Trẻ sơ sinh thở khò khè như có đờm thường gặp khó khăn khi thở dẫn đến cảm thấy khó chịu. Bệnh kéo dài có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và giấc ngủ của con. Trị khò khè cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên thực hiện ngay từ đầu. Vì điều trị càng sớm sẽ càng hiệu quả và dứt điểm. Mình sẽ mách mẹ 5 bí quyết “đánh nhanh – tiêu diệt gọn” khò khè ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé!
Tham gia vào Cộng Đồng Mẹ Việt – Cộng đồng Mẹ và Bé chăm sóc và nuôi dạy con khoa học. Hỗ trợ các ba mẹ trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng chăm bé, giáo dục sớm, dạy bé thông minh. TRỞ THÀNH THÀNH VIÊN MẸ VIỆT.
Khò khè là một dấu hiệu cho mẹ biết con đang bị tắc nghẽn đường thở. Vị trí tắc nghẽn có thể là ở mũi, họng hoặc các ống phế quản, tiểu phế quản bên trong. Vì vậy bí quyết để trẻ nhanh chóng chấm dứt khò khè là:
– Làm thông thoáng mũi trẻ.
– Làm loãng chất nhầy (đờm) trong cổ họng trẻ.
Khi toàn bộ các đường thở thông thoáng, con sẽ nhanh chóng hít thở nhẹ nhàng êm ái mẹ ạ.
Mục Lục Bài Viết
Bí Quyết Trị Khò Khè Cho Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ
Dùng Nước Muối Sinh Lý 0,9%
Khi trẻ vừa chớm bệnh, mẹ nhỏ nước muối cho trẻ 2-3 lần/ngày, mỗi bên 1 giọt. Triệu chứng nặng mẹ có thể nhỏ 4-5 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt. Khi nhỏ mẹ đặt trẻ nằm ngửa để nước muối thấm sâu bên trong. Nước muối chảy ra, mẹ lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm cho con.
Bình xịt nước biển sâu cũng có tác dụng tương đương, mẹ có thể sử dụng thay chai nước muối.
Nghẹt mũi nhiều sẽ chảy dịch nhầy xuống cổ họng làm trẻ sơ sinh khò khè có đờm. Chỉ nhỏ mũi thôi sẽ không đủ. Mẹ nên hút mũi hoặc rửa mũi luôn sẽ tác dụng nhanh hơn.
Cách làm chi tiết: Cách Trị Nghẹt Mũi Ở Trẻ Sơ Sinh – Mẹo Hay Không Dùng Thuốc
Với bé đầu lòng, thú thật là mình cũng hơi nhát tay mẹ à. Nhưng không rửa thì con không khỏi nhanh được. Mình đã thử hút/rửa cho mình trước để điều chỉnh lực tay vừa phải. Kế đó, mình tập đặt con đúng tư thế bằng cách thực hành với… búp bê ^^. Tập luyện trước giúp mình thao tác tự tin hơn hẳn khi làm trực tiếp cho con. Mẹ cũng nên thử thực hành để làm chuẩn cho con.
Nhiều mẹ cũng hỏi mình có thổi mũi cho con được không? Câu trả lời là không nên dùng cách này mẹ ạ. Một là không có tác dụng. Hai là những virus, vi khuẩn trong miệng mẹ có thể lây truyền và gây bệnh cho con.
Dùng Các Loại Tinh Dầu
Một số tinh dầu có tác dụng trị nghẹt mũi cho trẻ rất tốt. Mẹ có thể áp dụng 3 cách sau:
- Nhỏ một vài giọt tinh dầu vào giường, chăn, gối,… Trẻ sẽ hít thở thoang thoảng mùi thơm tinh dầu và thông mũi.
- Nhỏ lên quần áo trẻ chỉ cần 1 giọt ở vị trí gần mũi của trẻ. Mẹ nhỏ trước khi mặc quần áo vào cho con.
- Vài giọt tinh dầu cho vào bồn nước tắm của con. Tinh dầu theo hơi nước ấm khuếch tán vào không khí giúp con hít thở dễ dàng.
Các tinh dầu thường dùng là: bạc hà, tràm, chanh, oải hương, khuynh diệp, gừng, quế, đinh hương, tỏi.
Sử dụng tinh dầu cho trẻ nhỏ mẹ cần lưu ý:
- Chọn loại nguyên chất: tinh dầu pha hóa chất sẽ kích ứng, làm tình trạng của trẻ trầm trọng hơn. Hàng chất lượng tốt thì giá cũng tương xứng.
