Mục Lục Bài Viết
Bệnh Tay Chân Miệng Là Gì?
Bệnh tay chân miệng (HFM) là bệnh do virut cấp tính đường ruột như Coxsackie, Echo,… gây ra. Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ. Ở cấp độ nhẹ 1 có thể điều trị tại nhà. Tay chân miệng ở cấp độ 3 và 4 thì phải được đưa vào viện điều trị.
Tuy nhiên bệnh chân tay miệng rất dễ lây lan và khó chịu cho trẻ. HFM thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 5 có khi đến 10 tuổi. Người lớn đôi khi cũng mắc bệnh này ở mức độ nhẹ hơn.
Bệnh chân tay miệng lây truyền rất nhanh qua đường miệng, các chất dịch tiết ra từ mũi miệng, phân hay nước bọt của trẻ bị bệnh sang trẻ lành. Virut gây bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể phát triển nhanh gây ra các tổn thương về da và niêm mạc.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh chân tay miệng là do các bà mẹ thường vệ sinh cá nhân không sạch sẽ cho trẻ, đặc biệt trong môi trường yếu, ẩm ướt, trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát.
Các Triệu Chứng Của Bệnh Chân Tay Miệng
HFM rất hay bị nhầm lẫn với viêm họng hoặc thủy đậu do các triệu chứng ban đầu rất giống nhau. Vì vậy, các bà mẹ có con nhỏ nên thường xuyên để ý và theo dõi các triệu chứng nhé!
Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt, ho, đau họng, và đau bụng.
- Cảm giác mệt mỏi, chán ăn: Trẻ bắt đầu không muốn ăn, và đau đớn khi phải ăn hay uống gì đó.
- Tổn thương da: Sau 1-2 ngày sốt, các vết đỏ hay xuất hiện các mụn nước có đường kính 4-8 mm có thể phát triển trong miệng, trên lưỡi và vòm họng. Các vết loét đỏ, nổi mẩn cũng thường xuất hiện ở bàn tay và bàn chân (đôi khi cũng xuất hiện ở khu vực đầu gối, khuỷu tay, bộ phận sinh dục hoặc mông). Những vết loét/phát ban này có thể biến thành mụn nước và thường đau nhưng thường không ngứa.
Những vết loét trong miệng có thể khiến trẻ em và trẻ sơ sinh không muốn ăn uống gây nên hiện tượng mất nước là một triệu chứng các bà mẹ nên lưu ý.
Mặc dù tay chân miệng là bệnh hay gặp và thường ít nguy hiểm. Tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm gặp, virut có thể gây ra biến chứng viêm màng não, co giật, phù phổi, viêm cơ tim cấp có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được xử trí kịp thời.
Cách Phòng Tránh Bệnh Tay Chân Miệng
Do bệnh tay chân miệng lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với chất lỏng của các cơ thể nhiễm bệnh. Do đó, trẻ em (có xu hướng bỏ mọi thứ vào miệng) rất dễ bị mắc bệnh khi chúng ở gần những đứa trẻ mắc bệnh khác.
Nếu ai đó mắc bệnh, bạn nên đặc biệt lưu ý cách phòng bệnh cho các thành viên khác. Dưới đây là một số cách phòng bệnh:
+ Tăng cường vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà bông nhiều lần trong ngày, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các bà mẹ nên rửa tay trước khi chế biến thức ăn, khi cho trẻ ăn, trước khi bế và làm vệ sinh cho bé.
+ Đảm bảo vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi. Bát, đũa, dụng cụ ăn uống, nhà bếp phải được vệ sinh sạch sẽ. Nên sử dụng nguồn nước máy.
+ Giữ vệ sinh các bề mặt, đồ chơi, dụng cụ học tập,… mà trẻ tiếp xúc hằng ngày.
+ Không cho trẻ tiếp xúc với những người bệnh.
+ Phát hiện kịp thời các trẻ bị bệnh và kịp thời cách ly: khi phát hiện con mình mắc bệnh, các bà mẹ nên cách ly con mình với các thành viên khác trong gia đình và trong trường học,… để tránh lây lan.
+ Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể tăng cường miễn dịch bảo vệ bé khỏi bệnh HFM.
