Mùa đông tràn về cùng khí hậu khắc nghiệt hơn so với các mùa còn lại trong năm nên mọi người thường gặp vấn đề về sức khỏe như cảm cúm, đau họng, đau nhức xương khớp, … Cho nên mọi người cần nhận biết dấu hiệu và phòng tránh các bệnh này để có một sức khỏe tốt trong mùa đông tới.
Mục Lục Bài Viết
Cảm Lạnh
Đây là căn bệnh phổ biến và rất nhiều người mắc phải. Bệnh này do virus gây ra làm giảm kháng thể và gây ra ở đường hô hấp chủ yếu ảnh hưởng mũi. Dấu hiệu của cảm lạnh là ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng,…
Để phòng tránh cảm lạnh bạn nên:
- Thường xuyên rửa tay, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hành động đơn giản này giúp bạn loại bỏ virus ở tay khi va chạm vào những đồ vật xung quanh hoặc tiếp xúc với người bệnh.
- Giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ dùng trong nhà như cốc chén, bát đũa, khăn cần sạch sẽ, đặc biệt khi trong nhà có người bị ốm.
- Khi đã bị cảm lạnh không nên dùng khăn tay mà nên dùng khăn giấy để tránh rửa tay và giặt khăn liên tục.
Viêm Họng
Không khí lạnh khắc nghiệt của mùa đông là nguyên nhân chính khiến nhiều người bị viêm họng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi nhiệt độ cũng gây ra viêm họng như: ban ngày trời nóng ban đêm trời lạnh, chênh lệch nhiệt độ nhiều cũng gây viêm họng. Để cho họng được khỏe mạnh mọi người nên:
- Súc miệng bằng nước muối ấm. Nước muối có tính chống viêm tác dụng làm dịu những cơn rát họng. Lưu ý: nước muối không có tác dụng chữa khi bạn bị nhiễm trùng.
- Mỗi sáng thức dậy pha nước uống gồm mật ong, chanh và nước ấm là giảm cơn đau họng và tốt cho sức khỏe.
Đau Khớp
Cứ mỗi khi mùa đông về những ai bị bệnh khớp lại thấy đau đớn, trời càng lạnh thì càng đau. Để tránh tình trạng này bạn có thể:
- Tập thể dục hằng ngày, để tinh thần và cơ thể thoải mái.
- Không tập thể dục ngoài trời nếu thời tiết quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hạ Thân Nhiệt
Đây là những bệnh thường gặp ở người già và trẻ nhỏ, người có thói quen uống rượu bia. Khi bị hạ thân nhiệt một cách đột ngột, người bệnh sẽ thấy đầu óc mơ hồ, cơ thể mệt mỏi và sẽ xuất hiện rùng mình mà không kiểm soát được. Khi cơ thể cảm thấy không lạnh nữa, đồng tử giãn ra, da tái xanh, không còn tỉnh táo.
Đây là bệnh khá nghiêm trọng, theo các chuyên gia thì nên can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu bị hạ thân nhiệt để các triệu chứng không bị nặng hơn. Cách tốt nhất là khi bị hạ thân nhiệt nên quấn chăn xung quanh để cơ thể ấm trở lại.
Chân Tay Lạnh
Hiện tượng chân tay bị lạnh khi ngón tay ngón chân thay đổi màu sắc và trở nên đau mỗi khi thời tiết lạnh. Ngón tay, ngón chân đổi sang màu trắng đến màu xanh, và đỏ rồi sẽ bị sưng tấy. Khi bị chân tay lạnh lời khuyên dành cho bạn:
- Không hút thuốc hoặc uống cà phê.
- Mang tất, giày dép ấm khi đi ra đường trong thời tiết lạnh.