- Sử dụng lượng vừa đủ: 1 giọt tinh dầu rất đậm đặc. Mẹ dùng quá nhiều cũng có thể khiến trẻ bị kích ứng.
- Mẹ không nên sử dụng tinh dầu cho trẻ dưới 3 tháng tuổi. Trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng nên hạn chế. Trẻ lớn hơn có thể dùng với một lượng rất ít. Và mẹ nhớ pha loãng và thử trước trên da của con để tránh dị ứng.
Sử Dụng Túi Xông
Mẹ có thể mua các gói lá xông ở các hiệu thuốc. Túi xông mẹ có thể dùng kim băng ghim trên ngực áo, gần mũi trẻ. Các vị thuốc xông giúp trẻ nhanh thông đường thanh quản và dứt khò khè.
Túi xông với tỏi tự làm tại nhà cũng rất đơn giản. Mẹ giã dập nát 1 vài tép tỏi ta cho vào túi vải nhỏ. Mẹ bóp cho tỏi bên trong hơi tươm nước ra rồi gắn vào ngực áo cho con ngửi.
Mẹ chỉ nên làm 1-2 lần/ngày. Thích hợp nhất là đeo cho trẻ vào buổi tối trước khi đi ngủ để trẻ dễ thở, đỡ khò khè.
Hiện nay, nhiều mẹ truyền tai nhau mua máy xông khí dung tự xông cho con ở nhà. Cách này hiệu quả vì con xông bằng thuốc tây. Tuy nhiên, nên xông bằng thuốc gì? Hàm lượng bao nhiêu? Pha bằng cách nào? Cái này chỉ có bác sĩ mới có thể quyết định được. Dùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con về lâu dài. Vì vậy, nếu muốn xông tại nhà mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé!
Tắm Hơi/Xông Hơi Cho Trẻ Sơ Sinh
Mẹ chuẩn bị một chậu nước nóng vừa đủ. Mẹ ẵm con hít thở trong 5-10 phút. Hơi nước nóng giúp chất nhầy loãng dần và chảy ra, trẻ thở lại bình thường. Mẹ lau sạch mũi cho con sau đó.
Tắm cho trẻ mẹ làm tương tự nhưng lưu ý nhiệt độ nước không quá nóng để tránh bỏng trẻ.
Những Bí Quyết Khác
Chạy máy làm ẩm không khí: có thể đặt máy trong phòng ngủ và mở vào buổi tối. Môi trường trong lành, đủ độ ẩm giúp con ngủ ngon và không bị khò khè nữa. Mẹ đọc và làm đúng theo hướng dẫn về cách sử dụng, vệ sinh máy, bảo quản máy nhé.
Vệ sinh định kỳ: chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, ghế sofa,… sạch sẽ để tránh bụi bẩn, nấm mốc,…
Kê thêm một chiếc gối nhỏ: giúp con dễ thở.
Bổ sung nước đầy đủ: mẹ cho con uống nhiều nước, trẻ dưới 6 tháng thì cho bú nhiều. Nước giúp chống mất nước, loãng đờm, con dễ dàng ho và tống ra ngoài.
Chú ý đến bữa ăn của con: đầy đủ dưỡng chất, dạng loãng mềm, chia thành nhiều bữa.
Khi mẹ thực hiện tốt những bước chăm sóc trên sẽ trị khò khè cho trẻ sơ sinh hiệu quả. Bên cạnh đó mẹ cũng tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh cho trẻ để điều trị tốt hơn.
Nguyên Nhân Gây Khò Khè Cho Trẻ
Có nhiều nguyên nhân làm trẻ sơ sinh khò khè như có đờm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính.
- Nếu con mới sinh mổ hoặc dưới 3 tháng tuổi: con có thể còn sót nước ối trong đường thở.
- Có triệu chứng về đường hô hấp như sổ mũi, ho, sốt,.. có thể con đang bị viêm hô hấp dưới. Các bệnh thường gặp là viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi,…
- Nếu gia đình có người bị hen suyễn, trẻ sơ sinh khò khè như có đờm có thể là dấu hiệu bệnh hen.
- Trẻ hay nôn trớ nhiều: có thể nghĩ đến bệnh trào ngược dạ dày.
- Thể chất trẻ yếu, hay bệnh, chậm tăng cân,… có thể tiềm ẩn một số bệnh lý. Trường hợp này ít gặp. Như mềm sụn thanh quản, bệnh tim bẩm sinh, dị tật hệ hô hấp hay hộp sọ, u phổi,… cũng gây khò khè.
- Đột ngột ho dữ dội, vài ngày sau sốt, ho ra đờm xanh, vàng: mẹ kiểm tra trẻ có bị hóc gì không.