Tăng Cường Hệ Miễn Dịch – Cách Phòng Bệnh Tốt Nhất
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virut nên sử dụng kháng sinh sẽ không có nhiều tác dụng (thậm chí có thể gây hại) nên chủ yếu dựa vào sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy cách tốt nhất để phòng bệnh này là tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Một số biện pháp tăng cường hệ miễn dịch có thể kể đến như:
Uống Nhiều Nước
Vì mất nước là mối quan tâm lớn, nên cho trẻ uống đủ nước là một điều cần thiết. Thông thường các vết loét lở miệng làm trẻ ngại ăn uống, vì vậy các mẹ nên lưu ý hãy thử làm cho trẻ những viên kẹo dẻo tự làm bằng nước dừa, hay cho trẻ uống trà thảo dược, nước dừa, nước dùng xương. Chúng sẽ giúp làm dịu vết loét đồng thời cung cấp lượng nước cho cơ thể.
Các Loại Thực Phẩm Lành Mạnh
Những bữa ăn giàu dưỡng chất, không chỉ giúp bé nhanh khỏi bệnh, còn tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ bé khỏi các mầm bệnh khác. Theo chuyên gia dinh dưỡng, một bữa ăn mẹ cần cung cấp các dưỡng chất sau trong bữa ăn của bé:
+ Chất đạm: có nhiều trong cá, trứng, thịt gà, lợn, bò,…
+ Chất khoáng và vitamin: có nhiều trong rau xanh, súp lơ,…
+ Chất bột: có nhiều trong cơm, khoai lang, khoai tây, yến mạch, bánh mì,…
+ Chất béo: có nhiều trong bơ, trứng, dầu oliu, hạt chia, các loại hạt,…
Các Loại Thảo Mộc
Hầu như tất cả các loại thảo mộc đều có thể sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng có một số phù hợp với trẻ em. Các loại thảo mộc này có đặc tính kháng khuẩn mà rất gần gũi trong mỗi bữa cơm gia đình. Bao gồm:
- Húng quế: Rau húng quế rất thơm và thường được sử dụng như một loại gia vị. Đây còn là loại kháng sinh tự nhiên cực kì hiệu quả. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, rau húng quế chứa các thành phần kháng sinh tốt hơn 18 loại thuốc kháng sinh sử dụng hiện đang được sử dụng trong điều trị các bệnh truyền nhiễm. Do đó rau húng quế được sử dụng như một chất khử trùng tai mũi họng trong các bệnh virut truyền nhiễm.
- Trầu không: Lá trầu không có tác dụng rất tốt trong sát trùng, kháng khuẩn, khắc phục các vấn đề về da. Thường được sử dụng đun làm nước tắm cho trẻ nhỏ.
- Tỏi: Trong tỏi chứa hơn 100 các thành phần hoạt tính như: Allicin, ajoen, thiosulfinate,… các hợp chất này giúp bảo vệ cho thể chống lại các bệnh truyền nhiễm.
- Gừng: bên cạnh tỏi, gừng là loại thảo dược quen thuộc trong bữa ăn gia đình. Gừng không chỉ giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa mà còn giúp tăng cường hoạt chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả.
Làm Gì Khi Phát Hiện Con Mắc Bệnh Chân Tay Miệng?
Khi trẻ có những triệu chứng của bệnh chân tay miệng, các bà mẹ nên nhanh chóng đưa con đến các bệnh viện khám và theo dõi điều trị theo sự giám sát của bác sĩ.
Ngoài chân tay miệng thì cảm cúm cũng là chứng bệnh thường gặp không chỉ riêng ở trẻ nhỏ mà cả ở người lớn vào mùa lạnh. Vì vậy một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp các mẹ phòng ngừa bệnh cảm cúm cũng như chân tay miệng. Chế độ ăn uống phòng ngừa cảm cúm cho mùa lạnh.
Với những kiến thức ở trên, hy vọng các mẹ có thể dễ dàng nhận diện, phát hiện và có những giải pháp hợp lý để phòng ngừa các căn bệnh thường gặp này nhé!
Cùng chủ đề: Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Từ 1-3 Tuổi
Lưu Ý Những Bệnh Mùa Đông Thường Mắc Phải
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023