Làm sữa chua tại nhà: khi Mẹ Việt bắt đầu theo chế độ ăn uống khoa học, Mẹ Việt ngay lập tức nhận ra rằng, sữa chua là 1 phần quan trọng trong chế độ ăn uống và quá trình bảo vệ sức khỏe đường ruột.
Mục Lục Bài Viết
Tại Sao Nên Ăn Sữa Chua?
Sữa chua là một sản phẩm lên men từ sữa rất tốt cho sức khỏe. Ăn sữa chua rất có lợi trong:
- Hỗ trợ tiêu hóa: các vi khuẩn lên men đường lactose tạo ra axit lactic rất tốt cho sức khỏe đường ruột.
- Giảm cân: các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường trao đổi chất giúp giảm cân nhanh chóng.
- Tăng cường miễn dịch: Ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe đường ruột.
- Bổ sung Canxi giúp xương chắc khỏe.
- Giảm đường huyết, giảm nồng độ Cholesterol rất tốt có những người bị bệnh tim mạch.
- Tăng cường quá trình oxi hóa, cải thiện làn da luôn sáng khỏe và căng bóng.
Chúng ta bắt đầu ăn sữa chua từ việc mua từ các cửa hàng, nhưng rồi chúng khá đắt đỏ và những mối lo ngại không đảm bảo an toàn khiến Mẹ Việt bắt đầu nghiên cứu và nhận ra rằng để làm sữa chua thực không quá khó như suy nghĩ. Mẹ Việt đã rất vui vì khi bắt đầu làm, mọi thứ diễn ra thật thuận lợi!
Làm Thế Nào Để Làm Sữa Chua Tại Nhà
Có rất nhiều cách để làm sữa chua, bạn có thể sử dụng lò nướng, máy làm sữa chua, nồi cơm,… Ở đây Mẹ Việt sẽ hướng dẫn các bạn cách làm sữa chua đơn giản ngay cả khi không có máy làm sữa chua hay lò nướng nhé!!!
Nguyên liệu:
- 1 lít sữa tươi.
- ½ lon sữa đặc (sữa ông thọ).
- 2 hộp sữa chua có đường.
- 10 lọ, hũ thủy tinh (nhựa).
- Nước ấm.
Bước 1: Chọn Sữa
Đầu tiên là chọn sữa. Bạn có thể dùng bất kì loại sữa nào, những loại sữa có lợi cho sức khỏe thì sữa chua của bạn càng tốt. Thông thường và tốt nhất nên dùng sữa tươi đã được tiệt trùng.
Cho sữa tươi và sữa đặc vào cùng 1 xoong, khuấy đều lên. Bạn có thể tùy ý điều chỉnh lượng sữa đặc cho vị ngọt tùy theo khẩu vị bản thân.
Bước 2: Làm Nóng Sữa
Bật bếp, đun nóng hỗn hợp sữa trên cho đến khi sôi lăn tăn.
Lưu ý: Luôn phải khuấy đều tay cho hỗn hợp sữa tan đều vào nhau.
Sau đó tắt bếp để hỗn hợp nguội bớt tầm khoảng 35 độ (nhiệt độ này sữa chua lên men tốt nhất). Nhận biết nhiệt độ sữa đạt hay chưa bằng cách nhỏ ra tay, thấy âm ấm là được.
Bước 3: Thêm Sữa Chua Vào
Tiếp tục cho 2 hộp sữa chua vào nồi, khuấy thật đều lên. Hỗn hợp sữa vẫn đang nhiệt độ cao nên rất dễ hòa tan hết lượng sữa chua cho vào. Lưu ý là bạn khuấy càng đều tay thì sữa chua sẽ càng sánh và mịn nhé!
Dùng bình rót hoặc thìa lớn cho tất cả hỗn hợp vừa khuấy trên vào các hũ thủy tinh nhỏ (hoặc các hũ nhựa). Sau đó đậy chặt nắp các hũ trên.
Bước 4: Ủ Sữa Chua
Đậy kỹ nắp thùng ủ sữa chua và ủ trong vòng 8 tiếng. Để sữa chua ngon, sánh mịn, bạn không nên di chuyển hay xê dịch thùng ủ tránh trường hợp bị vỡ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua. Có nhiều cách để ủ sữa chua, bạn có thể tham khảo lựa chọn một trong những cách sau khi thấy phù hợp nhé:
- Cách 1: Đun nồi nước ấm khoảng 70 độ C, cho các hũ sữa chua vào giữa sao cho nước ngập 2/3 hũ.