Cụ thể mẹ đọc thêm: Trẻ Sơ Sinh Thở Khè Như Có Đờm Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh Gì?
Trẻ chăm sóc tại nhà chỉ cần áp dụng các biện pháp trên là đủ. Mẹ không nên tự mua kháng sinh, thuốc long đờm, kháng viêm cho trẻ. Dùng thuốc sai cách sẽ làm quá trình điều trị thêm khó khăn. Vậy nên, an toàn nhất vẫn là cho con uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ mẹ nhé.
Theo dõi trẻ tại nhà mẹ nên chủ động quan sát diễn tiến bệnh. Điều này giúp mẹ nhanh chóng nhận ra các dấu hiệu bất thường và xử lý kịp thời.
Dấu Hiệu Nguy Hiểm Mẹ Cần Biết
Sau 3 ngày tích cực trị khò khè cho trẻ sơ sinh triệu chứng thuyên giảm là dấu hiệu tốt. Mẹ có thể yên tâm tiếp tục chăm sóc cho con. Ngược lại, nếu con vẫn khò khè kéo dài và xuất hiện thêm các biểu hiện sau thì là nguy hiểm:
- Vùng môi, da mặt, móng tay tái xanh hay tím: tình trạng thiếu oxy.
- Trẻ dưới 3 tháng tuổi khò khè kéo dài, kèm sốt trên 38°C.
- Thở nhanh, co rút lõm lồng ngực.
- Tình trạng khò khè kéo dài 2-3 tuần.
- Trẻ có tiền sử hen suyễn, nghi ngờ hen suyễn (có người thân mắc bệnh hen).
- Nôn ói liên tục, môi khô, mất nước.
- Lừ đừ, ngủ li bì khó gọi dậy, quấy khóc dữ dội.
Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, mẹ sắp xếp đưa trẻ đi khám để điều trị sớm. Riêng dấu hiệu thiếu oxy, sốt cao liên lục, rút lõm lồng ngực, lừ đừ mẹ nên cho trẻ cấp cứu ngay. Thời gian đối với con lúc này rất quan trọng. Bác sĩ can thiệp càng sớm con càng giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm.
Ba mẹ cần hỗ trợ tư vấn nhanh: CHAT NGAY
Kết Luận
Khò khè nói riêng và các triệu chứng bệnh đường hô hấp nói chung thường khiến chúng ta ngao ngán. Chúng không những “nhây” – một năm gặp ít nhất 3-5 lần mà còn rất “lầy” – kéo dài dai dẳng. Bởi vậy, chúng ta cũng cần trang bị vũ khí mạnh (kiến thức) – thần kinh thép (chịu đựng) – ý chí sắt đá (kiên trì) để đối phó bệnh.
Nói là vậy chứ mình cũng hiểu chăm con lắm lúc cực và áp lực lắm phải không mẹ? Cảm xúc tiêu cực sẽ làm mẹ mệt mỏi và ảnh hưởng cả đến dòng sữa của con đấy. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên chia sẻ cảm xúc với ba của bé hay người thân trong gia đình. Mẹ cũng có thể tâm sự trong Cộng Đồng Mẹ Việt. Các mẹ thường cho nhau những lời khuyên hữu ích hay những động viên tinh thần từ tận trái tim. Chắc chắn mẹ sẽ luôn được lắng nghe và chia sẻ rất nhiều đấy!
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023
Bé mình mới thang rưỡi kho khe co cách nào làm cho hết k a
Bé khò khè ở mức độ nào vậy bạn? Trong bài mình có hướng dẫn đó mẹ. Với bé 1,5m thì chủ yếu dùng nước muối sinh lý để vệ sinh thôi mẹ nhé.
Cho e hỏi con e hiện nay ba tháng rồi bị khò khè khụy khụy mũi hai tháng nay. Một tuần nay buổi sáng ngủ dậy là ho như có đờm ạ
Em xem nội dung trên bài chị có chia sẻ nhé: “Dùng Nước Muối Sinh Lý 0,9% Khi trẻ vừa chớm bệnh, mẹ nhỏ nước muối cho trẻ 2-3 lần/ngày, mỗi bên 1 giọt. Triệu chứng nặng mẹ có thể nhỏ 4-5 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt. Khi nhỏ mẹ đặt trẻ nằm ngửa để nước muối thấm sâu bên trong. Nước muối chảy ra, mẹ lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm cho con.” Còn con húng hắng ho em cứ cho con ti tích cực theo cữ, giữ ấm cho con (đặc biệt vùng cổ, ngực, bàn chân). Đọc… Đọc thêm »