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể còn khiến tâm lý của bạn dễ thất thường hơn gấp ngàn lần. Đang tủi thân, mệt mỏi, trong chớp mắt bạn đã có thể nổi giận, cảm thấy bức bối khó chịu trong người. Thông thường, trong những tuần đầu thai kỳ bạn sẽ khó có lúc nào cảm thấy vui vẻ.
Đầy Hơi
Sự thay đổi về hormone Progesterone sẽ làm cho ống tiêu hóa của người mẹ bị cản trở. Do đó, dạ dày sẽ bị đầy hơi trong khi vừa mới mang thai. Triệu chứng này gây cảm giác khó chịu cho bạn. Và trong khi mang thai, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao, khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn. Dẫn tới tình trạng bạn bị đầy bụng và táo bón.
Cực Kỳ Nhạy Cảm Với Mùi Hương
Đột nhiên bạn trở nên nhạy cảm hơn hẳn với mùi xung quanh mình. Đó có thể là mùi thuốc lá bạn cực ghét. Mùi nước hoa yêu thích của bạn hay đơn giản là mùi cơm chín…Tất cả đều có thể làm bạn cảm thấy khó chịu, thậm chí buồn nôn.
Xuất Hiện Rôm Sảy
Khi mang bầu, thân nhiệt của bạn tăng cao hơn bình thường làm da không thoát mồ hôi kịp. Hệ quả là rất dễ xuất hiện rôm sảy ở những vùng da có nhiều nếp gấp. Hoặc ở vùng da thường xuyên ma sát với quần áo. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào cũng chịu đựng tình trạng này.
Trễ Kinh
Trễ kinh có thể coi là dấu hiệu quan trọng để nhận biết việc có thai. Bởi khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ vắng mặt ít nhất trong 9 tháng mang bầu. Một số người thỉnh thoảng có ra máu trong thai kỳ nhưng ít hơn hẳn.
Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm tra xem mình có nhiều dấu hiệu khác trong danh sách kể trên hay không. Bởi trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt.
Lời Kết
Qua các dấu hiệu nổi bật được kể trên, hy vọng các bạn đã trang bị cho mình kiến thức để nhận biết dấu hiệu mang thai. Để chắc chắn hơn bạn cần theo dõi tổng hòa nhiều tín hiệu. Thay vì bạn đi đến kết luận ngay khi mới chỉ xuất hiện một sự thay đổi.
Ví dụ trong các dấu hiệu kể trên thì việc căng tức ngực hay đau lưng dễ bị nhầm lẫn. Vì tới ngày đèn đỏ các chị em cũng thường có biểu hiện như vậy. Dấu hiệu thay đổi thân nhiệt thì cần bạn theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Vậy nên bạn nào đang trong quá trình “thả” thì nhớ theo dõi nhiệt độ cơ thể hàng ngày nhé.
Vậy là tùy vào cơ địa mỗi người phụ nữ mà các dấu hiệu khi mang thai cũng sẽ khác nhau. Bạn hãy theo dõi và lắng nghe cơ thể mình. Bạn sẽ sớm nhận biết được mình có mang thai hay không. Khi càng có nhiều các dấu hiệu nêu trên, khả năng mang thai của bạn càng cao. Và để chắc chắn, bạn nên sử dụng que thử thai để thử sau khi trễ kinh khoảng 2 tuần.
Mời các bạn xem thêm video hướng dẫn Sử Dụng Que Thử Thai Đúng Cách Tại Nhà
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023