- Cách 2: Pha nước theo tỷ lệ 2 nóng: 1 thường, cho vào bình đá, sao cho nước ngập đến miệng nắp sữa chua.
- Cách 3: cho các hũ sữa vào nồi cơm điện, đổ nước ấm ngập khoảng 2/3 chiều cao hũ là được. Đóng nắp lại ủ tầm 6-8 tiếng. Sau mỗi 2 tiếng, cắm điện để chế độ hâm nóng khoảng 15p là được.
Lưu ý: Thời gian ủ sữa chua càng lâu, sữa chua sẽ càng mịn và càng ngon. Tuy nhiên bạn cũng không nên ủ ngắn thời gian hoặc lâu quá. Thời gian ủ ngắn, sữa chua không lên men đủ, không đông lại được. Thời gian ủ lâu quá, sữa chua bạn làm sẽ bị chua. Do vậy thời gian ủ lí tưởng là từ 8–14 giờ.
Bước 5: Bảo Quản Sữa Chua
Sữa chua sau khi ủ sánh lại có mùi rất thơm dễ chịu, bạn nên bỏ vào tủ lạnh sử dụng dần.
Sữa chua tự làm có thể sử dụng và bảo quản từ 7–15 ngày. Bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp sữa chua giữ được các chất dinh dưỡng. Để lâu hơn, sữa chua sẽ bị lên men nhiều, gây hỏng, mốc,… các loại vitamin sẽ thay đổi trở thành độc tố cho cơ thể nếu bạn ăn vào.
Sử Dụng Sữa Chua Làm Tại Nhà Như Thế Nào?
Nên Ăn Sữa Chua Như Thế Nào Tốt?
- Người lớn ăn 1–2 hũ mỗi ngày rất tốt cho sức khỏe. Đối với trẻ em đường ruột còn yếu, bạn chỉ nên cho trẻ ăn ½ – 1 hũ mỗi ngày.
- Thời điểm rất tốt để ăn sữa chua là sau các bữa ăn từ 1–2 tiếng. Đây là thời điểm để các lợi khuẩn phát triển, cải thiện độ kiềm và axit của dạ dày. Đặc biệt ăn vào buổi sáng giúp bạn bổ sung năng lượng, tăng cường hệ tiêu hóa. Ăn vào buổi tối giúp bạn hấp thụ canxi, đẩy mạnh các hoạt động không tích tụ mỡ thừa thích hợp cho người muốn giảm cân.
- Một số người không nên ăn sữa chua: đang bị đau bụng đi ngoài, bị viêm túi mật, người bị bệnh tiểu đường.
Làm Đẹp Da Với Chính Sữa Chua Làm Tại Nhà
Trong sữa chua có các tinh chất giúp làn da sáng, mịn, loại bỏ các bã nhờn, nám, tàn nhang hiệu quả.
Thông thường để có hiệu quả tốt nhất bạn nên kết hợp sữa chua với những nguyên liệu khác như: chanh, mật ong, trà xanh, nha đam, trứng gà,… Mỗi tuần đắp mặt nạ từ 2–3 lần, làn da bạn sẽ đẹp lên nhanh chóng đấy!
Với những ích lợi tuyệt vời như vậy, còn chần chừ gì nữa? Hãy bắt tay vào làm ngay những hũ sữa chua thơm ngon, sánh mịn và bổ dưỡng đi nào! Mẹ Việt rất mong sớm nhận được hình ảnh những mẻ sữa chua thành công của bạn đấy. Hãy chia sẻ ngay với Mẹ Việt bằng cách comment ngay dưới bài viết này nhé! Chúc các bạn thành công!
Mình khá thích ăn gan lợn nhưng ít khi tự tay chế biến. Dạo gần đây mình đã mày mò và chế biến thành công món Gan Lợn xào Hành Tây. Cách thực hiện khá đơn giản nhưng thành quả thì không tồi chút nào. Mình sẽ chia sẻ trong bài viết sau. Các bạn nhớ theo dõi và phản hồi cho Mẹ Việt cảm nhận của bạn cũng như gợi ý những món ăn ngon khác để Mẹ Việt chia sẻ nhé! Hẹn gặp lại các bạn.
Đọc thêm: Những Thực Phẩm Giữ Ấm Cơ Thể Vào Mùa Đông Cho Cả Nhà Chị Em Nên Biết
- Hành trình 4 tháng mẹ dạy con tăng động giảm chú ý tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Mười Một 9, 2024
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023