Viêm họng ở trẻ thường bắt đầu với các biểu hiện sốt, ho, đau rát họng, nghẹt mũi, khó thở,… Một số trẻ còn có thêm triệu chứng đau bụng, nôn, buồn nôn. Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày đầu thường sốt cao. Vì vậy, các mẹ rất quan tâm vấn đề sốt viêm họng kéo dài bao lâu. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi ấy và gợi ý mẹ cách chăm sóc khi con viêm họng!
Mục Lục Bài Viết
Trẻ Sốt Viêm Họng Kéo Dài Bao Lâu?
Viêm họng thường là triệu chứng điển hình của bệnh viêm đường hô hấp trên. Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu một phần phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh. Các bệnh do virus gây ra, phần lớn trẻ sốt cao 2-3 ngày đầu và hạ dần những ngày sau. Các bệnh do vi khuẩn thường sốt cao kéo dài 4-5 ngày và chỉ giảm khi được điều trị.
Tuy nhiên, bé bị viêm họng sốt mấy ngày mà không thuyên giảm là dấu hiệu bệnh chuyển biến nặng. Vì thế, mẹ chú ý theo dõi nhiệt độ của con liên tục và hạ sốt kịp thời.
Để con nhanh hồi phục, chỉ tập trung vào hạ sốt không thôi là chưa đủ các mẹ ạ. Những triệu chứng đi kèm như đau rát họng, ho, nghẹt mũi, sổ mũi,… cũng cần được quan tâm chăm sóc chu đáo. Phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ cách chăm sóc trẻ sốt viêm họng kéo dài mấy ngày liền nhé.
Đọc thêm: Trẻ Bị Viêm Họng Sốt Cao – Mẹ Nên Làm Gì
Chăm Sóc Trẻ Sốt Viêm Họng
Viêm họng tuy làm cho trẻ cảm giác khó chịu nhưng nhìn chung là bệnh nhẹ. Mẹ có thể yên tâm theo dõi và chăm sóc trẻ ngay tại nhà. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều là cách hiệu quả nhất để trẻ nhanh khỏe lại.
Hạ Sốt Cho Trẻ
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày liền mẹ ưu tiên dùng các bài thuốc dân gian hạ sốt an toàn. Nếu trẻ vẫn sốt cao thì mẹ cho con uống thuốc hạ sốt đúng cách.
Thuốc hạ sốt mẹ có thể dùng acetaminophen/paracetamol hay ibuprofen để hạ nhiệt cho trẻ. Tuy nhiên, mình thường tư vấn cho các mẹ dùng paracetamol vì an toàn hơn, ít tác dụng phụ. Liều thuốc cần dùng cho trẻ mẹ tính theo 10-15mg/kg/lần, không quá 60mg/kg/ngày. Sau khi cho trẻ uống thuốc, 4-6 giờ sau mới cho trẻ uống liều tiếp theo mẹ nhé.
Bé bị viêm họng sốt mấy ngày thường đổ nhiều mồ hôi. Mẹ thường xuyên lau khô cho trẻ và giữ gìn vệ sinh cẩn thận để tránh trẻ nhiễm bệnh thêm. Mẹ có thể tắm nhanh cho trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió. Tắm cũng là một biện pháp giúp trẻ hạ sốt nhanh đó mẹ.
Giảm Đau Họng, Giảm Ho Cho Trẻ
Bé bị sốt viêm họng mấy ngày liên tục thường kèm họng bị sưng tấy, đau và khó nuốt. Trẻ vừa mệt mỏi vừa không ăn uống được dẫn đến thiếu chất, bệnh do vậy mà chậm phục hồi. Cơ thể trẻ đang yếu sẽ rất nhạy cảm với tác dụng phụ các loại thuốc. Do đó, các mẹ nên giảm đau họng, giảm ho cho trẻ bằng các nguyên liệu tự nhiên. Mình sẽ chia sẻ với mẹ những bài thuốc Đông y mình hay áp dụng cho gia đình. Mẹ có thể tự làm và yên tâm về hiệu quả và tính an toàn của thuốc.
