Lần đầu làm mẹ, mọi thứ về con đều bỡ ngỡ với mẹ. Ngay đến cả chuyện ị của con cũng đánh đố mẹ được. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt, màu thì lúc xanh lá, lúc hoa cà hoa cải. Có khi một ngày con xì xoẹt đến cả 10 lần là ít. Con đi ngoài như vậy có phải tiêu chảy không? Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy mẹ nên làm gì? Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy nên xử lý thế nào?… Và nhiều câu hỏi khác về trẻ bú mẹ bị tiêu chảy mình sẽ cùng các mẹ tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Mục Lục Bài Viết
Dấu Hiệu Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Sủi Bọt
Đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên hay phân lỏng thường là căn cứ để xác định tiêu chảy ở người lớn. Đối với trẻ sơ sinh điều này hoàn toàn không đúng mẹ nhé!
- Trẻ dưới 1 tháng tuổi có thể đi 4-10 lần/ngày là bình thường.
- Sau đó tới 3 tháng tuổi, trẻ đi tầm 2 lần/ngày.
- Tần suất ở mỗi bé cũng khác nhau: có trẻ đi 2 ngày/lần, 1 tuần/lần. Tuy nhiên, con bú ngoan, ngủ ngoan và tăng cân đều là con vẫn phát triển tốt. Mẹ không cần phải lo lắng nhé.
Vậy như thế nào là trẻ sơ sinh bị tiêu chảy? Trẻ sơ sinh bú mẹ bị tiêu chảy là khi đi ngoài gấp hai lần bình thường. Trẻ lớn là hơn 3 lần/ngày.
Thêm vào đó, cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt là… mẹ phân tích “sản phẩm” của con. Con đi ngoài phân lỏng, màu vàng, tóe nước và có bọt. Một ngày con đi nhiều lần, đi tè, xì hơi,… cũng bĩnh một chút vàng vàng ra quần. Tình trạng này làm trẻ ít bú, bỏ bú, chậm tăng cân thì mẹ nên lưu tâm. Khi có dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiểm tra xem nguyên nhân có thể từ đâu.
Nguyên Nhân Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Sủi Bọt
Rối Loạn Tiêu Hóa
Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng tiêu chảy sủi bọt. Trẻ sơ sinh thường bị nhiễm khuẩn do núm ti bình/ti mẹ chưa vệ sinh sạch trước khi bú. Trẻ thường mút tay cũng có thể nhiễm khuẩn nếu tay trẻ bị bẩn. Nhiễm khuẩn ở đây là có thể là nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.
Nguyên nhân này thường kèm theo đau bụng, sốt, buồn nôn, nôn, sụt cân,…
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao? Nếu các triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm sau 2-3 ngày, mẹ yên tâm chăm sóc con ở nhà. Sau 7-10 ngày con sẽ tự khỏi bệnh. Nếu con sốt cao hoặc tiêu chảy tăng nặng, kéo dài ngày mẹ nên đưa con đến bệnh viện.
Trẻ Sơ Sinh Bú Mẹ Bị Tiêu Chảy
Tiêu chảy sủi bọt là dấu hiệu trẻ bị quá tải tiêu hóa đường sữa. Mẹ biết không, sữa mẹ gồm có sữa trước (foremilk) và sữa sau (hindmilk). Trẻ bú nhiều sữa trước quá vừa ít chất dinh dưỡng vừa có thể không tiêu hóa hết đường trong sữa.
Mẹ vắt bỏ bớt sữa trước, cho trẻ bú sữa sau đặc hơn, nhiều chất dinh dưỡng hơn. Trẻ sẽ không còn bị tiêu chảy sủi bọt nữa.
Hệ tiêu hóa trẻ sơ sinh cũng rất nhạy cảm với thay đổi trong chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ ăn nhiều đồ nóng, chiên xào dầu mỡ cũng làm trẻ bị tiêu chảy. Do đó, mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng lành mạnh để con tiêu hóa bình thường nhé.
Mẹ đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Mẹ Nên Ăn Gì Để Con Hết Xì Xoẹt
Trẻ Sơ Sinh Bú Sữa Công Thức Bị Tiêu Chảy
Thực ra trẻ bú sữa công thức thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Nếu trẻ bị tiêu chảy sủi bọt khi mẹ đổi sữa, có thể là vì trẻ chưa quen sữa mới. Mẹ không nên cắt hẳn sữa cũ mà nên xen kẽ, thay thế dần dần các cữ sữa cũ bằng sữa mới. Sau đó, mẹ tiếp tục theo dõi phản ứng của con với sữa mới trong 1-2 tuần. Trẻ có thời gian thích nghi sẽ không bị tiêu chảy nữa.
Nếu trẻ tiêu chảy nặng hơn là dấu hiệu dị ứng sữa bò hoặc không dung nạp đường lactose. Mẹ đưa trẻ đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được tư vấn sữa phù hợp thể trạng của con.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần pha sữa công thức đúng cách nhé. Có mẹ sợ con uống nhiều béo phì nên pha ít sữa bột lại. Có mẹ thì sợ con không no lại pha nhiều sữa bột hơn lượng khuyến nghị. Cả hai cách này đều không tốt và có thể làm cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt.
