Các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau. Do đó, các mẹ dễ nhầm lẫn hay đánh đồng hai bệnh là một. Dẫn đến mẹ thường áp dụng cùng một cách chăm sóc cho cả hai. Nhưng mẹ biết không, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh khác nhau. Nguyên nhân và cách điều trị hai bệnh cũng khác nhau luôn. Cảm cúm nặng hơn và cần được điều trị tích cực để không gây nguy hiểm cho con. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ với mẹ cách phân biệt cảm lạnh và cảm cúm nhé!
Mục Lục Bài Viết
Phân Biệt Cảm Lạnh Và Cảm Cúm
Các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh khá giống nhau nên mẹ thường gặp khó khăn khi phân biệt. Mẹ tập trung quan sát biểu hiện của con và phân biệt cảm lạnh và cảm cúm theo bảng sau:
Triệu chứng của cảm lạnh thường liên quan đến mũi, họng (viêm họng) và các xoang (viêm xoang). Vì vậy, trẻ thường có các triệu chứng như các bệnh về đường hô hấp. Các triệu chứng phát triển từ từ, trẻ thường sốt nhẹ hơn là sốt cao. Cảm lạnh là bệnh lành tính, ít xảy ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Bệnh thường kéo dài từ 7-10 ngày rồi tự hết.
Trong khi đó, các triệu chứng của cúm nặng hơn cảm lạnh nhiều. Nhức đầu, đau cơ là dấu hiệu khá nổi bật, thường dùng để phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Con nhiễm cúm sẽ bị đau nhức khắp mình mẩy, quấy khóc và kích thích nhiều.
Trẻ bị cúm có thể gặp phải các biến chứng nghiêm trọng như viêm phế quản, viêm phổi. Do vậy, mẹ nên chú ý phân biệt sớm để điều trị tích cực ngay từ đầu. Khi đó, con sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm.
Nguyên Nhân Gây Ra Cảm Cúm, Cảm Lạnh
Nguyên Nhân Trẻ Bị Cảm Lạnh
Nguyên nhân phổ biến gây ra cảm lạnh là do nhiều loại virus khác nhau. Trong đó hay gặp nhất là chủng Rhinovirus, tiếp đến là Enterovirus và Coronavirus.
Chỉ tính riêng trong Rhinovirus đã có hơn 100 loại virus khác nhau có thể gây bệnh. Đó là lý do một năm trẻ có thể nhiễm cảm lạnh từ 8-10 lần. Cảm lạnh có thể xảy ra quanh năm và tập trung nhiều nhất là vào mùa lạnh. Rhinovirus thường tấn công ở mũi nên triệu chứng của cảm lạnh thường là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi.
Chăm sóc trẻ bị cảm lạnh, mẹ tìm hiểu trong bài viết:
Trẻ Sơ Sinh Bị Cảm Lạnh Và Giải Đáp Thắc Mắc Thường Gặp Của Mẹ
Nguyên Nhân Trẻ Bị Cảm Cúm
Cảm cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus cúm. Có 3 chủng virus cúm là A, B và C. Trong đó cúm A và B thường gây bệnh nhiều hơn, cụ thể:
- Cúm tuýp A: thủ phạm gây nên các đại dịch lớn trên thế giới. Các mẹ hẳn sẽ thấy quen thuộc khi nhắc đến những cái tên cúm gia cầm H5N1, cúm heo H1N1,… Cúm tuýp A nguy hiểm, khả năng lây lan nhanh chóng và có nguy cơ gây tử vong cao.
- Cúm tuýp B: gây ra các triệu chứng nhẹ hơn, thường xảy ra theo mùa hoặc lưu hành cùng với cúm A.
- Cúm tuýp C: chỉ gây bệnh nhẹ giống như cảm lạnh.
Như vậy, khi con có biểu hiện cúm mẹ cần chú ý hai điều:
- Các triệu chứng cúm biểu hiện ở mức trung bình hay nặng?
- Rà soát các hoạt động gần đây để sàng lọc xem con có khả năng bị cúm B hay A? Những thông tin mẹ cần quan tâm là: có dịch cúm A nào đang lưu hành không? Con có tiếp xúc với ai nghi ngờ hay đã phát hiện nhiễm cúm không?
Nếu nghi ngờ con nhiễm cúm A, mẹ nên đưa con đến bệnh viện sớm nhất có thể. Vì nếu con cần điều trị bằng thuốc chống virus thì phải tiêm trong vòng 48h sau phát bệnh.
Nếu con chỉ bị cúm B, mẹ có thể cho con nghỉ ngơi và chăm sóc ở nhà. Mẹ theo dõi diễn biến bệnh của con liên tục để kịp thời xử lý các tình huống nguy cấp.
Mẹ tham khảo thêm: Điều Trị Cảm Cúm Ở Trẻ Sơ Sinh Lúc Giao Mùa Sao Cho Hiệu Quả?
Cảm Cúm Và Cảm Lạnh Lây Lan Như Thế Nào?
Cả cảm cúm và cảm lạnh đều lây truyền qua đường hô hấp. Người bệnh khi ho, hắt hơi, nói chuyện có thể bắn ra các dịch tiết chứa virus. Trẻ tiếp xúc những dịch này sẽ bị lây bệnh.
Virus cảm cúm có tốc độ lây lan nhanh hơn nhiều so với virus gây cảm lạnh.
Các bệnh cúm gia cầm (H5N1, H1N1,…) chủ yếu lây khi người tiếp xúc gia cầm bị nhiễm bệnh. Cúm gia cầm lây từ người sang người rất hiếm gặp. Cúm gia cầm thường nặng và có tỷ lệ gây tử vong lớn ngay cả đối với người khỏe mạnh.