Rau Diếp Cá
Rau diếp cá có chứa kháng sinh tự nhiên tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng viêm, sát khuẩn. Mẹ xay lá diếp cá, lọc lấy nước cho bé uống liên tục. Vì lá diếp cá có tính mát nên có thể xuất hiện tình trạng con đi phân lỏng. Điều này hoàn toàn bình thường mẹ nha.
Lá Húng Chanh
Tinh dầu trong húng chanh chứa nhiều cavaron có tác dụng chữa ho khan, ho có đờm rất tốt.
Cách làm: húng chanh tươi rửa sạch, thái nhỏ cho vào bát cùng ít đường phèn. Mẹ chưng cách thủy rồi chắt lấy nước cho trẻ uống từ từ mỗi ngày 1 lần. Phần bã mẹ hướng dẫn con ngậm trong miệng và mút lấy nước. Nếu vị thuốc làm trẻ khó ngậm thì mẹ cũng không nên ép, con uống phần nước cũng đủ rồi. Mẹ làm đều đặn 3-4 ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm đáng kể.
Lá Tía Tô
Theo Đông y, tía tô có tính ấm, vị cay, không độc. Mẹ nấu cháo thêm lá tía tô xắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để trị viêm họng cho trẻ rất tốt.
Tỏi Kết Hợp Mật Ong
Hai thành phần này đều có tính sát khuẩn tự nhiên cao sẽ giảm viêm họng cho trẻ hiệu quả.
Cách làm: mẹ giã nát hai tép tỏi, trộn với hai thìa cà phê mật ong rồi đem hấp cách thủy. Mẹ thăm chừng đừng để tỏi chín quá, tỏi vừa mềm còn giữ được mùi hăng là đạt.
Cho bé uống nước lọc trước, sau đó dùng nửa muỗng cà phê hỗn hợp trên 1-2 lần/ngày. Mẹ lưu ý là những bài thuốc có mật ong chỉ dùng cho trẻ trên 1 tuổi các mẹ nhé.
Bài thuốc chanh đào ngâm mật ong cũng có tác dụng trị ho rất tốt. Tuy nhiên bài viết này mình chỉ hướng dẫn những bài thuốc không mất nhiều thời gian. Mẹ quan tâm đến chanh đào ngâm mật ong có thể inbox mình chia sẻ công thức.
Những cách này sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất trong giai đoạn đầu. Chính vì thế, khi trẻ vừa chớm viêm họng, mẹ thực hiện ngay nhé!
Một số mẹ nhờ mình tư vấn có bảo rằng em đã áp dụng mà sao không thấy hiệu quả. Vậy thì mẹ xem lại giúp mình 2 điểm sau. Một là, mẹ đã thực hiện đều đặn trong 3-5 ngày chưa hay chỉ 2 ngày đã bỏ cuộc?^^ Hai là mẹ đã thử nhiều cách chưa hay chỉ mới một cách? Bí quyết dùng thuốc dân gian hiệu quả đơn giản là kiên trì và tìm đúng bài thuốc. Cơ địa mỗi trẻ khác nhau nên có trẻ hợp thuốc này, trẻ lại hợp thuốc kia. Mình chia sẻ với các mẹ nhiều cách làm cũng là vì vậy.
Trị Nghẹt Mũi, Sổ Mũi, Chảy Nước Mũi
Nếu trẻ bị sốt viêm họng mấy ngày chỉ nghẹt mũi nhẹ, mẹ nhỏ nước muối sinh lý cho con. Nếu trẻ nghẹt mũi nhiều mẹ rửa mũi hoặc dùng dụng cụ hút mũi cho con. Mẹ xem hướng dẫn chi tiết những cách làm thông thoáng mũi cho trẻ trong bài viết:
Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Và Ho – Cách Mẹ Thong Thả Xử Lý
Trẻ bị sốt viêm họng mấy ngày kèm nghẹt mũi, chảy mũi nặng sẽ rất khó chịu. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng thuốc co mạch hay các thuốc khác cho trẻ nhé.
Chế Độ Dinh Dưỡng
Con đang đau họng, đau khi nuốt nên mẹ chú ý các yếu tố sau khi chọn món cho con mẹ nhé:
- Các món mềm và dễ tiêu hóa: cháo, miến, bún, phở,… Các món canh trơn, mát như canh rau mùng tơi, rau đay,…
- Chia nhỏ các bữa ăn: mỗi bữa mẹ cũng chỉ cần chuẩn bị ít đồ ăn thôi và đừng ép trẻ phải ăn hết.