Viêm Mũi, Viêm Xoang
Khi bị bệnh này bạn có thể sốt hoặc không nhưng mũi sẽ ngứa và chảy nước mũi nhiều. Trẻ con còn đang bú sữa mẹ khi bị viêm mũi sẽ thở khò khè, phải thở bằng miệng, đang bú phải ngưng lại nhiều lần để thở và ngủ cũng không yên giấc. Khi có các triệu chứng trên bạn cần:
- Ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ để có sức đề kháng tốt cho cơ thể.
- Uống nhiều nước: nước lọc, nước trái cây. Nên uống trà thảo dược có tác dụng rửa sạch chất nhầy, nguyên nhân chính khiến bạn nghẹt thở.
Dùng khăn chườm ấm quanh mũi, mắt, đầu để chất nhầy dễ thoát hơn và giảm cơ đau nhức
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường.
- Tránh luồng không khí lạnh, khô.
- Vệ sinh mũi thường xuyên với dung dịch nước biển.
Da Khô
Mọi người thường cảm thấy da khô khi mùa đông đến, độ ẩm xuống thấp là da và môi nứt nẻ mất thẩm mỹ và đau. Để da không bị khô dưỡng ẩm là điều cần thiết. Thời gian tốt nhất bôi kem dưỡng ẩm là sau khi tắm và một lần nữa trước khi đi ngủ. Đặc biệt lưu ý là không tắm nước quá nóng, như thế sẽ da khô và gây ngứa da.
Đau Dạ Dày
Thời tiết lạnh khiến mọi người đau bao tử nhiều hơn. Hiện tại để giảm nguy cơ mắc bệnh mọi người nên chăm sóc bản thân kỹ lưỡng hơn để tăng sức đề kháng.
- Ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, không được bỏ bữa sáng.
- Để tinh thần thoải mái, không trong trạng thái căng thẳng.
Quai Bị
Đây là bệnh lây qua đường hô hấp còn gọi là viêm tuyến mang tai truyền nhiễm thường xuất hiện khi mùa đông về.
Triệu chứng của bệnh:
- Sốt và sưng quai hàm.
- Đau tuyến nước bọt và tuyến lưỡi dưới hoặc tuyến hàm trên.
Cách phòng tránh:
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
- Không được tự ý sử dụng thuốc, bôi thuốc để tránh nhiễm độc phải theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cách ly người bệnh 2 tuần, kiêng nước lạnh, kiêng gió.
- Vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước.
- Ăn thức ăn mềm dễ nuốt.
Khi sốt cao liên tục hoặc thấy biến chứng không được tự ý hạ sốt mà phải ngay lập tức đưa đến bệnh viện.
Bạn thấy đấy, một số bệnh phải kể trên buộc phải có sự can thiệp điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên phần lớn những bệnh này chỉ cần bạn để ý những biểu hiện của cơ thể để có sự chăm sóc kịp thời là có thể lướt qua nhanh.
Ngoài việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, bạn nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn với những món ăn kết hợp với gừng, tỏi, Những Thực Phẩm Giữ Ấm Cơ Thể Vào Mùa Đông, để tăng cười sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong nhé!
Tham khảo: Các Bệnh Thường Gặp Ở Trẻ Từ 1-3 Tuổi
Ngăn Ngừa Bệnh Chân Tay Miệng Ở Trẻ
- Quả ngọt 9 tháng mẹ can thiệp cho con tăng động giảm chú ý học lớp 1 học tốt - Tháng Sáu 6, 2024
- Bài Test Sàng Lọc Tự Kỷ M-Chart-R (dành cho trẻ từ 16-30 tháng tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Mức Độ Tự Kỷ Của Trẻ CARS (dành cho trẻ trên 2 tuổi) - Tháng Năm 17, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 25-30 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 12-18 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 37-42 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 61-72 Tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Nhận Thức Của Trẻ 55-60 tháng - Tháng Năm 4, 2023
- Bài Test Đánh Giá Sự Phát Triển Vận Động Của Trẻ 55-60 Tháng - Tháng Năm 4, 2023