Điều Trị Cảm Cúm Khác Cảm Lạnh Như Thế Nào?
Hầu hết các bệnh do virus gây ra đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Điều trị cho trẻ nhiễm bệnh chủ yếu là giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ho,… Điều trị triệu chứng cảm cúm cũng tương tự như cảm lạnh. Tuy nhiên, các triệu chứng cúm thường nghiêm trọng hơn nên cần mẹ theo dõi tích cực ngay từ đầu.
Trường hợp con nhiễm cúm A nguy hiểm sẽ cần đưa đến bệnh viện và điều trị cách ly. Nếu các triệu chứng nặng bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống virus oseltamivir (Tamiflu®) hay zanamivir (Relenza®) phù hợp.
Bên cạnh đó, mẹ giúp con tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống hợp lý và nghỉ ngơi nhiều.
Phòng Ngừa Cảm Cúm Và Cảm Lạnh Hiệu Quả
Những biện pháp sau sẽ giúp mẹ phòng ngừa cảm lạnh, cảm cúm hiệu quả. Mẹ không chỉ bảo vệ cho bé yêu mà còn giúp cả gia đình luôn khỏe mạnh và an toàn.
- Rửa tay thường xuyên với nước ấm và xà phòng diệt khuẩn.
- Sử dụng vật dụng sinh hoạt riêng cho các thành viên trong gia đình. Ở trường con cũng nên dùng đồ dùng riêng.
- Che mũi và miệng khi ho, hắt hơi bằng khăn giấy và vứt ngay vào sọt rác sau đó. Nếu không có khăn giấy thì dùng mặt trong khuỷu tay.
- Hạn chế để mắt, mũi, miệng tiếp xúc mầm bệnh (tay rửa chưa sạch).
- Bổ sung gừng, tỏi vào bữa ăn hàng ngày vì đây là “kháng sinh” tự nhiên kháng virus rất tốt.
- Nâng cao sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế đến nơi công cộng vào mùa dịch cúm.
- Không cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc cúm hay gia súc, gia cầm bệnh/nghi bị bệnh.
Tiêm Phòng Cúm Hàng Năm
Khác với bệnh cảm lạnh diễn biến nhẹ nhàng hơn nhưng không có vắc xin chủng ngừa. Cảm cúm tuy có tính chất nguy hiểm hơn nhưng mẹ có thể phòng ngừa bằng tiêm vắc xin cúm.
Virus cúm thường xuyên thay đổi. Trong khi vắc xin cúm chỉ có hiệu lực bảo vệ 1 năm. Mẹ tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm để hệ miễn dịch trẻ luôn được “cập nhật” virus mới nhé. Không những thế, tất cả các thành viên trong gia đình cũng nên được tiêm chủng cúm. Đặc biệt mẹ bầu ba tháng cuối hoặc dự định mang bầu cũng nên được chủng ngừa cúm. Điều này giúp bảo vệ bé yêu trong bụng và cho mẹ một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Kết Luận
Ở nước ta, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10 kéo dài đến tận tháng 5 năm sau. Các mẹ có con nhỏ nên chủ động phòng ngừa cho con sớm, tốt nhất là trước mùa cúm. Khi nghi ngờ con bị cúm, mẹ hãy tìm dấu hiệu phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Mẹ phân biệt sớm sẽ giúp việc điều trị hiệu quả và đảm bảo an toàn cho con. Nhưng hiệu quả nhất vẫn là phòng ngừa bệnh cho con mẹ nhé. Các mẹ trên Cộng Đồng Mẹ Việt thường chia sẻ nhiều kinh nghiệm giúp con phòng bệnh hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo nhiều mẹo hay để áp dụng cho bé yêu của mẹ đấy.
- 5 tháng mẹ dạy con chậm nói từ nói TỪ ĐƠN đến CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP - Tháng Tám 9, 2024
- Mẹ can thiệp chậm nói thành công cho 2 bé sinh đôi (chậm đơn thuần và rối loạn phổ tự kỷ) - Tháng Bảy 24, 2024
- 5 tháng mẹ can thiệp chậm nói cho con 7 tuổi tại nhà, tiến bộ vượt bậc - Tháng Bảy 5, 2024
- 2 tháng mẹ học tự dạy con chậm nói nói cả câu: “Chúc ba mẹ ngủ ngon” - Tháng Sáu 3, 2024
- Mẹ sống ở Đức tự can thiệp chậm nói giúp con cải thiện vượt bậc - Tháng Sáu 3, 2024
- Sống ở nước ngoài, mẹ can thiệp chậm nói cho con tại nhà thành công - Tháng Năm 29, 2024
- Hành trình kỳ diệu 3 tháng mẹ vượt vũ môn giúp bé tự kỷ kịp vào lớp 1 - Tháng Ba 12, 2024
- Hành trình 3 tháng mẹ can thiệp con bập bẹ 10 từ đơn đến nói cả câu! - Tháng Ba 7, 2024
- Vượt ngoài mong đợi, mẹ dạy bé tự kỷ 1 tháng nói được 100 từ đôi - Tháng Một 16, 2024
- Biết ơn Cô Thuần Mẹ Việt cho mẹ niềm tin can thiệp thành công cho con - Tháng Chín 25, 2023
- Hành trình 5 tháng mẹ dạy con học nói từ chưa bật âm đến nói cả câu - Tháng Tám 27, 2023
- 10 tháng ròng can thiệp tại nhà thành công cho bé rối loạn phổ tự kỷ - Tháng Năm 30, 2023