Các Nguyên Nhân Khác
Con nhiễm các bệnh: nhiễm trùng hô hấp, sởi, viêm tai giữa, suy dinh dưỡng,… cũng kèm tiêu chảy. Tiêu chảy sẽ hết khi các bệnh này hết mẹ nhé.
Hội chứng kém hấp thu: trẻ không tiêu hóa được hết chất dinh dưỡng.
Tác dụng phụ của kháng sinh: trẻ bị tiêu chảy khi sử dụng kháng sinh như amoxicillin, penicillin, erythromycin, cephalosporin,… kéo dài. Sau khi ngưng thuốc 1-2 ngày, con sẽ đi ngoài bình thường trở lại.
Trẻ đến tuổi ăn dặm: vệ sinh thức ăn cho trẻ chưa kỹ, thức ăn bị nhiễm khuẩn,…
Trẻ Sơ Sinh Bị Tiêu Chảy Sủi Bọt Mẹ Phải Làm Gì?
Đối với trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, mẹ bù nước bằng cách cho trẻ bú càng nhiều càng tốt.
Trẻ bú sữa công thức, mẹ pha sữa loãng ½ lượng bột sữa so với ngày thường. Sau 2 ngày, mẹ cho uống lại bình thường rồi theo dõi tình trạng tiêu chảy.
Trẻ bị tiêu chảy rất dễ hăm tã. Sau mỗi lần con đi ngoài, mẹ vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước sạch. Mẹ thoa một lớp kem mỏng để chống hăm tã cho con. Mẹ có thể dùng vaseline, kem chứa kẽm (Zincofax, Penaten) hoặc các kem chống hăm khác. Mẹ hạn chế mặc tã cho con thời gian này sẽ tốt hơn. Nếu mặc tã, mẹ đợi lớp kem khô rồi hãy mặc nhé.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và mất nước, con cần uống 50-100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài. Trẻ 5 tháng bị tiêu chảy mẹ có thể cho uống thêm nước. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy mẹ nên hỏi bác sĩ về việc cho con uống nước.
Trẻ đến tuổi ăn dặm: mẹ kiểm tra khẩu phần ăn dặm cho con dễ tiêu hóa chưa? Mẹ chú ý nguyên liệu sạch, đảm bảo vệ sinh, nấu chín,…
Xem thêm: Trẻ Bị Tiêu Chảy Cấp: Nguyên Nhân Và Cách Chăm Sóc
Dấu Hiệu Trẻ Gặp Nguy Hiểm?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị tiêu chảy, tốt nhất là mẹ đưa trẻ đi khám bác sĩ. Mẹ không nên tự mua thuốc cho trẻ uống, càng không nên chữa theo mẹo. Trẻ đang bệnh rất nhạy cảm với thuốc. Sử dụng sai cách sẽ thêm nguy hiểm cho con. Bác sĩ nhi sẽ biết rõ trẻ cần uống thuốc gì vừa hiệu quả vừa an toàn.
Trẻ lớn hơn bị tiêu chảy mẹ có thể chăm sóc ở nhà và theo dõi tình trạng của con. Những dấu hiệu sau cho thấy trẻ đang gặp nguy hiểm. Ngay khi phát hiện, mẹ nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhé.
- Phân có lẫn máu.
- Tiêu chảy sủi bọt 3 ngày không thuyên giảm.
- Trẻ kèm sốt cao.
- Có dấu hiệu mệt mỏi, bỏ bú, chán ăn.
- Xuất hiện dấu hiệu mất nước nghiêm trọng.
Ở bệnh viện, trẻ sẽ được bác sĩ đánh giá tình trạng và truyền dịch trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, mẹ không cần phải quá lo lắng nhé. Mẹ chăm sóc trẻ đúng cách sẽ hạn chế tối đa các trường hợp phải nhập viện đấy!
Đọc thêm: Bé Đi Ngoài Nhiều Lần Trong Ngày Có Sao Không?
Kết Luận
Mẹ biết không, tiêu chảy là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây tử vong cho trẻ dưới 5 tuổi. Rủi ro thường xảy ra do các mẹ không biết rõ về bệnh dẫn đến chăm sóc chưa đúng cách. Nguy hiểm nhất là mẹ không kịp thời nhận ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng của trẻ. Tuy nhiên, đọc đến đây mẹ đã hiểu rõ trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao rồi đấy. Chắc chắn với những kiến thức này, bé yêu sẽ được mẹ bảo vệ an toàn trước bệnh tiêu chảy. Và mẹ còn có thể chủ động bảo vệ con trước nhiều bệnh khác nữa. Hẹn gặp lại mẹ ở các bài chia sẻ tiếp theo nhé!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023