- Nghiền nhỏ, nghiền nhuyễn thức ăn: để con không phải nhai nhiều, dễ nuốt.
- Cho bé uống nhiều nước: tốt nhất là dung dịch oresol và nước ép hoa quả, nước dừa.
Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu cũng một phần phụ thuộc vào chế độ chăm sóc của mẹ. Mẹ chú ý chăm sóc con thật tốt ngay từ khi mới bệnh sẽ giúp con mau khỏe.
Trẻ Sốt Viêm Họng Mấy Ngày Thì Nên Đi Viện?
Viêm họng ở trẻ không nghiêm trọng nhưng nếu chăm sóc không tốt có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Trong đó, một số biến chứng nguy hiểm có thể gặp gồm: viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp cấp…
Bé bị viêm họng sốt mấy ngày liền nếu có triệu chứng sau, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện:
- Quấy khóc nhiều do đau họng.
- Rất khó nuốt thức ăn và nước.
- Ho nhiều, khó thở, thở nhanh, co rút lồng ngực.
- Sốt cao liên tục, uống thuốc hạ sốt, chườm,… không tác dụng. Sốt cao được tính là 38°C với trẻ <3 tháng, 38.5°C với trẻ 3-6 tháng, 39°C với trẻ trên 6 tháng.
- Viêm họng và sốt kéo dài hơn 1 tuần.
- Có dấu hiệu co giật.
- Cổ cứng, đau tai, lẫn máu trong đờm, nước bọt.
- Xuất hiện phát ban trên da.
- Đau khớp.
Viêm họng là một triệu chứng phổ biến ở trẻ em. Và chỉ có 10% trường hợp trẻ bệnh cần điều trị ở bệnh viện. Vì thế mẹ có thể yên tâm chăm sóc và theo dõi con ở nhà. Mẹ thấy đấy, cách chăm sóc cho trẻ cũng đơn giản, không quá phức tạp. Nhưng bao nhiêu ngày trẻ bệnh là bấy nhiêu ngày mẹ phải túc trực bên con. Điều này ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe của con mà còn nhiều cơ hội công việc của mẹ. Do đó, mẹ hãy hạn chế tối đa những “rắc rối” này bằng cách phòng bệnh cho con thật tốt.
Phòng Bệnh Viêm Họng Cho Trẻ
Mẹ chủ động phòng bệnh hiệu quả bằng cách giữ các tác nhân gây bệnh tránh xa trẻ. Mẹ cũng nên tập cho trẻ những thói quen tốt để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ: vào mùa lạnh, các thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột. Mẹ cho trẻ mặc ấm, quàng khăn cổ để giữ ấm vùng cổ.
- Tập cho con thói quen đánh răng, súc miệng bằng nước muối hàng ngày.
- Đeo khẩu trang: cho con khi ra ngoài để tránh khói bụi, ô nhiễm. Hạn chế đến nơi đông người vào mùa dịch.
- Cho con tiêm phòng vắc xin cúm, phế cầu, sởi, thủy đậu,…
- Vệ sinh nhà cửa, môi trường xung quanh thường xuyên. Mầm bệnh không có nơi ẩn nấp chắc chắn không thể làm hại con, mẹ nhé.
Kết Luận
Dù trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu đi chăng nữa thì cũng ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe. Nên tốt nhất là mẹ giữ cho trẻ luôn khỏe mạnh nhé. Nuôi con quả là một hành trình thú vị. Dù mẹ đã chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu vẫn sẽ có cảm giác là chưa đủ!
Trên thực tế sự ra đời của một đứa trẻ đồng nghĩa với việc mẹ không chỉ “làm mẹ”. Mẹ còn kiêm luôn cả bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng, cô nuôi dạy trẻ,… Sẽ không tránh khỏi những lúc áp lực đè nặng lên đôi vai mà mẹ chẳng thể chia sẻ cùng ai. Các mẹ trong Cộng Đồng Mẹ Việt rất hiểu điều đó và sẵn sàng đồng hành cùng mẹ. Hãy cùng tham gia và tâm sự bầu bạn với nhiều chị em bỉm sữa khác mẹ nhé!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023